Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH PARIS CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN NHÌN TỪ VIỆC THỰC THI ĐIỀU 2, CHƯƠNG II TRONG HIỆP ĐỊNH PARIS NĂM 1973

VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH PARIS CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
NHÌN TỪ VIỆC THỰC THI ĐIỀU 2, CHƯƠNG II TRONG HIỆP ĐỊNH PARIS NĂM 1973
Lý Viết Trường[1]
Vàng A Cử[2]
Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đấu tranh cực kỳ quyết liệt, gay go, là cuộc đối đấu giữa nền ngoại giao cách mạng và ngoại giao quen ỷ vào thế mạnh về quân sự và kinh tế của Mỹ.
Khó khăn này đã được đảng và bác hồ dự báo trước, tuy nhiên Người cũng tin chắc rằng ta sẽ dành chiến thắng trên bàn đàm phán, cụ thể trong bài thơ gửi các đồng chí đang công tác tại Paris, xuân kỷ dậu – 1969, bác viết:
Xuân gà túc tắc đến nơi
Gửi người thân thiết mấy lời mừng xuân
Gà xuân túc tắc rạng đông
Được tin thắng lợi cờ hồng bay cao[3].
Nhờ phát huy kinh nghiệp truyền thống[4] của cha ông là sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị - ngoại giao đúng đắn sáng tạo nên đảng và nhân dân ta đã dành được chiến thắng to lớn và vang dội trên bàn đàm phán Paris năm 1973, chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ ở Việt Nam.
1.     Vài nét về hiệp định Paris năm 1973.
Hội đàm Pari kéo dài hơn 4 năm 8 tháng, từ 10/05/1968 đến 27/01/1973. Ban đầu chỉ có 2 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ với 174 phiên họp, sau có thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (không kể các bên khác tham dự).
Cùng với những phiên họp đã công khai còn có 24 phiên họp kín giữa đại diện phái đoàn Hoa Kỳ là Henry Kissinger và đại diện phái đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hòa là Lê Đức Thọ từ tháng 02/1970 đến 23/01/1973. “Những nội dung hiệp định chủ yếu được ký trong các phiên họp kín giữa hai đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 27/01/1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế, đại lộ Kleber, Paris, vào lúc 11h (giờ Paris), lễ ký kết hiệp định Paris chính thức khai mạc. Tham gia buổi lễ ký kết gồm có phái đoàn của 4 bên[5], các thành viên của ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.
Hiệp định được ký kết với 2 thứ tiếng[6] nhưng nội dung là một và đều do Việt Nam dân chủ Cộng hòa đề nghị[7].
Hiệp định được chia thành 9 chương với 23 điều, các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất với nhau vào tháng 10/1972.
Một số điểm cơ bản của hiệp định Paris được ký kết như sau:
“Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được cộng nhận bởi hiệp định Genève.
Ngưng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ ngày 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi Ban Liên hợp Quân sự giữa hai lực lượng của chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi nam Việt Nam. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một đổi một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào các vấn đề nội bộ của Nam Việt Nam.
Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thỏa thuận chi tiết của các phía Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lại chính trị của mình qua tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào, không kèm theo điều kiện chính trị.
Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký định ước quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam[8].
Dưới đây là bản gốc nguyên văn văn bản Hiệp định Paris 1973[9].
 
Chữ ký của 4 bên; thứ nhất: Chính phủ Việt Nam Công hòa (chính quyền Sài Gòn), thứ hai:chính phủ Hoa Kỳ, thứ ba: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thứ tư: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong hiệp định Paris 1973[10].
2.     Nội dung điều 2, chương II chấm dứt chiến sự - rút quân.
Nội dung điều 2, cụ thể:
 “Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT), ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.
Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam dân chủ cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực.
Việc chấm dứt chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn”[11].
Từng câu từng chữ trong hiệp định thường chứa trong nó rất nhiều hám ý, nếu trong câu có một từ bị thay đổi thì ý nghĩa của câu nói có thể bị thay đổi hoàn toàn. Trong hiệp định Paris “Các câu chữ mập mờ đến mức Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải mở một diễn đàn đặc biệt để đánh giá ý nghĩa một số điều khoản của hiệp định. Diễn đàn này được tổ chức trong thời gian từ giữa tháng Năm đến giữa tháng sáu 1973 qua 20 lần gặp gỡ[12].
Cuộc ngừng bắn được thực hiện trên khắp miền nam Việt Nam” Các điều khoản của hiệp định điều phải có hiệu lực với tất cả các lược lượng dính líu đến chiến trường Nam Việt Nam, do đó thời điểm triển khai phải thống nhất trong các lực lượng tác chiến.
 Một cuộc ngừng bắn trên chiến trường là cần thiết để thể hiện những nỗ lực cuối cùng của giới chức Mỹ  - để quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam trong danh dự.
Bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc” Nền hòa bình đạt được bằng xương máu của cả dân tộc, là nền hòa bình cần phải được tất cả các bên công nhận và tôn trọng, có trách nhiệm và bảo đảm về sức mạnh của mình không làm ảnh hưởng đến nền hòa bình mới đạt được, bảo đảm thực hiện đúng nội dung của hiệp định.
Về phía Mỹ bị thất bại hoàn toàn trên lĩnh vực quân sự, do thái độ cứng rắn của phái đoàn Việt Nam đã làm cho Mỹ và các bên giường như chỉ quan tâm duy nhất đến vẫn đề ngưng bắn để rút quân khỏi miền Nam Việt Nam mà không hề quan tâm đến các vấn đề dân tộc tự quyết, hòa bình hai miền, vì thực tế  hiện tại Mỹ đã không còn đủ sức để kiểm soát nổi tình hình Nam Việt Nam.
Về phía VNDCCH, nhân dân Việt Nam luôn muốn hòa bình, nhưng nền hòa bình chúng ta giành được phải được các lược lượng tham chiến cam kết không xâm phạm, tôn trọng các điều khoản của hiệp định. Có như vậy chúng ta mới giữa được nền hòa bình lâu dài, ổn định.
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger là hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán này bởi nội dung hiệp định chủ yếu được quyết định trong các phiên họp kín, vốn chỉ có 2 đoàn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ đàm phán với nhau.
Hòa bình: Hòa bình là trạng thái yên bình không có chiến tranh. Không dùng đến vũ lực, không gây chiến tranh, giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hoà bình.
Hoa Kỳ đã rút quân về nước, đây là một trong những điểm nhỏ nhoi mà hiệp định Paris giành được.
“Hoa Kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực”.
Hiệp định Pa-ri ký kết, cùng với việc rút quân về nước, Mỹ còn có nghĩa vụ, trách nhiệm rà phá làm sạch bom mìn do Mỹ thả xuống vùng biển miền Bắc trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại từ năm 1967 đến 1973.
Tuy nhiên thực tế một cuộc ngừng bắn đã không diễn ra do cả hai chính quyền Nam – Bắc Việt Nam đều không tôn trọng điều 2, chương II. Và một thực tế nữa là Mỹ đã không làm tròn hay nói cách khác là Mỹ cố tình không làm  nhiệm vụ hậu chiến của mình.
Tuy nhiên hiệp định được viết bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh nên đã tạo ra một cái cớ để các bên dựa vào đó bắt bẻ, cụ thể “Câu “Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn”[13] được ghi ở điều 2 lại bị chính quyền Thiệu bắt bẻ “Bản tiếng anh dùng chữ “durable and without limit of the time”[14] trong khi bản tiếng Việt lại dịch là “Vững chắc và không thời hạn”. “durable” không có nghĩa là vững chắc, mà chỉ là tính cách lâu dài[15].
Nội dung điều 2, chương II trong hiệp định Paris, 1973[16].

Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
 Nam Việt Nam (ở giữa) ký vào Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, 
lập lại hòa bình tại Việt Nam (Ảnh tư liệu)
Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam 27.1.1973 (nguồn: http://www.tuyengiao.vn)
3.     Việc thực thi điều 2, chương II Chấm dứt chiến sự - rút quân trong hiệp định Paris của bốn bên liên quan.
Sóng gió chiến tranh và bất ổn đã được dự báo trước khi hiệp định Paris đã được kí kết, cụ thể “Mỹ đã ồ ạt tặng viện cho chính quyền Sài Gòn cùng với vũ khí, khí tài, đạn dược, phương tiện chiến tranh để lại sau khi phải rút quân, tạo thành kho vũ khí khổng lồ, hy vọng Sài Gòn đứng vững[17].
Thực ra hiệp định Paris ký kết đã không thực hiện đúng tầm quan tọng mag người ta mong muốn “Việt Nam Cộng Hòa tố cáo Chính phủ cách mạng lâm thời gây ra 4.595 vụ vi phạm ngừng bắn kể từ ngày 28 tháng giêng. Thái độ này chẳng có bên nào ở miền Nam Việt Nam quan tâm đến hòa bình[18].
Với những khó khăn đã được dự báo như trên thì một hiệp định không được thực thi đến nơi đến chốn do tác động từ 4 bên, cụ thể:

3.1.         Việc thực thi điều 2, chương II của Mỹ.
Mỹ đã vi phạm trắng trợn điều 2, chương II trong hiệp định Paris là “Chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới…”, cụ thể:
Nếu như theo điều 2 thì Mỹ không được đe dọa bằng việc đưa máy bay sang nước đồng minh ngay kề đông dương đồng thời Mỹ phải chấm dứt mọi hoạt động viện trợ quân sự, chấm dứt hoàn toàn chiến sự. Thế nhưng “Mỹ đã không đưa máy bay về nước mà chuyển sang các nước đống minh như Thái Lan nhằm sẵn sàng chi viện cho Việt Nam Cộng hòa khi cần thiết.
Từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, Mỹ đã chuyển gấp cho quân đội Sài Gòn tổng cộng 700 loại máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác tri giá lên tới 2.670 triệu đô la (năm 1973).
Trong năm 1973, Mỹ đã đưa thêm vào miền Nam 90 máy bay, 100 khẩu pháo và một khối lượng lớn các phương tiến chiến tranh[19].
Mỹ đã dùng đội ngũ cố vấn quân sự khoác áo dân sự để chỉ đạo quân dội Sài Gòn ráo riết thực hiện kế hoạch chiến tranh 3 năm (1973 – 1975), hòng lấn chiếm vùng giải phóng, tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam , tiến tới xóa bỏ tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.
Mỹ đảm bảo với chính quyền Thiệu rằng “… Nếu chiến tranh lại tái diễn thì Hoa Kỳ có thể can thiệp bằng không lực để trợ giúp QLVNCH đẩy lùi cuộc tiến công của cộng sản với một số thủ tục…”[20].
Rõ ràng Mỹ chưa bao giờ có ý định từ bỏ cuộc chiến ở Việt Nam ngay cả khi thất bại ở Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không năm 1972 rồi hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, cụ thể “Trong cuộc họp báo ngày 02/03/1973, tại Oasinhton, tổng thống Mỹ Níchxơn vẫn khẳng định quyết tâm theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam bất chấp quy định của hiệp định Paris[21].
Chính sách can thiệp của Hoa Kỳ được bình luận trong tờ nhật báo Mỹ “Internationl Herald Tribune” tháng 04/1974: “Hoa Kỳ đã lựa chọn con đường sử dụng sức mạnh vũ khí khi can thiệp vào Việt Nam[22].
Tuy nhiên cuộc chiến ở Việt Nam đã bị Quốc hội và thượng viện Mỹ phản đối “Thượng viện Mỹ ra dự luật không cấp ngân sách cho bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ ở Đông Dương[23]. Từ đó trở đi chính sách viện trợ của Mỹ dành cho Việt Nam về kinh tế và quân sự đã bắt đầu giảm dần. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho Việt Nam Cộng hòa thất bại sau này.
3.2.         Việc thực thi điều 2, chương II của Việt Nam Cộng hòa.
Chính quyền Việt Nam Công hòa được sự ủng hộ của Hoa Kỳ nên đã ra sức phá hoại và vi phạm điều 2, chương II về vấn đề chấm dứt chiến sự - rút quân nói chung và vấn đề ngừng bắn nói riêng đã được ký kết trong hiệp định Paris, cụ thể:
Với chính quyền Sài Gòn ngừng bắn không có nghĩa là rời tay súng, bỏ nhiệm sở mà ngược lại phải giữ vững cơ sở, vị trí đồn bót, các trục lộ giao thông, phi trường… với bất cứ giá nào.
Vả lại Việt Nam Cộng hòa cũng tố cáo Việt Nam dân chủ cộng hòa vi phạm hiệp định Paris, cụ thể: “Việt Nam Cộng Hòa tố cáo Chính phủ cách mạng lâm thời gây ra 4.595 vụ vi phạm ngừng bắn kể từ ngày 28 tháng giêng. Thái độ này chẳng có bên nào ở miền Nam Việt Nam quan tâm đến hòa bình[24].
Với những cố gắng viện trợ của Mỹ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa như trên[25] nên khi “Hiệp định Pari ký chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu lập tức tung quân Tràn ngập lãnh thổ”[26] đánh phá vùng giải phóng để lấn đất, giành dân[27].
Chính quyền Việt Nam Công hòa đã vi phạm điều 2, chương II trong hiệp định Paris một cách nghiêm trọng “Một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba”, cụ thể:
Địch càn quét lấn chiếm được nhiều vùng giải phóng, kiểm soát được 11.430 ấp, trong đó có 5.008 ấp loại A với số dân là 19.049.000 người[28].
Quân dội Sài Gòn ngang nhiên tổ chức các cuộc hành quân quy mô vừa và lớn “… tính đến 31/01/1973, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 694 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên, gồm: 603 cuộc cấp tiểu đoàn, 34 cuộc cấp trung đoàn và 57 cuộc cấp sư đoàn[29].
Năm 1973 – 1974, ở trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát diễn ra một “Phong trào” cầu viện rầm rộ không những lôi kéo được tòa đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh chính quyền Sài Gòn mà còn được sự ủng hộ nhiệt tình của Tổng thống Mỹ R.Níchxơn[30].
Về mặt quân sự trọng hiệp định Paris mà cụ thể là điều 2, chương II nêu rõ “Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự…” vậy mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nhận được sự cam kết giúp đỡ của tổng thống Mỹ “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã cam kết về một sự trợ giúp quân sự[31].
Riêng Hoa Kỳ, theo báo cáo của Tổng trưởng Kinh tế chính quyền Sài Gòn Phạm Kim Ngọc cho biết “Các dân biểu hứa sẽ vận động viện trợ cho tài khóa 1973 – 1974 lên tới khoảng chừng 600 triệu Mỹ kim… về viện trợ quân sự (khoảng 1,6 tỷ Mỹ kim một năm)[32].
Tuy nhiên những viện trợ của Mỹ vào Nam Việt Nam càng nhiều thì kết quả đưa lại càng buồn chán và tháng 7 đã dập tắt những hy vọng quá mong manh về con số 1,6 tỷ đôla mà Natin hứa viện trợ cho miền Nam[33].
Chính quyền Thiệu đổ lỗi cho phía chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam đã vi phạm hiệp định Paris, và quyết dành thắng lợi trên chiến trường “Chính sách cơ bản của đế quốc Mỹ ở miền Nam vẫn là thực hiện “Học thuyết Níchxơn” áp dặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta[34].
3.3.         Việc thực thi điều 2, chương II của Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Ngay khi hiệp định Paris ký kết bộ chính trị họp và đề ra chủ trương “Kiên quyết giữ vững hòa bình, không chủ động gây ra xung đột quân sự, gây ra nội chiến, ra sức phát huy thắng lợi đã giành được…[35].
Ngày 27/121973, Hội đồng Tái thiết và phát triển trung ương chính quyền Sài Gòn xây dựng “Kế hoạch phòng vệ và phát triển năm 1974” mà mục tiêu của Thiệu đề ra trong huấn thị ngày 27/12/1973: “Nỗ lực của chúng ta đã hóa giải âm mưu giành dân lấn đất của quân giải phóng đồng thời cũng đã ngăn chặn và bẻ gãy các cuộc tấn công của chúng (Quân giải phóng – TG) tại nhiều nơi[36].
Bản báo cáo ngày 12/10/1973, đại tướng Cao Văn Viên – Tổng tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn về “Khả năng trợ giúp của Hoa Kỳ trên lãnh vực quân sự đặc biệt là việc yểm trợ bằng không quân[37].
Trên mặt trận quân sự chúng ta nghiêm chỉnh thi hành lệnh ngừng bắn. Kiên quyết đàm phán nhằm buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực thi hiệp định Paris.
Tuy nhiên phía Việt Nam Cộng hòa đã tố cáo chính phủ Việt Nam dân chủ Công hòa vi phạm hiệp định Paris, nhất là điều 2, chương II, cụ thể: “Trần Văn Lắm thay mặt Việt Nam Cộng Hòa tố cáo Chính phủ cách mạng lâm thời gây ra 4.595 vụ vi phạm ngừng bắn kể từ ngày 28 tháng giên.[38].
Rõ ràng vì mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam thì việc chấp hành nghiêm chính hiệp định Paris là không thể, bởi lẽ bác Hồ đã từng căn dặn “Miền Nam là máu của máu, là thịt của thịt Việt Nam, nước có thể cạn, đá có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” nên phái Việt Nam dân chủ Cộng hòa phải tiến lên giành độc lập dân tộc, thống nhất non sông thu về một mối.
3.4.         Việc thực thi điều 2, chương II của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ngày 25/04/1973, bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu chủ động đưa ra đề nghị 6 điểm, trong đó đề nghị 1 yêu cầu “Chấm dứt ngay mọi cuộc xung đột, triệt để tuân theo mọi điều khoản về ngừng bắn[39] liên quan đến điều 2, chương II trong hiệp định Paris năm 1973.
Tại phiên họp thứ 10, ngày 05/09/1973, ông Nguyễn Văn Hiếu – Trưởng phái đoàn chính phủ Các mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã gay gắt lên án: “… trước khi ký hiệp định Paris các ông đã chống lại với cái cuộc ngừng, các ông tìm cách phá hoại cái ngừng bắn trên toàn miền Nam…”[40]“Bà Nguyễn Thị Bình tố cáo chính quyền Việt Nam cộng hòa và Hoa Kỳ can thiệp vào việc thi hành và phá hoại hòa bình. Hàng ngàn cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn và Hoa Kỳ vào các vùng giải phóng chứung tỏ rằng Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn chưa từ bỏ hành động chống lại hòa bình và hòa hợp dân tộc[41],  Đáp trả lại những điều này “Việt Nam Cộng Hòa tố cáo Chính phủ cách mạng lâm thời gây ra 4.595 vụ vi phạm ngừng bắn kể từ ngày 28 tháng giêng. Thái độ này chẳng có bên nào ở miền Nam Việt Nam quan tâm đến hòa bình[42].
Sau rất nhiều sự cố gắng thương thuyết nhằm tìm ra một con đường giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp không được do thái độ hiếu chiến của chính quyền Thiệu nên ngày 08/10/1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố không thương thuyết với chính quyền Sài Gòn.
Tiếp đó bộ tư lệnh miền phát lệnh cho toàn thể các lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến lên “Kiên quyết trừng trị bọn Mỹ - Thiệu ngoan cố và hiếu chiến, kiên quyết đập tan hệ thống đồn bốt của địch, mở rộng vùng giải phóng, giành quyền làm chủ về tay nhân dân[43]. 

4.     Kết luận.
Thực tế hiệp định Paris chỉ được các bên thi hành một vài điều rất nhỏ, cụ thể:
Thứ nhất: Mỹ đã thực hiện cam kết rút quân về nước, điều này đã khiến cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa gặp nhiều bất lợi và tinh thần ngụy quân Sài Gòn suy sụp.
Thứ hai: Đất nước tạm thời chia đôi thành 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời. Cả bốn bên đều có một khoảng thời gian ít ỏi để chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến mà ai cũng biết sắp diễn ra.
Đó là một vài điểm làm được ít ỏi của các bên sau hiệp định Paris năm 1973, còn lại chủ yếu các bên chỉ trích lẫn nhau, vi phạm theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
Các bên sau khi hiệp định Paris được ký kết đã không ngừng chỉ trích lẫn nhau, cụ thể: “Bà Nguyễn Thị Bình tố cáo chính quyền Việt Nam cộng hòa và Hoa Kỳ can thiệp vào việc thi hành và phá hoại hòa bình. Hàng ngàn cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn và Hoa Kỳ vào các vùng giải phóng chứung tỏ rằng Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn chưa từ bỏ hành động chống lại hòa bình và hòa hợp dân tộc[44], “Đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa ủng hộ những lời buộc tội này và đưa ra những cáo buộc tương tự[45]. Ngược lại “Trần Văn Lắm thay mặt Việt Nam Cộng Hòa tố cáo Chính phủ cách mạng lâm thời gây ra 4.595 vụ vi phạm ngừng bắn kể từ ngày 28 tháng giêng. Thái độ này chẳng có bên nào ở miền Nam Việt Nam quan tâm đến hòa bình[46].
Hiệp định Paris là chưa bao giờ được thực hiện, cụ thể: “Wasinhton không viện trợ tái thiết sau chiến tranh cho Việt Nam, Hà Nội tiếp tục đưa quân và hàng tiếp tế thâm nhập vào miền Nam, mặt trận dân tộc giải phóng duy trì chiến tranh du kích ở miền Nam, Sài Gòn từ chối bầu cử để thành lập một chính phủ mới từ vĩ tuyến 17 trở vào[47].
Tóm lại đứng trên quan điểm của các bên liên quan, mỗi bên đều đến với hiệp định Paris với mục đích riêng của mình nên khi ký hiệp đinh thành công họ đều đồng lạt trà đạp lên hiệp định. Rồi sau đó mỗi bên đều đưa ra những lý lẽ khác nhau để biện minh cho hành động của mình.
Thực tế hiệp định Paris đã được ký kết vào ngày 27/01/1973, tuy nhiên các bên không hề tôn trọng hiệp định mà ngược lại họ thi nhau phạm luật và buộc tội lần nhau, nhưng tác dụng của nó thì không được như mọi người mong muốn. Và điều 2, chương II, trong hiệp định Paris cùng cùng chung số phận, cụ thể: “Một cuộc ngưng bắn đã không được thực hiện. Hoa Kỳ không chấm dứt hoạt động quân sự.  Hoa Kỳ không thực hiện chính sách sau chiến tranh. Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự cuối cùng chỉ là giấc mơ nằm trên giấy tờ”.

Tài liệu tham khảo.
1.     Nguyễn Thị Bình, Mặt trận dân tộc giải phóng – Chính phủ cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam (hồi ức), Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001.
2.     Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Về đại thắng mùa xuân năm 1975 - qua tư liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2010.
3.     Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, tập 1, đánh và đàm, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012
4.     Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, tập 2, kí kết và thực thi, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012.
5.     Phạm Văn Đồng, Thắng lợi vĩ đại tương lại huy hoàng, Nxb Sự thật, 1976.
6.     George C.Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1998.
7.     Hội sử học Hà Nội, Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê (kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 580 năm giải phóng Đông Quan và thành lập vương triều Lê), Nxb Hà Nội, H.2008.
8.     Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đai cương lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, H.2011.
9.     J. Pimlott, Việt Nam những trận đánh quyết định, Trung tâm khoa học công nghệ môi trường – Bộ quốc phòng, H.1997.
10.            Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012.
11.            Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam được và mất (hay những bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam), Nxb Đà Nằng, 2007.
12.            Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012.
13.            Nguyễn Văn Sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh tướng thế kỳ XX – qua tư liệu nước ngoài, Nxb Quân đội Nhân dân, H.2011.
14.            Trần Trọng Trung, Nhà trắng với cuộc chiến tranh xam lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2005.



[1] Viết phần 1, 3, 4.
[2] Viết phần 2
[3] Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả, Mặt trận dân tộc giải phóng chính phủ cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam (hồi ức), Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001, Tr.7.
[4] PGS.Ts. Lê Đình Sỹ, Nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao trong quá trình bao vây và giải phóng Đông Quan, (Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 580 năm giải phóng Đông Quan và thành lập vương triều Lê, Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê), Nxb Hà Nội, H.2008, Tr.78 – 86.
[5] Đại diện 4 bên gồm: Bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng bộ ngoại giao chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ William P.Rogers và Trần Văn Lắm – tổng trưởng ngoại giao chính quyền Sài Gòn, cùng ký vào bản văn hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
[6] Tiếng Việt và tiếng Anh. Bản tiếng Việt do VNDCCH soạn thảo, bản tiếng Anh do Hoa Kỳ soạn thảo.
[7] Nội dung của bản văn hiệp định chính thức cũng là nội dung của bản dự thảo hiệp định tháng 10/1972.
[8] Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, tập 2, kí kết và thực thi, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, tr. 12 – 13.
[9] Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II, sdd, Tr.28 – 29.
[10] Hồ sơ 1235, ĐIICH, TTLTII.
[11] Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia II, sdd, Tr. 15 – 16.
[12] Thượng nghị viện Hoa Kỳ, Hearing on the Paris Peace Accords, Tr. 263.
[13] Hiệp định về chấm dựt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, phông ĐIICH, hò sơ số 1235.
[14] Có nghĩa là: Bền và không có giới hạn thời gian (nguồn: http://translate.google.com)
[15] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Về đại thắng mùa xuân năm 1975 - qua tư liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2010, Tr. 115.
[16] Hồ sơ 18079, PTTg, TTLTII.
[17] Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 , tập VIII, Toàn thắng, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2013, Tr. 6.
[18] Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, Tr.226 – 227.
[19] Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, sdd, Tr. 11 – 12.
[20] Phiếu trình số 222/TTM/P341 ngày 12/10/1973 của bộ tổng tham mưu quân lực chính quyền Sài Gòn về việc yêu cầu không lực Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp chiến cuộc tại Việt Nam tái diễn, phông ĐIICH, hồ sơ số 443.
[21] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, sdd, Tr.109.
[22] Tài liệu của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo chính quyền Sài Gòn về những bài báo ngoại quốc đáng lưu ý ghi nhận từ ngày 14/04 đến 20/04/1974, thông qua PTTg, hồ sơ số 18304.
[23] J. Pimlott, Việt Nam những trận đánh quyết định, Trung tâm khoa học công nghệ môi trường – Bộ quốc phòng, H.1997, Tr. 160.
[24] Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, Tr.276 – 277.
[25] Mỹ đã không đưa máy bay về nước mà chuyển sang các nước đống minh như Thái Lan nhằm sẵn sàng chi viện cho Việt Nam Cộng hòa khi cần thiết.
Từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, Mỹ đã chuyển gấp cho quân đội Sài Gòn tổng cộng 700 loại máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác tri giá lên tới 2.670 triệu đô la (năm 1973).
Trong năm 1973, Mỹ đã đưa thêm vào miền Nam 90 máy bay, 100 khẩu pháo và một khối lượng lớn các phương tiến chiến tranh.
[26] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Về đại thắng mùa xuân năm 1975 - qua tư liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2010, Tr. 113.
[27] Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, sdd, Tr.6.
[28] Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), Nxb Quân đội Nhân dân, H.2005, Tr.611.
[29] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, sdd, Tr. 117.
[30]  Risớc Níchxơn.
[31] Cơ quan thông tấn của chính quyền Sài Gòn (Việt tấn xã) số 8052 ngày 12/04/1973, phông ĐIICH, hồ sơ số 1949.
[32] Tờ trình số 109 – BKT/VP/T.Tr/M ngày 30/05/1973 của bộ kinh tế chính quyền Sài Gòn, phông ĐIICH, hồ sơ số 197.
[33] Trần Trọng Trung, Nhà trắng với cuộc chiến tranh xam lược Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2005, Tr. 807.
[34] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đảng toàn tập, sdd, tập 34, Tr. 226 – 227.
[35] Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, sdd, Tr. 30.
[36] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Về đại thắng mùa xuân năm 1975 - qua tư liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2010, Tr. 87.
[37] Phiếu trình số 222/TTM/P341 ngày 12/10/1973, của bộ tổng tham mưu quân lực chính quyền Sài Gòn về việc yêu cầu không lực Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp chiến cuộc tại Việt Nam tái diễn, phông ĐIICH, hồ sơ số 443.
[38] Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, Tr.276 – 277.
[39] Nguyễn Thị Bình, Mặt trận dân tộc giải phóng – Chính phủ cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam, sdd, Tr.127.
[40] Bản ghi tốc ký phiên họp thứ 10 hội nghị giữa 2 bên miền nam Việt Nam tại Paris ngày 09/05/1973, phông ĐIICH, hồ sơ số 1274.
[41] Tuyên bố của bà Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng bộ ngoại giao, trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị quốc tế về Việt Nam, ngày 25/2/1973, file 31, vol 3072, box 57, rg 25, CAN.
[42] Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, Tr.276 – 277.
[43] Bộ nội vụ - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước – Trung tâm lưu trữ quốc gia II, sdd, Tr.133.
[44] Tuyên bố của bà Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng bộ ngoại giao, trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị quốc tế về Việt Nam, ngày 25/2/1973, file 31, vol 3072, box 57, rg 25, CAN.
[45] Tuyên bố của chính phủ VNDCCH về những vụ vi phạm nghiêm trọng hiệp định Paris của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, ngày 26/02/1973, file 30, vol 3072, box 57, RG 25, CAN.
[46] Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh – Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012, Tr.276 – 277.
[47] Pierre Asselin, sdd, Tr.282.

2 nhận xét:

  1. Emperor Casino Review - Shootercasino
    Emperor Casino is a safe and secure online kadangpintar casino that offers real money gambling. You'll find the biggest 제왕카지노 tournaments, top live games, generous 메리트 카지노 bonuses

    Trả lờiXóa