RẢNH RỖI NGỒI BÌNH BÀI THƠ
CẢNH NGÀY XUÂN CỦA CỤ NGUYỄN DU
Tôi
ngồi suy nghĩ vu vơ và đọc nhẩm bài thơ “Cảnh ngày xuân” của đại thi hào Nguyễn
Du mà thấy hay và khâm phục cụ quá bài thơ có sức sống mãnh liệt nó lăn dài
theo chiều dài lịch sử.
Cảnh
ngày xuân của cụ Nguyễn Du thật đẹp với “con én đưa thoi” những cánh én bây giờ
đã ít dần theo năm tháng rồi cụ Du ơi...
Xưa
cụ nói:
“Ngày
xuân con én đưa thoi
Thiều
quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ
non xanh tận chân trời
Cành
lê điểm trắng một vài bông hoa...”
Chảy hội
Con
thưa cụ rằng bây giờ mới có mùng 7 tháng giêng mà cảnh đã như ngày hè, hoa lê
đã điểm trắng rồi, phải chăng thời cụ sống cách thời con tưởng gần mà hóa hàng
ngàn thế kỉ, thời gian trôi cảnh vật, con người và thiên nhiên thay đổi nhanh
quá cụ ạ...
Con
bây giờ đọc và tưởng tượng cảnh các cụ ngày xưa đi hội trong ngày thanh minh mà
con thèm cái không khí đó, thời các con mọi người nô nức đi hội cũng đông lắm cụ
ạ nhưng con chẳng biết họ đi để làm gì... Họ cưỡi trên xe máy, oto... họ phi
như điên, họ hò hét những câu mà không mà không chỉ những người như con nghĩ họ
muốn quay trở về thời nguyên thủy mà có lẽ cụ sống lại thì bài thơ của cụ sẽ phải
sửa lại ngay lập tức cụ ạ.
Thay
vì đi hội con lại ở nhà nhấm nháp cảnh ngày hội thời cụ sống để được chảy hội
thanh minh theo đúng nghĩa của nó...
“Thanh
minh trong tiết tháng ba
Lễ
là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần
xa nô nức yến oanh
Chị
em sắm sửa bộ hành chơi xuân...”
Ai
còn nhớ không những tài tử dai nhân với ngựa xe như nước áo quần như nêm kéo
lên Gò Đống với thoi vàng vó rắc, tro tiền gió bay... người xưa đi hội nhưng
không quên ơn người đi trước, còn bây giờ buồn lắm cụ ạ, bây giờ mọi người đi
chơi để khoe ta đây giàu có, đi thăm thú danh lam thắng cảnh thay vì thưởng thức
họ lại chà đạp lên danh thắng nước nhà, họ bẻ cây hái lộc đến nỗi cây trước sân
đình chùa tàn tạ, họ khắc tên họ lên di tích lịch sử, danh thắng... họ tự cho họ
là vĩ nhân khắc tên vào bia đá, lại có những ngôi chùa để văn bia của những vị
thần, những danh nhân hào kiệt phơi nắng mưa và gió sương và ngược lại họ khắc
tên những người góp công đức cho nhà chùa, chiền, đền, miếu mạo vào bia đá và
xây hiên che rất hoành tráng, thật đáng buồn cụ ạ.
Chơi xuân
Mới
gần đây thôi dư luận lại được dịp rộ lên vì một thiếu nữ nào đó có lẽ xinh sắn
cũng chẳng kém gì nàng Kiều của cụ đâu ngang nhiên, hiên ngang ngồi lên bia liệt
sĩ rồi tạo dáng chụp ảnh tung lên faceboo khoe. Xưa hiền thục bao nhiêu giờ thô
tục bấy nhiêu cụ ạ.
Thưa
cụ bây giờ cụ đi suốt chẳng đường du xuân con dám đảm bảo với cụ không còn một
bài thơ nào của dân ta vang lên, những bài quan họ, hát xẩm... của dân tộc ta
thì chỉ có các cụ già biết ca. Và con đảm bảo rằng bây giờ đi đâu trên khắp đất
nước này cụ cũng đều dễ dàng nghe được câu “gangnam style” rồi câu “năm nay
kinh tế buồn” khắp mọi chốn. Ngay cả trong chương trình “Gặp nhau cuối năm” có
uy tín thì “gangnam style” cũng chui vào và đặc biệt ta không nghe thấy câu
quan họ nào, chẳng thấy làn điệu then nào dù biết rằng đó là những làn điệu dân
ca đã và sắp được “unesco” công nhận di sản đâu cả.
Hiện
nay dân ta đang có xu thế hay nói cách khác là phong trào di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể thế giới mà không quan tâm phát triển, bảo tồn bởi vì họ cho rằng
cứ công nhận rồi thì sẽ phát huy được giá trị của di sản đó và quan trọng hơn
là sẽ thu được lợi nhuận gấp bội. Xin thưa rằng rất nhiều khách du lịch khi đến
Hạ Long họ đều phàn nàn về phong cách phục vụ về an ninh trật tự, nhiều người
thốt lên “một lần nỳ nữa rồi thôi”...
Thời
cụ sống còn những dòng suối nhỏ uốn lượn chân núi thật đẹp, còn bây giờ họ lấp
suối, những dòng sông dòng suối thay vào
màu nước trong và mát bằng dòng suối đen và hôi... Ôi chỉ có mấy trăm năm mà
thay đổi nhiều quá cụ Nguyễn Du ạ, nhiều lúc con nghĩ rằng nếu cho mình về sống
thời cụ có khi lại hay.
Hoa xuân
Cụ
Nguyễn Du ạ nhiều đêm con mơ được thả mình trong khung cảnh nên thơ mà cụ đã vẽ
nên trong đoạn trích“Cảnh ngày xuân” mà hơn 200 năm trước cụ vẽ ra thật êm đềm
và thơ mộng.
“Tà
tà bóng ngả về tây
Chị
em thơ thẩn dan tay ra về
Bước
lần theo ngọn tiểu khê
Lần
xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao
nao dòng nước uốn quanh
Nhịp
cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
Những
nhíp cầu nho nhỏ thời cụ bây giờ chỉ còn xuất hiện trên những vùng cao hẻo lánh
hay những vùng nông thôn heo hút thôi, thay vào đó là những cây cầu cốt thép,
bê tông... vui thì nhiều nhưng những điều không vui còn nhiều hơn cụ ạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét