Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

TÌNH ĐỒNG HƯƠNG VÀ LỜI HỨA KHÔNG THÀNH TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ

TÌNH ĐỒNG HƯƠNG VÀ LỜI HỨA KHÔNG THÀNH
TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ
Lý Viết Trường
K57, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Chiếc điện thoại bàn đổ chuông những tiếng chuông vẫn như ngày nào, ông tôi cầm điện thoại lên và nói “Alo, cho hỏi ai đấy, tôi tên Lý Viết Đẩy nghe máy” từ đầu dây bên kia có tiến trả lời lại “Tôi là Thắng, Đoàn Văn Thắng cùng đơn vị pháo binh đây ông còn nhớ không” ông lại hỏi “Thắng nào nhỉ” đầu dây bên kia lại nói tiếp “Thắng cùng đơn vị pháo C100, Thắng đồng hương đây” nói đến hai từ đồng hương mắt ông sáng lên “À tôi nhớ rồi, Đoàn Văn Thắng người Lạng Sơn phải không, làm sao mà tôi quên được, đồng hương mà”.
Câu chuyện của hai người cựu chiến binh già cứ thế kéo dài đến hơn 30 phút, trong câu chuyện tôi thấy hai người nhắc nhiều nhất hai từ “Đồng hương”.
Đồng hương là cụm từ trước hết dùng để chỉ những con người có cùng quê hương, rộng ra nữa chỉ những người cùng tỉnh, cùng đất nước hay cùng châu lục. Khi hai người có cùng quốc gia gặp nhau ở xứ người thì gọi là đồng hương, hai người ở cùng châu á khi gặp nhau ở châu khác cũng gọi là đồng hương. Hai chữ đồng hương hiểu đơn giản là những con người cùng địa vực, cùng văn hóa, tiếng nói, màu da…
Tình đồng hương được những người con xa xứ rất trân trọng, trong chiến tranh khốc con người ta phải đối mặt với sự sống và cái chết nhưng tình đồng hương không vì thế bị phai nhòa đi mà ngược lại liệt tình đồng hương lại càng có dịp thể hiện rõ nét hơn.
Ông Lý Viết Đảy, cựu chiến binh với 50 năm tuổi đảng, tham gia chiến đấu từ những năm 60 của thế kỉ 20 mỗi khi gặp đồng đội vẫn thường kể lại một câu chuyện xúc động về tình đồng hương giữa chiến trường khốc liệt Trung Lào.
Trên đường hành quân qua Trung Lào ông Dảy dừng chân tại chạm giao liên nơi đây, trong đơn vị có mấy người dân tộc Tày - Nùng[1] Lạng Sơn nên nói chuyện với nhau. Họ đang nói chuyện vui vẻ bỗng nghe tiếng một anh giao liên reo lên “Các đồng chí người Tày – Nùng ở đâu đấy, có phải người Lạng Sơn không” nghe vậy một đồng chí đáp “Chúng tôi là người Lạng Sơn sao anh biết” anh kia hô to “Đồng hương đây rồi, tôi nghe các anh nói giọng địa phương là biết ngay mà” rồi anh ta chạy tới nói chuyện hồi lâu, trong câu chuyện anh kể “Anh mới từ ngoài bắc vào đây được vài tháng, ở nhà máy bay Mĩ vẫn ném bem ác liệt lắm nhưng chúng bị quân ta đánh cho tơi bời, ở quê vẫn ổn cả, rồi anh nhất quyết mời chúng tôi ở lại ăn cơm với anh để anh thịt gà[2] đãi đồng hương” rồi anh cười. Tôi rất vui mừng vì gặp đồng hương và được đồng hương tiếp đón nhiệt tình giữa chiến trường khốc liệt này nhưng chúng tôi không thể ở lại vì nhiệm vụ không cho phép, chúng tôi phải xin phép mãi và hẹn sau này có dịp sẽ vào thăm và hàn huyên chuyện cũ thì anh mới chịu để chúng tôi về.
Đây là một trong rất nhiều câu chuyện mà ông tôi kể tôi nghe về tình đồng hương thời chiến tranh kháng chiến chống Mỹ khốc liệt. Quả là tình cảm đồng hương, đồng chí dù có trải qua khó khăn vất vả như thế nào đi nữa cũng không bao giờ nhạt phai mà ngược lại nó càng thêm đẹp.
Đến bây giờ ông đã không còn nhớ người lính giao liên kia tên gì, và anh vẫn day dứt vì ông đã không bao giờ thực hiện được lời hứa của mình với người giao liên đó bởi sau này đã hi sinh ở chiến trường miền Nam.
Dù chỉ gặp có một lần nói chuyện vài câu nhưng những hình ảnh về người lính giao liên, người bạn, người đồng hương, đồng chí đó mãi khắc sâu trong tâm trí của người lình già Lý Viết Đẩy.
Khoa Lịch sử
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
SDT: 01636.302.985



[1]  Tiếng tày – Nùng hao hao giống nhau, đồng bào Tày – Nùng sống với nhau lâu nên khi nói họ có thể hiểu tiếng của nhau, giao tiếp với nhau bình thường.
[2] Anh kể tại điểm giao liên có tăng gia được vài chục con gà, nhưng không nỡ thịt mà chỉ dành để tiếp đãi mỗi khi có khách đến, mà khách ở đây toàn là đồng hương cả, chờ mãi chẳng thấy đồng hương của mình mà gà thịt mãi cũng thấy xót, may mà hôm nay gặp đồng hương của mình ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét