PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CỦA PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU VỤ
THIÊU THÂN CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN ĐẠO
Lý
Viết Trường
Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại
học Quốc gia Hà Nội
Phật
giáo đã du nhập vào nước ta vài nghìn năm và có những đóng góp đáng kể cho đất
nước trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, dựng nước và giữ nước.
Trên thực tế Phật giáo đã có đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất
là chống Mỹ. Các phong trào đấu tranh của Phật tử nổ ra với nhiều hình thức
phong phú và đa dạng, đáng quan tâm nhất là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng
Đức[1]
ngày 11/06/1963.
1.
Phong trào Phật giáo trước khi Thích Quảng Đức tự thiêu và nguyên nhân khiến
Thích Quảng Đức Tự Thiêu.
Từ
sau khi hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết trở đi chính quyền Ngô Đình
Diệm đã ngày càng có nhiều hành động gây mâu thuẫn và khủng bố Phật giáo khiến
quần chúng nhân dân bất bình.
Phật
giáo là một trong những mục tiêu chống phá của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bởi
lẽ anh em họ Ngô nhận định “Đạo Phật lúc nào cũng chủ trương ôn hòa, bất bạo
động theo đúng như giáo lý của Phật. Bởi những nguyên cớ ấy nên tới ngày nay mới
có người coi thường Phật giáo và nhất định ra tay đàn áp, trừ diệt”[2]. Vì vậy
năm 1961, Ngô Đình Diệm thực hiện đàn áp Phật giáo ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định và Phú Yên.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang lúng túng trước tình
hình diễn biến ngày càng xấu đi trên chiến trường Miền Nam thì xảy ra một sự kiện
kéo dài suốt bốn tháng và được báo chí gọi là “Bốn mươi ngày nóng bỏng” ở các
đô thị lớn, đó là xung đột giữa chính quyền Diệm với Phật giáo và học sinh. Sự
kiện diễn ra đầu tiên ở cố đô Huế, nơi có trên 400 ngôi chùa.
Ngày
20/02/1962, Giới lãnh đạo Phật giáo đã gửi kháng thư đến Ngô Đình Diệm để “Bày tỏ sự khủng bố, áp bức bất công với Phật
giáo là không thể kể xiết… Tình trạng giết chóc, bắt bớ, đàn áp bất công ở hạ tầng
đã gây nên hoang mang, khủng khiếp trong hàng Phật tử chúng tôi và làm cho họ gần
như mất hết tư tưởng cần thiết…”[3].
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ từ đầu năm 1963 gặp nhiều khó khăn do địch đẩy mạnh tiến độ
xây dựng “Ấp chiến lược” và tiến hành các cuộc hành quân chống phá cơ sở cách mạng
ác liệt.
Ngày 07/05/1963, Ngô Đình Cẩn cho lính và cảnh sát
đi truyền lệnh cấm treo cờ theo công điện số 9195. Cờ phật là biểu tượng thiêng
liêng của phật, nơi nào có cờ phật treo đồng nghĩa với nơi đó có chùa có chiền,
có đất phật. Ngô Đình Diệm cho cấm treo cờ đã gây bất bình lớn trong dân chúng
và dẫn đến cuộc biểu tình của 5000 người, đi đầu là hội chủ Tổng hội Phật giáo
Miền nam, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, kéo lên Dinh tỉnh trưởng đấu tranh thắng
lợi.
Ngày 08/05/1963, do Ngô Đình Cẩn cấm không cho truyền
thanh như thường lệ vì vậy một hòa thượng đã đứng lên kêu gọi “Tuy phật tử chúng
ta không chủ trương bạo động, nhưng chúng ta sẵn sàng chết vì tín ngưỡng, nếu cần”[4]. Chính phủ Diệm cho nổ súng, cho xe thiết giáp rượt
theo quần chúng gây ra cái chết bi thương cho gần 30 người. Sự kiện này càng
làm cho mâu thuẫn giữa chính quyền Diệm với đồng bào Phật giáo và làn sóng căm
phẫn càng dâng cao. Sự kiện này cũng đi ngược lại với nguyên tắc bình đăng tôn
giáo và thể hiện sự coi thường và tư tưởng coi thường, đàn áp phật giáo của Diệm.
Ngày
09/05/1963, Chính phủ Diệm bóp méo thông tin cho là quần chúng biểu tình và
dương cao khẩu ngữ: “Đả đảo hành động
sát nhân, vu khống, hãy giết chúng tôi đi, máu đã chảy, chúng tôi sẵn sang đổ
máu…” cướp đài phát thanh và số người chết là do lựu đạn từ đám biểu tình nhưng
hãng UPI (12/05) để lộ một chi tiết “Thi thể những người bị sát hại tại Huế hầu
hết bị pháo bắn thẳng cắt đứt đôi”[5].
Ngày 10/05/1963, Tăng ni phật tử họp tại chùa
Từ Đàm và đề ra năm yêu sách với nội dung:
1. Chính phủ bỏ
lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
3. Xem xét lại dụ
số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội.
4. Chấm dứt khủng
bố đàn áp Phật giáo.
5. Bồi thường cho
các nạn nhân vụ đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu.
Từ 5 yêu
sách này đã chứng tỏ sự phát triển của mâu thuẫn, đồng thời thể hiện sự đoàn
kết của đồng bào Phật giáo nhằm mục đích đòi quyền lợi chính đáng.
Yêu sách không những không được Diệm
đáp ứng mà ngày 11/05/1963, lệnh giới nghiêm được phát ra ở Huế, tín đồ bị truy
lùng, Chùa Từ Đàm bị xe tăng, thiết giáp bao vây. Ngày 12/05/1963, Diệm cấm
không cho Phật tử Sài Gòn cầu siêu cho những người bị sát hại ở Huế. Tổng hội
Phật giáo ban bố bản cáo trạng lên án Diệm tàn sát Phật tử.
Ngày 16/05/1963, Diễn ra cuộc họp
báo ở chùa Xá Lợi với sự tham dự của chính quyền Sài Gòn và giới lãnh đạo Tăng
ni, Phật tử. Tại buổi họp báo Ngô Trọng Hiếu nói vì muốn quốc kỳ được tôn trọng
nên đã cấm treo cờ Phật giáo.
Điều này là vô cùng phi lý, Diệm
muốn quốc kỳ được tôn trọng thì cớ sao lại cấm treo cờ phật đây là một hành
động khiến đồng bào phật tử vô cùng bất bình.
Ngày 17/05/1963, báo chí loan tin
Ngô Trọng Hiếu lảng tránh vụ tàn sát ở Huế ngày 08/05. Dư luận cảm nhận được
“Không khí chính trị oi bức như sắp có cơn giông”. Một tình hình căng thẳng
đang xảy ra ở Huế báo hiệu một tình trạng tồi tệ sắp sảy ra.
Ngày 21/05/1963, Tổng hội Phật giáo
tổ chức cầu siêu ở 17 tỉnh, đông nhất là chùa Đàm (Huế) với 5000 người. Tại Sài
Gòn có 600 nhà sư biểu tình trong im lặng từ chùa Ấn Quang đến chùa Xá Lợi.
Diệm ra lệnh giới nghiêm trong thành phố và ngày 29/05/1963, Diệm ra chỉ thị,
trấn an công chức về vụ xung đột giữa chính quyền và phật giáo.
Tinh thần đoàn kết của đồng bào phật
giáo được đây lên cao độ, một không khí tang thương và căm phẫn được đẩy lên
cao bao trùm khắp miền Nam chỉ cần tram một ngọn lửa thì mọi sự sẽ bùng cháy và
thêu rụi tất cả.
Ngày 30/05/1963, Tăng ni, phật tử và
sinh viên Sài Gòn tuyệt thực trong 48 giờ để phản đối luận điểm sai trái của
Diệm. Chùa Đàm ở Huế bị cảnh sát bao vây và cắt điện nước. Và ngày 31/05/1963,
cuộc biểu tình tiếp tục trước trụ sở quốc hội. Hội sinh viên gửi kiến nghị lên
chính quyền phản đối chính sách khủng bố Phật giáo.
Ngày 03/06/1963, hơn 1200 sinh viên,
thanh niên Phật tử biểu tình rồi bị khủng bố bằng lựu đạn, chất bỏng, hơi
cay... làm 125 người bị thương, hơn 100 người bị bắt, 2 người chết, trong đó có
Tổng thư ký hội sinh viên Phật tử. Và ngày 04/06/1963, phật tử tiếp tục biểu tình, Diệm lập Ủy ban liên bộ
để nghiên cứu giải quyết vấn đề Phật giáo.
Những hành động biểu tình phản đối
không đem lại hiệu quả bởi sự cố chấp và dã tâm xấu xa của Mỹ - Diệm, trước
tình thế gần như bế tắc ngọn lửa thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã
bùng lên tiếp thêm sức mạnh cho phong trào đấu tranh của đồng bào phật giáo
miền Nam.
Ngày 11/06/1963, tại ngã tư đường Lê
Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, trước sự chứng kiến của chừng 1000 tăng ni, Hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng căm phẫn
trong dân chúng nói chung và phật tử nói riêng, sự kiện Hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu có sức lan tỏa cực kỳ mạnh nó như cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa
đang âm ỉ cháy trong long dân chúng suốt thời gian qua. Sau khi Hoa thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu phong trào đấu tranh của đồng bào bước sang trang mới
ác liệt hơn, khốc liệt hơn.
Những phong trào đấu tranh của cả
lương và Phật giáo nổ ra liên tiếp từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và được sự
hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên, đông đảo các tầng lớp hưởng ứng. Các phong
trào chủ yếu diễn ra dưới hình thức biểu tình chính trị và hầu hết các cuộc đấu
tranh bị đàn áp dã man và để lại cho các giáo dân càng căm phẫn và tiếp tục đấu
tranh.
2. Thích Quảng Đức tự thiêu
Sau khi
các phong trào đấu tranh bị đàn áp, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã quyết định thiêu
thân để cổ vũ phong trào đấu tranh của các giáo dân và những người yêu hòa
bình.
Trước khi tự thiêu Hòa thượng để lại lời nguyền Tâm Huyết tại Chùa Ấn Quang gửi Tổng Thống Ngô Đình
Diệm trong đó lời lẽ thật cảm động:
“Tôi pháp
danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ
mệnh danh là Trường tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa nhị để cho
Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng
dường chư phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng ni chứng minh cho tôi
đạt thành ý nguyện sau đây:
1)
Mong ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình
Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi
trong bản tuyên ngôn.
2)
Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam
được trường tồn bất diệt.
3)
Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại
Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ
ác gian.
4)
Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc gia an
lạc...
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng
thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành
chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất
trí để bảo toàn Phật pháp.
NAM MÔ CHIẾN ĐẤU THẮNG PHẬT.
Sau đó di hài Hòa thượng được bọc
trong áo cà sa và mang về chùa Xá Lợi, chùa Xá Lợi bị phong tỏa mọi tin tức.
Ngày 12/06/1963 Ủy ban Trung ương
mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam làm lễ truy điệu trọng thể Hòa thượng
Thích Quảng Đức.
Vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích
Quảng Đức đã thể hiện một tinh thần tử vì đạo, sẵn sang hi sinh vì giáo lý nhà
Phật đồng thời sự kiện này cũng đã gây nên làn sóng dư luận và có sức lan tỏa
mạnh mẽ đối với các bên tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam. Vụ đàn
áp này đã góp phần làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lung lay và việc Diệm
bị lật đổ là không thể tránh khỏi.
3.
Vụ tự thiêu dưới góc nhìn nhân đạo.
Vụ thiêu thân của Hòa Thượng Thích
Quảng Đức đã cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ đạo của đồng bào Phật tử, đồng
thời hành động này cũng tiêu biểu cho chân lý của đạo phật “Cuộc sống trên trần
gian con người sinh ra từ cát bụi, khi lìa đời cũng sẽ trở về cát bụi” đó là tư
tưởng sống trên đời là cõi nhục “Sinh, lão, bệnh, tử” và khi chết sẽ trở về cõi
“Niết bàn”.
Có ý kiến cho rằng khi thiêu thân một hiện tượng kỳ lạ đã sảy
ra đó là thân thể Ngài thiêu thành tro, mà con tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như
trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải
nứt nẻ. Đó là một chi tiết khiến người ta khó tin nhưng đó là sự thật, theo Hòa
thượng Thanh Long kể “Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thầy Quảng
Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu
tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôi. Sau khi bàn thảo xong các việc,
đến phần linh tinh thì Thầy Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêu. Vì là chỗ
thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói: “Này Thầy ơi! Mấy vị Thiền sư
khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thầy định để lại cái gì?” Ngay
lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi: “Để
lại trái tim được không?” Tôi đáp: “Được chứ, tốt lắm, tốt lắm!”[7].
Điều này dù có thật hay không thì cũng đều có ý nghĩa cũng cố
niềm tin của đồng bào bào sự trường tồn bất diệt của hật giáo đồng thòi thúc đẩy
tinh thần đấu tranh cho sự trường tồn và trung hưng của phật giáo nước nhà. Nếu
đúng là trái tim ngài bất diệt thì đó cũng là một đều kì diệu trong giới Phật giáo, nó chứng tỏ
trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã hóa thành trái tim phật, nó sẽ
trường tồn mãi mãi cùng thời gian, dù có bị lửa thiêu cũng không cháy.
Sự hi sinh của bồ tát Thích
Quảng Đức[8] đã cổ
vũ tinh thần đấu tranh của đồng bào miền Nam, có tác động sâu sắc đến dư luận
thế giới và dư luận Việt Nam góp phần đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm và
sự thắng lợi của mùa xuân đại thắng năm 1975 và sự nghiệp giải phóng đất nước.
Vụ thiêu thân của Hòa thượng
Thích Quảng Đức dù đã chảy qua 50 năm lịch sử từ ngày 11/06/1963 – 2013 nhưng
những giá trị của nó với đồng bào Phật tử nói riêng và đồng bào Việt Nam trong
cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam nói chung vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Tư tưởng Thích Quảng Đức có tác
dụng giáo dục sâu sắc đến thế hệ đồng bào Phật tử hiện nay, 50 năm trôi qua thế
hệ chúng ta bây giờ cùng nhau cung kính nghiêng mình trước hương hồn bồ tát
Thích Quảng Đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo nhân dân.
2.
Bộ quốc phòng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, Cứu nước 1954 – 1975, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007.
3.
William Colby, Một chiến thắng bị bỏ lỡ, Nxb Công an nhân
dân, 2007.
4.
Lê Cung, Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ
1954 – 1975, Nxb Bản Thuận Hóa, Huế, 2001.
5.
Lê Cung, Phong trào Phật giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
6.
Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Nxb Khoa
học, Hà Nội, 1966.
7.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Những mốc son lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2010.
8.
Các
trang: http://www.phatviet.com. http://www.baomoi.com,
http://chuaphuclam.com. http://sachhiem.net. http://www.lichsuvietnam.vn.
http://vi.wikipedia.org. http://www.quangduc.com. http://www.quangduc.com.
9.
Đảng
cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, Tập 24, Năm 1963, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2003.
10.
Học viện
chính trị quốc gia, Viện lịch sử đảng, Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và trung
ương cục Miền Nam Việt Nam (1954 – 1975). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
11.
Bùi Thị
Thu Hà, Phật giáo hòa hảo tri thức cơ bản, Nxb Từ điển bách khoa, 2012.
12.
Lê Mạnh Thát, Bồ tát Quảng Đức ngọn lửa và trái
tim, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Tp.HCM 2005.
13.
Quốc
Tuệ, Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, tr.44.
14.
Trần
Trọng Trung, Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005.
15.
Nguyễn
Đăng vinh, Lê Ngọc Tú, Biên niên sự kiện
chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Lao động, 2011.
16.
Nguyễn
Đăng Vinh, Đặng Lê Thùy, Lê Ngọc Tú, Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng và
bảo vệ tổ quốc 1945 – 1975 biên niên sự kiện, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà nội,
2005.
17.
Ủy ban khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sử học,
Việt Nam những sự kiện 1945 – 1975, Tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975.
Lý
Viết Trường
Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại
học Quốc gia Hà Nội
SĐT:
01636.302.985 Số CMTND: 082254943
[1] Thích Quảng Đức (1897 – 1963), nguyên tên là Lâm Văn
Tuất, quê làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Song thân ông là cụ
Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương là một gia đình có truyền thống tín ngưỡng
đạo Phật. Năm lên 7 tuổi, ông vào tu tại chùa của cậu ruột là Hòa thượng Hoằng
Thâm, năm 15 tuổi thọ Sa di, năm 20 tuổi Tì kheo, có pháp danh là Thị Thủy,
Pháp tự là Hành Pháp hiệu là Thích Quảng Đức. Năm 1932, nhân An Nam Phật học
hội ra đời, ông được mời làm Chứng minh Đạo sư tại chi hội Phật học Ninh Hòa,
rồi lãnh chức Kiểm tăng của Giáo hội tỉnh Khánh Hòa. Năm 1943, ông vào miền Nam
hóa đạo khắp các tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Định Tường. Ngôi chùa cuối
cùng ông trụ trì là chùa Quán Thế Âm. Năm 1953, ông giữ chức Trưởng ban Nghi lễ
của giáo hội Tăng già Nam Việt kiêm trụ trì chùa Phước Hòa, rồi chùa Quán Thế
Âm. Ngày 11/06/1963 trong cuộc tuần hành của trên 1000 vị tăng sĩ và giới lãnh
đạo Giáo hội Phật giáo miền Nam cùng một số đông đảo đồng bào yêu nước chống
chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ông phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo
chống đàn áp Phật giáo và đòi dân sinh, dân chủ.
[2] http://chuaphuclam.com, Đào Văn
Bình, Phật giáo tranh đấu – Cuốn sách bị bỏ quên.
[3] Hồ sơ gửi Tổng thống và Quốc hội
Phật giáo trung phần ngày 20/02/1962. Thư viện học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1968.
Tr.2, Tr.3.
[4] Trần Trọng Trung, Nhà Trắng với
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
[5] Trần Trọng Trung, Nhà trắng với
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
[6] http://phatgiao.org.vn, Bồ tát
Thích Quảng Đức (1897 – 1963), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
[7] http://vuonhoaphatgiao.com.
[8] Đồng bào Phật tử gọi.
Bài viết được kỉ niệm chương trong cuộc thi "Viết về Bồ Tát Thích Quảng Đức trong trái tim tôi" của giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.
Trả lờiXóaCụ thể, xem link, trích dẫn ngày 03/06/2013.
http://phapbao.org/ket-qua-cuoc-thi-viet-ve-bo-tat-thich-quang-duc-trong-trai-tim-toi/