CHÀNG
TRAI DÂN TỘC DAO VƯỢT LÊN SỐ PHẬN
VỚI
ĐÔI TAY DIỆU KỲ[1]
Người
ta thường nói:
Trăm
năm trong cõi người ta
Tài
hoa bạc mệnh quả là không sai
Một con người thiệt
thòi về tất cả mọi mặt như: Điều kiện sống, sinh ra tại một miền quê heo hút, mồ
côi mẹ, khuyết tật về thân thể… một con người như thế ắt hẳn nghị lực của họ phải
lớn lao lắm thì mới có thể tồn tại và thậm chí anh ấy còn khiến tôi và những
người xung quanh phải nể phục. Người đó là ai, sống ở đâu, làm nghề gì, anh ta
có thiệt thòi như Nick không và hiện giờ anh ta đang sống như thế nào… có lẽ
đây sẽ là những câu hỏi dần dần hiện ra cho mỗi chúng ta. Tôi sẽ không trả lời
đâu mà tôi muốn các bạn hãy đọc tiếp và cảm nhận rồi mỗi người tự đưa ra cho
mình câu trả lời nhé.
Người đó là Lý Láo Lở,
tôi và anh cùng là sinh viên năm nhất của trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn, cùng nhận được học bổng từ quỹ Thắp sáng niềm tin. Anh là một con người
có nghị lực phi thường dám vượt lên tất cả để đòi quyền được sống, quyền học,
quyền yêu và quyền mưu cầu hạnh phúc…
Hoàn
cảnh gia đình trước khi xảy ra tai nạn.
Sinh
ra và lớn lên tại miền rẻo cao Tây Bắc, Lý Láo Lở là một người con dân tộc Dao,
sinh tại thôn Pạc Tà, xã A Mú Xung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Cuộc sống của
Lý Láo Lở sớm đã gặp bất hạnh khi mẹ anh đau ốm suốt và chuyện gì đến cũng phải
đến, năm lên 5 tuổi mẹ anh mất. Dù thương mẹ và đứa con nhưng do tập tục và
quan niệm của đồng bào nên bố anh đã quyết định đi bước nữa và từ đây Lở trở
thành người con riêng. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn với kinh tế chủ yếu là
nghề nông và lên rừng hái củi nên gia đình đã định không cho anh đi học để ở
nhà phụ giúp công việc gia đình như lên rừng hái củi hái măng đem xuống chợ bán
lấy tiền giúp gia đình trang trải cuộc sống. Nhưng may mắn thay nhờ sự vận động
của thầy cô và sự yêu thích cái chữ nên anh đã thuyết phục gia đình cho đi học,
con đường đến trường thật khổ sở với 5km đường rừng, nhiều khi trời mưa đường
trơn suối lũ nhưng anh và các bạn vẫn không hề nản chí. Ngày ngày anh vẫn đến
trường đúng giờ, làm bài tập đầy đủ vì vậy anh nhận được sự tin tưởng, yêu mến
từ thầy cô và bạn bè. Cứ thế trong suốt những năm học từ trước khi sảy ra tai nạn
anh luôn là học sinh năng động nhiệt tình với công tác đội, đoàn và lực học của
anh luôn đạt loại khá, giỏi của lớp.
Dòng
điện tử thần đã cướp mất đôi tay.
Trong
cuộc sống không ai có thể lường trước được những tình huống bất ngờ ập đến, những
tình huống đó nó có thể mang lại cho con người ta hạnh phúc nhưng ngược lại nó
cũng có thể mang đến cho con người ta nỗi đau suốt đời và anh Lý Láo Lở thuộc
trường hợp thứ hai. Một buổi chiều như bao buổi chiều khác anh cùng các bạn đi
lao động và gùi ống nước về ngang qua sân trường thì không may thay một dòng điện
cao thế phóng xuống trúng. Sự việc xảy ra bất ngờ nên mọi người không kịp phản ứng
mà chỉ còn biết cách nhanh chóng đưa anh đi bệnh viện với hi vọng mọi điều tốt
đẹp nhất sẽ đến với anh ấy. Thế nhưng một sự thật đau lòng không ai mong muốn
đã sảy ra khi đôi tay của anh sẽ vĩnh viễn mất đi. Lở và gia đình vô cùng đau đớn
khi nghĩ đến tương lai anh sẽ sống như thế nào với đôi bàn tay tật nguyền, người
không có tay thì sẽ sống như thế nào đây ?
Sau
tai nạn này Lở hoàn toàn suy sụp, trong thời gian dài nghỉ ở nhà điều trị vết
thương anh đã suy nghĩ rất nhiều, có những lúc anh đã muốn uống lá ngón tự tử để
quên đi nỗi đau thể xác, để gia đình bớt đi gánh nặng… biết bao nhiêu điều bi
quan cứ xuất hiện trong đầu cậu học sinh nghèo bất hạnh.
Vượt
lên số phận.
Thế
nhưng trong lúc tuyệt vọng nhất anh lại nhớ đến một tấm gương của người thầy
giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng tật nguyền đôi tay nhưng không vì thế mà người thầy
này từ bỏ, không viết được bằng tay thầy viết bằng chân. Nghĩ đến đây cậu Lở
nghĩ mình cũng sẽ phải cố gắng làm được như thầy, những ngày đầu Lở cũng lấy
bút chì ra và dùng chân để tập viết, hì hục mãi mà không hiệu quả nhưng
Lở không thất vọng mà ngược lại Lở nghĩ “Tại sao mình không thử dùng đôi tay
xem sao” quả thật những ngày đầu vô cùng gian nan, phải sau gần nữa năm đôi tay
của anh mới có thể kẹp chiếc bút và viết nên những dòng chữ nắn nót thẳng hàng.
Gia đình anh rất vui và hạnh phúc khi người con của mình không những không bi
quan mà còn rất mạnh mẽ vượt lên trên số phận.
Lý
Láo Lở tự cầm dĩa để ăn
Thế
là sau 2 năm trời anh tự tập cho mình những công việc thường ngày nhất như vệ
sinh cá nhân, giặt quần áo… hay đến công việc gia đình như nấu cơm, rửa bát,
hái rau lợn, nhặt củi… ngoài ra thời gian rảnh rối anh lại mang sách cũ ra để đọc
và cứ mỗi lần cầm vào quyển sách như thế khát khao được đi học lại nhen lên
trong tim anh. Nhìn những con chữ, những tờ giấy khen, những người bạn của mình
tung tăng trên con đường quen thuộc thì anh lại ước mơ được đi học. Anh nói với
cha, mẹ lúc đầu ai cũng phản đối vì lo cho con không ai chăm sóc những lúc trở
giời đau ốm không ai giúp đỡ khi xa nhà… nhưng với sự quyết tâm thì cuối cùng
gia đình anh cũng quyết định cho anh đi học lại. Những ngày đầu đi học anh gặp
không ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô nên những khó khăn
đó đều được khắc phục.
Lý
Láo Lở chơi bóng rổ cùng bạn bè
Kết
quả bài bài học rút ra.
Suốt
thời gian học THPT anh luôn dành danh hiệu học sinh khá, giỏi vì vậy khi tốt
nghiệp anh đã được tuyển thẳng vào khoa Khoa học Quản lý nhờ sự giúp đỡ của sở
Giáo dục Lào Cai. Khi nhận được tin bào anh vừa mừng vừa lo vì suốt thời gian học
cấp III anh đều sống nhờ số tiền học bổng và trợ cấp, còn xuống Hà Nội rồi anh
sẽ sống như thế nào đây khi không một người thân thích, một cuộc sống mới với bạn
bè mới, trường mới… giữa lúc đang lo lắng thì anh nhận được thông báo anh được
nhận học bổng của quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin với trị giá 10.000.000 đồng/
1 năm học. Tin mừng này đã tạo thêm nghị lực để anh có thêm niềm tin vào cuốc sống
và giúp anh vươn lên trong học tập.
Khi
tôi hỏi “Anh có thể chia sẻ ước mơ hay tâm nguyện của anh sau khi ra trường được
không” anh không ngại ngần nói “Mình thì ước mơ nhiều lắm, nhưng gần gữi nhất vẫn
ước muốn sau này ra trường có việc làm ổn định, có một mái ấm hạnh phúc và được
cống hiến cho quê hương” rồi anh cười những nụ cười phá tan cái buồn của những
buổi chiều Kí túc xã gợi cho người ta cái nỗi nhớ buâng khuâng mơ hồ.
Trong
thời gian học và sinh hoạt cùng anh tuy chưa dài nhưng tôi thấy anh không những
chăm học mà còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn hội nhà trường đề ra.
Đặc biệt anh rất ham mê thể thao, tôi đã có dịp chứng kiến anh chơi bong rổ, đá
bóng như một người bình thường… Ngoài ra anh còn tham gia sinh hoạt các câu lạc
bộ như Hoa Đá, Thắp Sáng Niềm Tin…
Đã
từ lâu anh luôn là một người mà tôi luôn ngưỡng mộ và học tập, tôi học được ở
anh tinh thần vượt khổ, tinh thần tự lực và nhất là sự dẻo dai… với những tinh
thần đó nên anh luôn là một người được chú ý và nhiều thế hệ ngưỡng mộ và học
theo.
Lý
Viết Trường
Khoa
Lịch sử - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn
Đại
Học Quốc Gia Hà Nội
SDT:
01636.302.985
Lở
anh phở*
Lở
tự nấu cơm*
Lở
viết trên dôi tay tật nguyền của mình*
*
Ảnh nguồn: http://dantri.com.vn.
[1] Để hoàn thành bài viết này tôi
xin cảm ơn sự hợp tác anh Lý Láo Lở, nhà báo Phạm Đăng Huỳnh, chị Kim Dung đã
giúp tôi để hoàn thành bài viết này này một cách tốt nhất.
CHÀNG
TRAI MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO VÀ
NIỀM
ĐAM MÊ SỬ HỌC
Lý Viết Trường
ĐH Khoa học Xã hội
& Nhân Văn
Một
con người dáng cao to, đẹp trai, trắng như thủy tinh và có giọng hát rất ấm và
truyền cảm đó là những cảm nhận ban đầu của bất kì ai khi lần đầu gặp Nam một
người con vùng đất Thanh Hóa cần cù chịu khó.
Một
giọng ca đầm ấm, anh rất thông minh tôi nhớ mãi lần đầu tiên gặp anh cũng là lần
đầu tiên tôi được nghe “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Đại cương lịch sử Việt Nam…” bằng
cải lương do anh tự biên tự diễn, tất cả những thứ đó không phải một người bình
thường đã làm được nhưng anh thì làm được. Nhưng anh cũng chẳng có cơ hội để thực
hiện đam mê khi đang học đại học giữa trừng thì anh phải rời giảng đường đại học
để về quê sống nốt những tháng ngày còn lại của cuộc đời vì lý do sức khỏe. Người
đó là ai ?
Hoàn
cảnh gia đình.
Sinh
ra và lớn lên ở vùng quê nghèo miền trung đầy nắng và gió chàng trai Nguyễn Văn
Nam dân tộc Kinh, quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa sớm phải chịu bất hạnh khi suốt đời
anh chẳng bao giờ được làm chọn chữ hiếu với người cha của mình. Cha anh là bộ
đội cụ Hồ chiến đấu khắp chiến trường Bắc – Nam rồi mang trong mình những di chứng
chiến tranh nhất là chất độc màu da cam. Gia đình Nam có 4 anh chị em nhưng do
di chứng của chất độc màu da cam của bố để lại nên 4 người con đều mang trong
mình những căn bệnh khó chữa, anh Nam mắc bệnh tim bẩm sinh, chị gái mắc chứng
bệnh trầm cảm còn Nam thì mắc chứng bệnh Bạch Tạng.
Thế
rồi sức khỏe của bố anh yếu dần bởi sự dày vò của những di chứng chiến tranh,
thế rồi cái gì đến cũng đã đến, ngày hôm đó anh đang ngồi học bỗng nhận được
tin báo bố anh mất, chân tay anh rụng rời và chạy vội về nhà trong tiếng nấc của
mẹ. Bố anh ra đi để lại gánh nặng gia đình cho người mẹ già yếu và 4 người con
bệnh tật.
Căn
bệnh hiểm nghèo đã ướp đi của Nam tuổi thanh xuân.
Anh
sinh ra đã không được may mắn bằng người khác, mang trong mình chứng bệnh đao
quái ác, toàn thân của anh trắng muốt như người da trắng. Đầu Anh bị hàng xóm dị
nghị, bạn bè khinh bỉ không chơi cùng nhưng sau một thời gian họ cũng quen dần
và cũng bởi anh là một con người hiền lành, chất phác chăm chỉ và đặc biệt là học
rất giỏi, suốt 12 năm từ tiểu học đến phổ thông anh đều được học sinh khá, giỏi.
Công
việc học hành của anh không xuôi buồm như những người khác, anh bắt đầu loạn thị
từ hồi tiểu học, lúc đầu còn nhẹ nhưng càng về sau mắt anh càng khó nhìn. Gia
đình đưa anh đi chữa trị khắp mọi nơi nhưng căn bệnh không hề thuyên giảm, đã
có lúc gia đình tính đến bảo anh thôi học nhưng do ý chị và lòng ham mê học nên
anh nhất quyết không chịu bỏ trường bỏ lớp.
Sức
khỏe của anh vốn không tốt, những khi trái gió trở trời toàn thân anh đau nhức
như có muôn ngàn mũi kim đâm vào xương vào tủy, đã có lúc anh tuyệt vọng và
nghĩ đến cái chết như một lối thoát nhưng ngay lúc đó anh lại nghĩ đến người mẹ
đang già còm cõi luôn dõi theo từng bước đi của mình nên lại cố gắng vươn lên
trên mọi khó khăn để vừa học vừa làm việc đồng áng, chăn bò… phụ giúp gia đình.
Thời
gian cứ thế trôi qua anh đã hoàn thành 12 năm học, suốt 12 năm đó môn học anh
yêu thích nhất là môn sử, mỗi khi mượn được sách giáo khoa đầu năm cuốn sách đầu
tiên anh đọc bao giờ cũng là sử. Tôi đã khâm phục khi anh có thế kể được cuốn
sách sử một cách làu làu và rất logich. Anh có một trí nhớ siêu tốt.
Thế
nhưng số phận bất hạnh đã cướp mất đi của anh tuổi thanh xuân, anh mới ở tuổi
20 tuổi đẹp nhất của cuộc đời mà trông anh như một lão già 70 tuổi, mắt loạn thị
không nhìn rõ, sức khỏe yếu… cuối cùng anh phải từ bỏ giảng đường đại học mà
anh luôn mơ ước vì lý do sức khỏe và về quê sống nốt những tháng ngày cuối cùng
của cuộc đời bất hạnh.
Nguyễn
Văn Nam áo trắng chụp ảnh cùng tập thể lớp Sử k57 khi còn đang học
Niềm
đam mê sử học và hoài bảo bản thân.
Khi
tôi hỏi tại sao anh lại thi vào trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn và chọn
khoa sử, anh đã không ngần ngại trả lời “Bởi vì đó là đam mê”.
Nam
có một ước mơ từ lâu rồi đó là được đứng trên bục giảng và giảng những bài lịch
sử cho lũ trẻ nghe, những lúc rảnh rối anh luôn gọi mấy đứa trẻ con ra và kể cho
họ nghe về kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên, Minh… khiến cho lũ trẻ mê mẩn
và rất quý anh. Những câu chuyện lịch sử anh kể rất nhẹ nhàng và đi sâu vào hồn
người, tôi đã từng nghe anh ngâm một đoạn trong cuốn Đại Việt Sử Kí Toàn Thư
thành cải lương nghe rất bùi tai.
Anh
có một niềm đam mê cháy bỏng đó là sử học, anh coi những nhà sử học như Trần
Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng… làm người để
học theo. Những lúc rảnh rối anh lại ngồi hát nhạc vàng và ngồi biến sử thành cải
lương khiến nhiều người đã nghe một lần đều sẽ không thế nào quên.
Nam
có một ước mơ cháy bỏng đó là truyền bá sử học nước nhà, góp phần cải thiện
tình trạng chán học sử và quay lưng lại với sử học của một bộ phận giới trẻ bây
giờ. Ngoài ước mơ đó ra anh kể với tôi, anh cũng mong được làm bác sĩ giỏi để
tìm ra một loại thuốc xóa bỏ những di căn của chất độc màu da cam, để cứu chữa
cho những mảnh đời bất hạnh như anh trên khắp mọi miền đất nước.
Nguyễn
Văn Nam trong đợt đi khai quật khảo cổ cùng lớp
(Trước
khi phải bỏ học về nhà vì lý do sức khỏe)
Lời
tâm sự từ chàng trai bất hạnh.
Anh
tâm sự với tôi, anh thấy buồn vì một bộ phận thế hệ trẻ bây giờ sống buông thả
và thiếu lý tưởng quá, họ không xác định được mục tiêu sống, họ dật dờ như con
thêu thân lao vào trò chơi thế gian bán đi tuổi trẻ một cách hoài phí.
Anh
muốn thế hệ trẻ bây giờ hãy ý thức được trách nhiệm của mình, sống và cống hiến
trước tiên cho bản thân rồi tiếp đó mới đến xã hội. Tôi hứa với anh rằng tôi sẽ
cố gắng, thế hệ trẻ vẫn có những người ý thức được nhiệm vụ của bản thân, họ vẫn
đang từng ngày cống hiến cho đất nước anh ạ, thầm lặng thôi nhưng khi tổ quốc cần,
khi biển đông dậy sóng, khi biên cương kêu gọi họ sẽ sẵn sàng ra đi như lớp lớp
thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
Lời
cuối cùng anh nói với tôi khi rời giảng đường đại học là “Hãy coi anh như chị
em Liên trong Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam và chú hãy cố gắng lên anh tin chú sẽ
có tương lai tốt đẹp nếu chú phấn đấu, anh tin tưởng ở chú”.
Lý
Viết Trường
Khoa
Lịch Sử - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
Đại
học Quốc gia Hà Nội
SDT:
01636.302.985.
Email:
lyxuantruongls@gmail.com
Bài viết số 1 đã được đăng trên Thắp Sáng Niềm Tin, cụ thể xem link, cập nhật ngày 03/06/2013.
Trả lờiXóahttp://thapsangniemtin.vn/index.php?mact=News,cntnt01,detail,0&cntnt01articleid=1151&cntnt01origid=106&cntnt01dateformat=%25d%2F%25m%2F%25y&cntnt01returnid=106