PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CỦA PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU VỤ
THIÊU THÂN CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC
DƯỚI GÓC NHÌN CỦA
CÁC PHÍA
Lý
Viết Trường
Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại
học Quốc gia Hà Nội
Phật
giáo đã du nhập vào nước ta vài nghìn năm và có những đóng góp đáng kể cho đất
nước trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, dựng nước và giữ nước.
Trên thực tế Phật giáo đã có đóng góp lớn vào cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất
là chống Mỹ. Các phong trào đấu tranh của Phật tử nổ ra với nhiều hình thức
phong phú và đa dạng, đáng quan tâm nhất là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng
Đức[1]
ngày 11/06/1963.
1.
Phong trào Phật giáo trước khi Thích Quảng Đức tự thiêu và nguyên nhân khiến
Thích Quảng Đức Tự Thiêu.
Từ
sau khi hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết trở đi chính quyền Ngô Đình
Diệm đã ngày càng có nhiều hành động gây mâu thuẫn và khủng bố Phật giáo khiến
quần chúng nhân dân bất bình.
Phật
giáo là một trong những mục tiêu chống phá của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bởi
lẽ anh em họ Ngô nhận định “Đạo Phật lúc nào cũng chủ trương ôn hòa, bất bạo
động theo đúng như giáo lý của Phật. Bởi những nguyên cớ ấy nên tới ngày nay mới
có người coi thường Phật giáo và nhất định ra tay đàn áp, trừ diệt”[2]. Vì vậy
năm 1961, Ngô Đình Diệm thực hiện đàn áp Phật giáo ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định và Phú Yên.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang lúng túng trước tình
hình diễn biến ngày càng xấu đi trên chiến trường Miền Nam thì xảy ra một sự kiện
kéo dài suốt bốn tháng và được báo chí gọi là “Bốn mươi ngày nóng bỏng” ở các
đô thị lớn, đó là xung đột giữa chính quyền Diệm với Phật giáo và học sinh. Sự
kiện diễn ra đầu tiên ở cố đô Huế, nơi có trên 400 ngôi chùa.
Ngày
20/02/1962, Giới lãnh đạo Phật giáo đã gửi kháng thư đến Ngô Đình Diệm để “Bày tỏ sự khủng bố, áp bức bất công với Phật
giáo là không thể kể xiết… Tình trạng giết chóc, bắt bớ, đàn áp bất công ở hạ tầng
đã gây nên hoang mang, khủng khiếp trong hàng Phật tử chúng tôi và làm cho họ gần
như mất hết tư tưởng cần thiết…”[3].
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ từ đầu năm 1963 gặp nhiều khó khăn do địch đẩy mạnh tiến độ
xây dựng “Ấp chiến lược” và tiến hành các cuộc hành quân chống phá cơ sở cách mạng
ác liệt.
Ngày 07/05/1963, Ngô Đình Cẩn cho lính và cảnh sát
đi truyền lệnh cấm treo cờ theo công điện số 9195. Cờ phật là biểu tượng thiêng
liêng của phật, nơi nào có cờ phật treo đồng nghĩa với nơi đó có chùa có chiền,
có đất phật. Ngô Đình Diệm cho cấm treo cờ đã gây bất bình lớn trong dân chúng
và dẫn đến cuộc biểu tình của 5000 người, đi đầu là hội chủ Tổng hội Phật giáo
Miền nam, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, kéo lên Dinh tỉnh trưởng đấu tranh thắng
lợi.
Ngày 08/05/1963, do Ngô Đình Cẩn cấm không cho truyền
thanh như thường lệ vì vậy một hòa thượng đã đứng lên kêu gọi “Tuy phật tử chúng
ta không chủ trương bạo động, nhưng chúng ta sẵn sàng chết vì tín ngưỡng, nếu cần”[4]. Chính phủ Diệm cho nổ súng, cho xe thiết giáp rượt
theo quần chúng gây ra cái chết bi thương cho gần 30 người. Sự kiện này càng
làm cho mâu thuẫn giữa chính quyền Diệm với đồng bào Phật giáo và làn sóng căm
phẫn càng dâng cao. Sự kiện này cũng đi ngược lại với nguyên tắc bình đăng tôn
giáo và thể hiện sự coi thường và tư tưởng coi thường, đàn áp phật giáo của Diệm.
Ngày
09/05/1963, Chính phủ Diệm bóp méo thông tin cho là quần chúng biểu tình và
dương cao khẩu ngữ: “Đả đảo hành động
sát nhân, vu khống, hãy giết chúng tôi đi, máu đã chảy, chúng tôi sẵn sang đổ
máu…” cướp đài phát thanh và số người chết là do lựu đạn từ đám biểu tình nhưng
hãng UPI (12/05) để lộ một chi tiết “Thi thể những người bị sát hại tại Huế hầu
hết bị pháo bắn thẳng cắt đứt đôi”[5].
Ngày 10/05/1963, Tăng ni phật tử họp tại chùa
Từ Đàm và đề ra năm yêu sách với nội dung:
1. Chính phủ bỏ
lệnh cấm treo cờ Phật giáo.
3. Xem xét lại dụ
số 10 để không coi tôn giáo như một hiệp hội.
4. Chấm dứt khủng
bố đàn áp Phật giáo.
5. Bồi thường cho
các nạn nhân vụ đài phát thanh Huế và trừng trị kẻ gây đổ máu.
Từ 5 yêu
sách này đã chứng tỏ sự phát triển của mâu thuẫn, đồng thời thể hiện sự đoàn
kết của đồng bào Phật giáo nhằm mục đích đòi quyền lợi chính đáng.
Yêu sách không những không được Diệm
đáp ứng mà ngày 11/05/1963, lệnh giới nghiêm được phát ra ở Huế, tín đồ bị truy
lùng, Chùa Từ Đàm bị xe tăng, thiết giáp bao vây. Ngày 12/05/1963, Diệm cấm
không cho Phật tử Sài Gòn cầu siêu cho những người bị sát hại ở Huế. Tổng hội
Phật giáo ban bố bản cáo trạng lên án Diệm tàn sát Phật tử.
Ngày 16/05/1963, Diễn ra cuộc họp
báo ở chùa Xá Lợi với sự tham dự của chính quyền Sài Gòn và giới lãnh đạo Tăng
ni, Phật tử. Tại buổi họp báo Ngô Trọng Hiếu nói vì muốn quốc kỳ được tôn trọng
nên đã cấm treo cờ Phật giáo.
Điều này là vô cùng phi lý, Diệm
muốn quốc kỳ được tôn trọng thì cớ sao lại cấm treo cờ phật đây là một hành
động khiến đồng bào phật tử vô cùng bất bình.
Ngày 17/05/1963, báo chí loan tin
Ngô Trọng Hiếu lảng tránh vụ tàn sát ở Huế ngày 08/05. Dư luận cảm nhận được
“Không khí chính trị oi bức như sắp có cơn giông”. Một tình hình căng thẳng
đang xảy ra ở Huế báo hiệu một tình trạng tồi tệ sắp sảy ra.
Ngày 21/05/1963, Tổng hội Phật giáo
tổ chức cầu siêu ở 17 tỉnh, đông nhất là chùa Đàm (Huế) với 5000 người. Tại Sài
Gòn có 600 nhà sư biểu tình trong im lặng từ chùa Ấn Quang đến chùa Xá Lợi.
Diệm ra lệnh giới nghiêm trong thành phố và ngày 29/05/1963, Diệm ra chỉ thị,
trấn an công chức về vụ xung đột giữa chính quyền và phật giáo.
Tinh thần đoàn kết của đồng bào phật
giáo được đây lên cao độ, một không khí tang thương và căm phẫn được đẩy lên
cao bao trùm khắp miền Nam chỉ cần tram một ngọn lửa thì mọi sự sẽ bùng cháy và
thêu rụi tất cả.
Ngày 30/05/1963, Tăng ni, phật tử và
sinh viên Sài Gòn tuyệt thực trong 48 giờ để phản đối luận điểm sai trái của
Diệm. Chùa Đàm ở Huế bị cảnh sát bao vây và cắt điện nước. Và ngày 31/05/1963,
cuộc biểu tình tiếp tục trước trụ sở quốc hội. Hội sinh viên gửi kiến nghị lên
chính quyền phản đối chính sách khủng bố Phật giáo.
Ngày 03/06/1963, hơn 1200 sinh viên,
thanh niên Phật tử biểu tình rồi bị khủng bố bằng lựu đạn, chất bỏng, hơi
cay... làm 125 người bị thương, hơn 100 người bị bắt, 2 người chết, trong đó có
Tổng thư ký hội sinh viên Phật tử. Và ngày 04/06/1963, phật tử tiếp tục biểu tình, Diệm lập Ủy ban liên bộ
để nghiên cứu giải quyết vấn đề Phật giáo.
Những hành động biểu tình phản đối
không đem lại hiệu quả bởi sự cố chấp và dã tâm xấu xa của Mỹ - Diệm, trước
tình thế gần như bế tắc ngọn lửa thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã
bùng lên tiếp thêm sức mạnh cho phong trào đấu tranh của đồng bào phật giáo
miền Nam.
Ngày 11/06/1963, tại ngã tư đường Lê
Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, trước sự chứng kiến của chừng 1000 tăng ni, Hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng căm phẫn
trong dân chúng nói chung và phật tử nói riêng, sự kiện Hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu có sức lan tỏa cực kỳ mạnh nó như cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa
đang âm ỉ cháy trong long dân chúng suốt thời gian qua. Sau khi Hoa thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu phong trào đấu tranh của đồng bào bước sang trang mới
ác liệt hơn, khốc liệt hơn.
Những phong trào đấu tranh của cả
lương và Phật giáo nổ ra liên tiếp từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và được sự
hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên, đông đảo các tầng lớp hưởng ứng. Các phong
trào chủ yếu diễn ra dưới hình thức biểu tình chính trị và hầu hết các cuộc đấu
tranh bị đàn áp dã man và để lại cho các giáo dân càng căm phẫn và tiếp tục đấu
tranh.
2. Thích Quảng Đức tự thiêu
Sau khi
các phong trào đấu tranh bị đàn áp, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã quyết định
thiêu thân để cổ vũ phong trào đấu tranh của các giáo dân và những người yêu
hòa bình.
Trước khi tự thiêu Hòa thượng để lại lời nguyền Tâm Huyết tại Chùa Ấn Quang gửi Tổng Thống Ngô Đình
Diệm trong đó lời lẽ thật cảm động:
“Tôi pháp
danh Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm, Phú Nhuận, Gia Định.
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa, tôi là một tu sĩ
mệnh danh là Trường tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa nhị để cho
Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng
dường chư phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.
Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại đức, Tăng ni chứng minh cho tôi
đạt thành ý nguyện sau đây:
1)
Mong ơn Phật tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình
Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi
trong bản tuyên ngôn.
2)
Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam
được trường tồn bất diệt.
3)
Mong nhờ hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại
Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ
ác gian.
4)
Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc gia an
lạc...
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gửi lời cho Tổng
thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với Quốc dân và thi hành
chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất
trí để bảo toàn Phật pháp.
NAM MÔ CHIẾN ĐẤU THẮNG PHẬT.
Sau đó di hài Hòa thượng được bọc
trong áo cà sa và mang về chùa Xá Lợi, chùa Xá Lợi bị phong tỏa mọi tin tức.
Ngày 12/06/1963 Ủy ban Trung ương
mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam làm lễ truy điệu trọng thể Hòa thượng
Thích Quảng Đức.
Vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích
Quảng Đức đã thể hiện một tinh thần tử vì đạo, sẵn sang hi sinh vì giáo lý nhà
Phật đồng thời sự kiện này cũng đã gây nên làn sóng dư luận và có sức lan tỏa
mạnh mẽ đối với các bên tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam. Vụ đàn
áp này đã góp phần làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lung lay và việc Diệm
bị lật đổ là không thể tránh khỏi.
3.
Những ý kiến trong và
ngoài nước xung quanh vụ tự thiêu.
3.1. Phản ứng của phía ta.
Đảng
và bác Hồ luôn coi vấn đề Phật giáo là một trong những vấn đề quan trọng cần được
giải quyết trong hòa bình, tránh sự leo thang của cuộc chiến và giảm đến mức thấp
nhất những tổn thất của xung đột vì vậy đảng luôn kêu gọi Diệm dừng ngay những
hành động đàn áp phật giáo và thực hiện chính sách hòa bình tôn trọng bình đẳng
tôn giáo ở miền Nam Việt Nam cụ thể:
Ngày
06/06/1963 Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khẩn đến Đại sứ R.Goburdhun với nội
dung “… Bộ tổng tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam nghiêm khắc lên án và cực lực
phản đối hành động dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm…” và yêu cầu Diệm “Chấm
dứt mọi hành động khủng bố thanh niên, sinh viên và nhân dân Huế… chấm dứt chia
rẽ tôn giáo, đàn áp Phật giáo…”.
Mặt trận
Dân tộc giải phóng Trung Trung Bộ tuyên bố “Lòng căm thù của đồng bào Phật giáo
âm ỉ từ lâu, nay bốc thành ngọn lửa đấu tranh… Ủy ban kêu gọi đồng bào các tầng
lớp, các tôn giáo, các dân tộc ở Nam trung bộ hãy ra sức cùng đồng bào cả nước
làm hậu hương cho cuộc đấu tranh này”[7].
Đảng cộng
sản đưa ra khẩu hiệu với nội dung “Đả đảo Mỹ - Diệm càn quét, khủng bố tàn sát
đồng bào Miền Nam, đàn áp Phật giáo”[8]. Ngày 02/07/1963 khi đưa
vào Miền Nam “Đả đảo Mỹ - Diệm càn quét, khủng bố, rải chất độc hóa học, dồn
dân lập ấp chiến lược, đàn áp tín đồ Phật giáo, tàn sát đồng bào Miền Nam”[9].
Những
hành động trên thể hiện sự quan tâm của đảng đến đồng bào Phật tử và cuộc đấu
tranh của nhân dân ta một cách sâu sắc.
Ngày
14/05/1963 Ủy ban trung ương mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam đã
đưa ra những thông báo tuyên bố “Chống Mỹ - Diệm khủng bố Phật giáo, kêu gọi đồng
bào cả nước ủng hộ Phật giáo”[10].
Ngày
12/06/1963 Tại khu giải phóng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền
nam Việt Nam tổ chức truy điệu trọng thể. Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ đọc bài
điếu.
Trong
lễ truy điệu Tổng hội Phật giáo báo tin sẽ làm lễ hỏa tang Hòa thượng Thích Quảng
Đức vào ngày 16/06/1963. Hội chủ Tổng hội Phật giáo, Hòa thượng Thích Tịnh Kiết
từ Huế vào Sài Gòn.
Khi vụ
tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức diễn ra từ Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thay mặt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trang trọng công bố trên đài
phát thanh và báo chí hai câu đối kính viếng hòa thượng Thích Quảng Đức:
Vị
pháp thiêu thân vạn cổ hùng uy thiên nhật nguyệt
Lưu
danh bất tử bách niên chính khí địa sơn hà.
Lời dịch
của Phan Duy Nhân.
Vì
pháp thiêu thân, muôn thuở hùng uy trời nhật nguyệt
Lưu
danh bất tử, trăm năm chính khí đất sơn hà.
Ngày
13.6, báo Nhân Dân đăng xã luận tôn vinh gương hy sinh của Hòa thượng Thích Quảng
Đức.
Khắp
các thành phố, thị xã và vùng nông thôn miền Bắc, từ Lạng Sơn đến Vĩnh Linh, đều
tổ chức mít - tinh ghi nhớ công đức Hòa thượng và lên án chính quyền Ngô Đình
Diệm đàn áp Phật giáo.
Đại tướng
Võ Nguyên Giáp gửi điện khẩn đến Ủy ban quốc tế ở Việt Nam yêu cầu xem xét tính
chất phi pháp của chế độ Diệm đối với Phật giáo.
Ngày
21/06/1963 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra lời kêu gọi đồng
bào và các tín đồ Phật tử miền nam nâng cao cảnh giác “… Với bản chất ngoan cố
và xảo quyệt, Mỹ - Diệm vẫn tìm mọi cách để đàn áp đồng bào… Vì vậy đồng bào
theo đạo Phật cũng như các tầng lớp nhân dân quyết không vì những lời hứa xảo
quyệt của bọn Mỹ - Diệm mà buông lơi và bỏ dở cuộc đấu tranh” [11].
Ngày 22/08/1963 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam
ra tuyên bố “Điều quan trọng nhất hiện nay là tín đồ Phật giáo cũng như nhân
dân các đô thị kiên quyết giữ vững tinh thần, giữ vững đội ngũ, giữ vững đấu
tranh…với ý chí đó ta sẽ làm cho Mỹ - Diệm bị thất bại nhục nhã”[12].
Trong những ngày 29/05, 15/06, ngày 28/08/1963 Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định “Tội ác của chúng, trời đất không thể dung. Hành động hung
tàn của chúng, nhân dân ta đều căm giận. Cả thế giới đều phản đối, nhân dân tiến
bộ Mỹ cũng tỏ lòng bất bình” và kêu gọi “Đồng bào Miền Nam ta đoàn kết nhất
trí, không phân biệt sĩ, nông, công, thương, không phân biệt chính kiến, tôn
giáo kiên quyết đấu tranh để giành lại tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng”[13] và “Dân tộc có độc lập
thì tôn giáo mới được tự do. Đó là một chân lý bất di bất dịch…”[14].
Đảng ta đã lên tiếng bảo vệ sự công bằng và tự do của tôn
giáo, đồng thời thể hiện sự bất bình đối với những hành động mà Diệm gây ra.
Kêu gọi nhân dân Miền Nam đoàn kết, chung sức, đồng long chống lại chính sách
đàn áp của Phật giáo đồng thời yêu cấu chính quyền Ngô Đình Diệm dừng ngay những
hành động đàn áp với giáo dân Phật giáo.
3.2: Phản ứng của
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Chính phủ Việt Nam cộng hòa với âm mưu khủng
bố đàn áp đồng bào phật giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nên tiếp tục
thực hiện những âm mưu đê hèn và tàn ác.
Trong 5 ngày từ 11/06 đến 15/06 sau vụ thiêu
thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức chính quyền Diệm đã miễn cưỡng nhượng bộ và
chấp nhận đàm phán với phái đoàn Phật giáo[15]
tuy nhiên tình hình ở Huế nói riêng và toàn miền Nam nói chung luôn ở trong
tình trang sôi sục bởi và xung đột có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Đây được coi là thời điểm nóng bỏng và căng
thẳng nhất của cái gọi là “Bốn mươi ngày nóng bỏng” lúc bấy giờ[16]
và cuối cùng thì xung đột cũng không thể tránh khỏi.
Ngày 16/06/1963
Cảnh sát nổ súng, ném lựu đạn vào quần chúng. Kết quả 12 cảnh sát bị thương,
251 người biểu tình bị bắt. Cùng ngày chừng 300 tăng ni biểu tình trước đại sứ
quán Mỹ phản đối Diệm đàn áp Phật giáo, tuy nhiên dư luận cho hay CIA đã thâm
nhập vào đội ngũ lãnh đạo Phật giáo nên việc hỏa táng bị hoãn.
Ngày 16/06/1963
được coi là dấu chấm hết của “Bốn mươi ngày nóng bỏng”.
Mặc dù bản thông cáo chung ra đời
nhưng Diệm không tôn trọng mà tiếp tục đàn áp đồng bào Phật tử vì vậy làn sóng đấu tranh bất khuất dâng cao cho đến ngày chế
độ Diệm bị lật đổ hoàn toàn bởi Hội đồng quân nhân do tướng Dương Văn Minh đứng
đầu.
Chính Biến cố Phật giáo, 1963 là cuộc khủng hoảng liên quan đến Phật giáo tại miền Nam
Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này là khủng hoảng chính trị trầm trọng có
nguyên nhân tôn giáo dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền
của Tổng thống Ngô
Đình Diệm do Dương Văn Minh đứng đầu.
Chính phủ Việt Nam cộng hòa luôn cho rằng mình đúng và
tăng cường các chính sách khủng bố giáo dân, gây ra thiệt hại nặng nề cho Phật
giáo nói riêng và nhân dân Việt Nam nói riêng. Cũng từ những chính sách đối với
Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ ra sự bất lực trong việc điều hành
đất nước và là nhân tố quan trọng dẫn tới Diệm bị lật đổ sau này.
3.3: Phản ứng của dư luận quốc tế.
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã gây nên
một làn sóng phản đối chính quyền Diệm từ những người yêu chuộng hòa bình thế
giới, họ coi sự kiện thiêu thân này sẽ châm nên ngòi nổ cho những xung đột đẫm
máu giữa Diệm và đồng bào Phật giáo, họ yêu cầu Diệm dừng lại ngay những hành
động khiêu khích cụ thể:
Ngay ngày đó (11/06/1963) nhiều tờ nổi tiếng thế giới
như Washington Post (Mỹ), Le Monde (Pháp), La Gezette de Lausanne hoặc Journal
de Genève (Thụy Sĩ), cũng như dư luận và các tổ chức tôn giáo tại các quốc gia
có người theo đạo Phật như Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện (Myanmar), Tích Lan (Sri
Lanka), Thái Lan, Nam Hàn (Hàn Quốc), Campuchia, Lào... đều lên tiếng chỉ trích
Diệm - Nhu[17].
Từ Vatican, Đức Giáo hoàng Phao Lồ đệ lục gửi thông điệp
đến Việt Nam biểu lộ “sự chú tâm, đau đớn khi theo dõi các biến cố bi thảm đang
giày vò người dân Việt, cầu nguyện để tất cả mọi người tái lập tình tương thân
huynh đệ và tôn trọng các quyền tự do chân chính”.
Tại Cao Miên Thủ Tướng Căm Bốt đã bày tỏ thiện cảm với Phật Giáo Việt
Nam. Thái Lan các báo chí tại Vọng Các đều đăng tải các tin tức liên quan đến
những biến cố ở Huế. Trung Hoa Quốc Gia, rồi Lời Hiệu Triệu của Ô. Hội Trưởng
Hội Phật Giáo Thế Giới tại Ngưỡng Quang, Miến Điện, Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Lao,
Đại Hàn, Indonesia, Hongkong.
Ngày 4/9/1963, phái đoàn Liên Hợp Quốc với 14 nước đã đưa vấn đề Phật
giáo Việt Nam Cộng Hòa ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với nội dung cáo
buộc chính quyền Việt Nam vi phạm các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp
Quốc.
Ngày 4/10/1963, Việt Nam Cộng hoà gửi thư lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
mời một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.
Cuối tháng 10, Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn gồm 16 thành viên đại diện 7 quốc gia
sang Việt Nam điều tra tìm hiểu sự thật. Cuộc điều tra kết thúc khi Tổng thống
Ngô Đình Diệm bị đảo chính.
Phái đoàn
Liên Hiệp Quốc đã phỏng vấn nhiều người bao gồm các quan chức Việt Nam Cộng
hòa, các lãnh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, không có giáo sĩ Công giáo hoặc thường
dân nào được mời tham gia trong việc điều tra.
Tuy nhiên, một số kết luận điều tra đã bị phản bác bởi bác sĩ người Ðức Erich Wulff, nhân chứng của vụ nổ súng ở Huế. Ông kể: "Chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan... Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này…".
Tuy nhiên, một số kết luận điều tra đã bị phản bác bởi bác sĩ người Ðức Erich Wulff, nhân chứng của vụ nổ súng ở Huế. Ông kể: "Chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan... Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này…".
Ông cho biết những nạn nhân có những vết thương nghiêm trọng do đạn bắn
chứ không phải như Đặng Sỹ nói: "Dưới
ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me
được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn
nguyên vẹn…". Những lời tường thuật đầu tiên này
được ghi lại chỉ không đầy một giờ đồng hồ sau biến cố; đã được dùng làm bằng
cớ vào tháng 9 năm 1963 trước Ủy ban Việt Nam của Liên Hiệp quốc, kèm theo với
lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của Giáo sư Krainick.
Ngày 24/08/1963 Chính phủ Mỹ nói thẳng với Diệm rằng Hoa
Kỳ yêu cầu chính quyền Sài Gòn gạt bỏ vợ chồng Nhu “Đó là biện pháp tốt nhất để
khắc phục những sai lầm với Phật giáo”.
Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bác bỏ các lời buộc tội. Tuy nhiên, năm
1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, tòa án quân sự đã bắt Mathew
Đặng Sỹ và kết
án tử hình với các tội danh: bắn vào đám
đông không vũ trang, dùng xe
bọc thép cán
người biểu tình, và sử dụng chất nổ nguy hiểm để kiểm soát đám đông. Đặng Sỹ
vẫn tuyên bố mình vô tội, ông biện hộ rằng việc ra lệnh phóng 3 quả lựu
đạn MK3A2 vào đám đông là để "giúp
giải tán nhanh đoàn người, bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công có thể có của Việt
Cộng". Lời bào chữa này khiến hàng ngàn xếp hàng trên đường phố rất tức
giận và la ó phản đối dữ dội. Đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ, Nguyễn Khánh xá tội chết nhưng kết án Đặng
Sỹ phải vào trại lao động khổ sai, cùng với các khoản bồi thường cho các gia
đình nạn nhân.
Dư luận quốc tế, những người yêu chuộng
hòa bình đã góp phần vào việc ủng hộ và ngăn chặn những hành động tàn ác của
chính phủ Diệm, đồng thời nhân dân thế giới, báo chí cũng là cơ quan ngôn luận
giúp vạch tội chính quyền Diệm – Nhu.
1.
Kết luận.
Phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo trước và vụ
tự thiêu diễn ra sôi nổi tuy nhiên còn mang tính tự phát phải đến sau khi Hòa
thượng Thích Quảng Đức thiêu thân đã trâm ngòi cho phong trào đấu tranh bùng nổ
một cách rộng lớn khắp miền Nam.
Sau vụ thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức dư luận
trong và ngoài nước ngày càng căm phẫn chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Cuộc tranh đấu của Phật
Giáo từ 1963 đã tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu
tranh của đồng bào Phật giáo và đồng bào miền Nam Việt Nam, tác động trực tiếp
đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11/1963.
Vụ
thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức có đóng góp to lớn đến cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Miền Nam và sự thắng lợi của Đại Thắng Mùa Xuân năm
1975 sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo nhân dân.
2.
Bộ quốc phòng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, Cứu nước 1954 – 1975, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007.
3.
William Colby, Một chiến thắng bị bỏ lỡ, Nxb Công an nhân
dân, 2007.
4.
Lê Cung, Phong trào đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ
1954 – 1975, Nxb Bản Thuận Hóa, Huế, 2001.
5.
Lê Cung, Phong trào Phật giáo Miền Nam Việt Nam năm 1963, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
6.
Trần Văn Giàu, Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập II, Nxb Khoa
học, Hà Nội, 1966.
7.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Những mốc son lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2010.
8.
Các
trang: http://www.phatviet.com. http://www.baomoi.com,
http://chuaphuclam.com. http://sachhiem.net. http://www.lichsuvietnam.vn.
http://vi.wikipedia.org. http://www.quangduc.com. http://www.quangduc.com.
9.
Đảng
cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, Tập 24, Năm 1963, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2003.
10.
Học viện
chính trị quốc gia, Viện lịch sử đảng, Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và trung
ương cục Miền Nam Việt Nam (1954 – 1975). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
11.
Bùi Thị
Thu Hà, Phật giáo hòa hảo tri thức cơ bản, Nxb Từ điển bách khoa, 2012.
12.
Lê Mạnh Thát, Bồ tát Quảng Đức ngọn lửa và trái
tim, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Tp.HCM 2005.
13.
Quốc Tuệ,
Công cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, tr.44.
14.
Trần
Trọng Trung, Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005.
15.
Nguyễn
Đăng vinh, Lê Ngọc Tú, Biên niên sự kiện
chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Lao động, 2011.
16.
Nguyễn
Đăng Vinh, Đặng Lê Thùy, Lê Ngọc Tú, Việt Nam 30 năm chiến tranh giải phóng và
bảo vệ tổ quốc 1945 – 1975 biên niên sự kiện, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà nội,
2005.
17.
Ủy ban khoa học Xã hội Việt Nam, Viện sử học,
Việt Nam những sự kiện 1945 – 1975, Tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975.
Lý
Viết Trường
Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại
học Quốc gia Hà Nội
SĐT:
01636.302.985 Số CMTND: 082254943
[1] Thích Quảng Đức (1897 – 1963), nguyên tên là Lâm Văn
Tuất, quê làng Hội Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Song thân ông là cụ
Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương là một gia đình có truyền thống tín ngưỡng
đạo Phật. Năm lên 7 tuổi, ông vào tu tại chùa của cậu ruột là Hòa thượng Hoằng
Thâm, năm 15 tuổi thọ Sa di, năm 20 tuổi Tì kheo, có pháp danh là Thị Thủy,
Pháp tự là Hành Pháp hiệu là Thích Quảng Đức. Năm 1932, nhân An Nam Phật học
hội ra đời, ông được mời làm Chứng minh Đạo sư tại chi hội Phật học Ninh Hòa,
rồi lãnh chức Kiểm tăng của Giáo hội tỉnh Khánh Hòa. Năm 1943, ông vào miền Nam
hóa đạo khắp các tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Định Tường. Ngôi chùa cuối
cùng ông trụ trì là chùa Quán Thế Âm. Năm 1953, ông giữ chức Trưởng ban Nghi lễ
của giáo hội Tăng già Nam Việt kiêm trụ trì chùa Phước Hòa, rồi chùa Quán Thế
Âm. Ngày 11/06/1963 trong cuộc tuần hành của trên 1000 vị tăng sĩ và giới lãnh
đạo Giáo hội Phật giáo miền Nam cùng một số đông đảo đồng bào yêu nước chống
chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ông phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo
chống đàn áp Phật giáo và đòi dân sinh, dân chủ.
[2] http://chuaphuclam.com, Đào Văn
Bình, Phật giáo tranh đấu – Cuốn sách bị bỏ quên.
[3] Hồ sơ gửi Tổng thống và Quốc hội
Phật giáo trung phần ngày 20/02/1962. Thư viện học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1968.
Tr.2, Tr.3.
[4] Trần Trọng Trung, Nhà Trắng với
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
[5] Trần Trọng Trung, Nhà trắng với
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
[6] http://phatgiao.org.vn, Bồ tát
Thích Quảng Đức (1897 – 1963), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
[7] Báo Nhân dân, ngày 13/06/1963,
Tr.4.
[8] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện
đảng toàn tập, tập 24.
[9] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện
đảng toàn tập, tập 24.
[10] Biên Niên sự kiện chiến tranh Việt
Nam 1945 – 1975.
[11] Báo nhân dân, ngày 22/06/1963.
[12] Tuyên bố của MTDTGPMNVN ngày
22/08/1963. Tuần báo thống nhất, Số 323, ngày 30/08/1963, Tr.3.
[13] Báo Quân đội Nhân Dân, ngày
29/08/1963, Tr.1.
[14] Lịch sử biên niên xứ ủy Nam bộ
và Trung ương cục Miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2002.
[15] Do
ảnh hưởng của vụ tự thiêu nên Ngô Đình Diệm miễn cưỡng hòa hoãn và tổ chức cuộc
họp kéo dài 3 ngày từ 14/6 - 16/6 tại Hội Trường Diên Hồng giữa Ủy Ban
Liên Bộ do Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu và Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ
Phật Giáo và Bản Thông Cáo Chung ra đời với chữ ký (Khán) của Hòa Thượng Hội
Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết và Tổng Thống Ngô Đình Diệm
trong đó có những điểm chính như sau:
- Tách hiệp hội có tính các tôn giáo ra
khỏi Dụ Số 10.
- Chính phủ sẽ lập một Ban Điều Tra để
xét lại các hồ sơ khiếu nại của Phật Giáo.
- Tất cả những ai có liên quan đến cuộc
vận động thực hiện 5 nguyện vọng của Tổng Hội Phật Giáo đề ra bất luận ở đâu sẽ
được Tổng Thống đặc biệt khoan hồng.
- Chính phủ sẽ xác nhận lệnh sửa sai đã ban ra cho các cán bộ để thực thi chính sách
bình đẳng tôn giáo của chính phủ.
- Những cán bộ có trách nhiệm về các vụ
xảy ra từ ngày 8/5/1963 bất kỳ thuộc thành phần nào cũng sẽ bị nghiêm trị, nếu
cuộc điều tra đang tiến hành chứng tỏ lỗi của họ.
- Các gia đình nạn nhân ở Huế đã được
trợ giúp kịp thời và có thể được trợ giúp thêm tùy theo gia cảnh từng người.
[16] Ngay ngày hôm đó (11/06/1963) đúng 19 giờ Tổng thống Ngô Đình Diệm đọc một bài
diễn văn trên sóng phát thanh rằng ông "hết sức lo ngại" về vụ việc và khẩn khoản kêu gọi "đồng bào bình tâm". Ông cũng thông báo rằng tiến trình đàm phán
đang tiến triển tốt. Ông Diệm cho biết chính tình hình tôn giáo căng thẳng như
thế này đã làm nổi bật vai trò của thuyết
nhân cách trong Thiên chúa giáo đối với các luật lệ của
ông. Ngô Đình Diệm còn cho rằng những người có tư tưởng cực đoan đã bóp méo sự
thật và khẳng định rằng các Phật tử có thể: "tin tưởng vào Hiến pháp,
hay nói cách khác là tin tưởng ở tôi".
Ngày 14/06/1963
Diệm chuẩn bị đối phó với cuộc hỏa táng Diệm đã triệu tập hội đồng tướng lĩnh và
ra thông cáo “Ủng hộ Diệm trong cuộc xung đột với Phật giáo…”.
Ngày 15/06/1963
Hơn 5000 quân đội và cảnh sát đổ ra đường, đặt hàng rào kẽm gai khắp nơi trong
thành phố với kế sách “Việt Cộng mang hàng ngàn trái lựu đạn vào đây để gây rối
vụ hỏa táng…”.
Một không khí
căng thẳng và lo sợ đang hiện rõ trên trong bộ máy của chính quyền Sài Gòn,
điều này càng khiến Diệm đưa ra những quyết định sai lầm.
Ngày 16/06/1963
Cảnh sát nổ súng, ném lựu đạn vào quần chúng. Kết quả 12 cảnh sát bị thương,
251 người biểu tình bị bắt. Cùng ngày chừng 300 tăng ni biểu tình trước đại sứ
quán Mỹ phản đối Diệm đàn áp Phật giáo, tuy nhiên dư luận cho hay CIA đã thâm
nhập vào đội ngũ lãnh đạo Phật giáo nên việc hỏa táng bị hoãn.
[17] Tại Hoa Kỳ, báo News and World
Report viết như sau “Người Mỹ ở Sài Gòn cho biết cuộc sinh sự với các nhà lãnh đạo Phật Giáo
của Ô. Diệm là một lỗi lầm tệ hại nhất từ xưa tới nay…khiến cho vai trò của Hoa
Kỳ tại Miền Nam Việt Nam lâm vào tình trạng khốn quẫn”.
Rồi tới các báo chí ở Thụy Sĩ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi, Pháp.
Riêng tờ Neak Cheat Niyum ra ngày 30/6/1963 trong bài xã luận nhan đề “Bước Đường Cùng Của Sự Dối
Gạt” đã viết “Ông Ngô Đình Diệm với những anh em ông ta và người
em dâu bất khả xa lìa, đã dùng hai tuần lễ cuối cùng để chuẩn bị cho những cuộc
chiến đấu tới, những người cuồng tín nhất trong bọn đã nhận được vũ khí và tất
cả phải tức khắc ra tay trước khi Phật Giáo đồ thực hiện chủ trương tạo một
Thánh Barthelemy như của Gia Tô Giáo. Nói riêng thì tập đoàn này không thể vì
cớ gì lùi bước được nữa vì chúng tôi lượm được những tin này tại các trung tâm
Gia Tô Giáo người Âu ở Nam Việt Nam”.
Tại Bruxelles (Bỉ) Linh Mục Pire- người đoạt giải Nobel về hòa bình, gửi
Ô. U Thant- Tổng Thư Ký một bức thư yêu cầu ông gấp rút mở cuộc điều tra tại
chỗ để làm sáng tỏ vấn đề.
Tờ Washington Post viết “Phật Giáo đồ khắp Á Châu sẽ có cảm tưởng rằng dù sao
Hoa Kỳ cũng dung túng sự kỳ thị tôn giáo. Đó là một cảm nghĩ sai lầm, nhưng
trót là bạn của một chế độ độc tài, áp bức nên Hoa Kỳ dù sao cũng bị ảnh
hưởng”.
Tờ New York Times số ra ngày 19/6/1963 viết “Tình hình ở Sài Gòn đã đến giai đoạn giống
hệt như những ngày cuối cùng của Ô. Lý Thừa Vãn tại Hán Thành”.
Tờ Sunday Examiner của Thiên Chúa Giáo xuất bản ở Hongkong viết “Mong rằng những người tuy
khác đạo giáo nhưng phải tôn trọng giá trị về tôn thờ đạo giáo của họ, và đó là
tinh thần bình đẳng tự do con người”.
Nữu Ước UPI “Trong khi chính phủ đang cần sự tin tưởng của dân chúng hơn bao giờ hết
thì chính phủ lại đang mất sự ủng hộ của tín đồ Phật Giáo chiếm ba phần tư tổng
số dân chúng tại Miền Nam Việt Nam”.
UPI Hoa Thịnh Đốn ngày 19/7/1963 đưa tin “Hôm Thứ Năm, Thượng Nghị Sĩ Wayne L. Morse
nói rằng ông sẽ không đồng ý cho một đô-la nào nữa để ủng hộ cho một chế độ độc
ác tàn bạo của TT. Ngô Đình Diệm tại Miền Nam Việt Nam”.
Tờ
Christian Science Monitor trong bài “Sự Đau Khổ Tại Miền Nam Việt Nam” đã viết
“Chế độ gia đình
trị của TT. Ngô Đình Diệm đang tự đào hố chôn mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét