Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Ý THỨC KHAI THÁC VÀ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA NHÀ NGUYỀN TỪ 1802 – 1884

Ý THỨC KHAI THÁC VÀ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN
TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA NHÀ NGUYỀN TỪ 1802 – 1884
Biên niên sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa từ 1802 – 1884 trong các sử liệu, thư tịch cổ và tài liệu tham khảo.
Thời gian
Nội dung
Tài liệu
Trang
1802
Sai phí vệ úy vệ kiên võ là Hoàng Vĩnh mộ dân ngoại tịch ở Gia Định lập làm đội Thanh Châu để đi tuần các cửa biển
Đại Nam thực lục, tập 1
494
1803
Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.
Đại Nam thực lục, tập 1
566
1806
Thuyền cá của người Thanh gặp bão dạt vào phần biển Quảng Nam, Bình Định. Sai cấp cho tiền gạo rồi bảo về.
Đại Nam thực lục, tập 1
638
1806
Nhà vua chiếm hữu quần đảo này[1].
Người Việt với biển
492
1806
Sách Nhất thống dư địa chí làm xong.
Sách có nhiệm vụ kê cứu bản đồ cả nước, các thành dinh trấn đạo từ Kinh Sư vào nam đến Hà Tiên, ra bắc đến Lạng Sơn… soạn làm 10 quyển.
Đại Nam thực lục, tập 1

1809
65 chiếc thuyền vận tải của Bắc Thành gặp nạn ở biển Nghệ An.
Vua sai đem thuyền dân kéo vào bờ rồi thưởng hơn 200 quan tiền.
Đại Nam thực lục, tập 1
760
1809
Thuyền buôn Ngô Hạnh (Xiêm) gặp bão dạt vào biển Đà Nẵng, cấp cho 200 phương gạo.
Đại Nam thực lục, tập 1
761
1810
Thuyền buôn Xiêm La gặp gió dạt vào Đại Chiêm. Vua sai Quảng Nam cấp cho lương thực rồi về.
Đại Nam thực lục, tập 1
783
1815
Năm Ất Hợi vua sai đội Hoàng Sa là Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa để thăm dò đường biển
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
48 - 49
1816
Vua Gia Long bắt đầu cử thủy quân cùng đội Hoàng Sa lo việc kiểm soát và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa.[2]
Đại Nam thực lục, tập 1
951
1817
Đại thương nhân Bồ Đào Nha dâng lên vua Gia Long một tấm bản đồ về quần đảo Hoàng Sa.
Người Việt với biển
493
1817
Thuyền xứ nước Xiêm sang Thanh gặp nạn rồi dạt vào Đà Nẵng. Vua sai Quảng Nam cấp gạo, lương thực 200 phương.
Đại Nam thực lục, tập 1
951
1820
Minh Mạng nối ngôi Gia Long và tiếp tục khẳng định chủ quyền và tăng cường sức mạnh phòng thủ ở đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người Việt với biển
495
Tháng giêng, 1820
Cai đội Lê Văn Úy làm thủ ngự sử ở Phú Quốc, mộ lính tập 10 đội ở thủ sở, mỗi đội 50 người, cho mỗi đội đều làm thuyền lớn thuyền nhỏ 3 chiếc, nhà nước cung cấp khí giới, tha cho thuế thân và tạp dịch để sai đi tuần biên”
Đại Nam thực lục, tập 2
39
03/1820
Tỏ chính sách nhân từ, vua hạ lệnh cho thành dinh trấn đều sự trữ tiền 100 quan, gạo 100 phương ở thủ sở cửa biển … cấp cho người bị nạn.
Đại Nam thực lục, tập 2
43
05/1820
Sai quan lễ tạ thần biển và đền Thái Dương phu nhân, vì cớ việc vận tải đường biển được yên ổn
Đại Nam thực lục, tập 2
61
1820
Jean Baptiste Chaigneau, cố vấn vua Gia Long có viết trong cuốn hồi ký về nước Cochinchine: “Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi hoàng đế gồm xứ cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa biển và quần đảo Paracels do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành. Chỉ tới năm 1816, hoàng đế mới chiếm hữu đảo này.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
50
Tháng giêng 1821[3]
Sai Bình Hòa mộ người lập 2 đội thuộc lệ, mỗi đội 50 người, chia ra đóng ở thủ Bình Nguyên và các của biển Cam Ranh, Hòn Khói
Đại Nam thực lục, tập 2
118
1821
Phan Huy Chú biên soạn bộ Lịch triều hiến chương loại chí quyển 5: Dư địa chí từ 11a – 12a, đã nói về quần đảo Hoàng Sa tương tự như tác phẩm Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, chỉ thay từ họ Nguyễn thành Tiền vương lịch triều. “…Tiền vương lịch triều (các chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 tên cũng lấy dân An Vĩnh luân phiên xung vào”. Chương nói về phủ Tư Nghĩa tỉnh Quảng Nam hầu như nói về Hoàng Sa.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
51
03/1822
Thuyền bị nạn của Xiêm vào hải phận An Hải (tên phường) thuộc Quảng Ngãi. Vua cấp tiền, gạo rồi cho đi.
Đại Nam thực lục, tập 2
193
03/1822
Vua tuần ra của biển Thuận An
Đại Nam thực lục, tập 2
202
06/1822
Nguyễn Văn Sương đem thuyền ra biển Hà Tiên bắt giặc biển Chà Và, chém được 3 tên.
Đặng Văn Từ[4] đem thuyền ra tiếp ứng, chém được 4 tên, bắt sống 5 tên.
Vua sai thưởng cho Sương và Tử.
Đại Nam thực lục, tập 2
216 – 217
06/1822
Sai trấn Quảng Nam dựng công quán ở của biển để dự bị nơi trú trọ cho quan viên sai đi việc công.
Đại Nam thực lục, tập 2
229
1825
Trong cuốn Storia delle Indie Orientali (tập 1 viết về Đông Ấn) của Felice Ripamonti in tại Milano năm 1825[5]. Phần Libro XXII từ trang 124 – 143 dành riêng để viết về đàng trong (Cochinchina). Trang 127 viết “… thuyền trưởng các tàu buôn phải thường xuyên qua lại vùng này thích cập cảng Hội An hơn, cảng này không xã thủ đô Huế. Những người đi biển ở ba cảng này (Cảng Huế, Hội An, Đà Nẵng) là những người lão luyện nhất của quốc gia này và hằng năm có chuyến đi biển đến chuỗi đảo và bãi đá nhỏ có tên là Hoàng Sa (paracel) nhằm cách bờ biển đàng trong khoảng 20 – 30 dặm…”.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
51 – 52
07/1826
Thuyền buôn Anh Cát Lợi bị nạn đậu ở Bình Thuận … Vua sai đưa hết về Gia Định, đợi thuận tiện rồi thả về.
Đại Nam thực lục, tập 2
533
1828
Cuốn La Cosmografia istorica, astronmica e fisica, tập 6 của Biagio Soria in tại Napoli năm 1828[6] ghi “Thuộc về đế chế này là quần đảo Hoàng Sa (Paracels) bao gồm các đảo và đá ngầm ở phía đông bờ biển nước này”.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
52
08/1829
Thuyền bọn Asinh (Chà Và) đậu ở đảo Côn Lôn trấn Phiên An, lính giữ đảo bắt đưa đến thành Gia Định. Vua cấp gạo rồi cho về.
Đại Nam thực lục, tập 2
882
11/1829
Thuyền nước Thanh là Hoàng Đạo Thái đi phủ Đoài Loan trở thóc công, bị dạt vào Hà Tiên. Vua cho sửa chữa, miễn thuế, đợi gió thuận cho về.
Đại Nam thực lục, tập 2
920
Tháng giêng 1830
Định lệnh treo cờ và bắn súng ở đài Trấn Hải
Đại Nam thực lục, tập 2
20 – 22
04/1830
Định điều lệ cho thủy sư vận tải đường biển
Đại Nam thực lục, tập 3
47 – 48
06/1830
Giặc Chà Và lại cướp ở biển Phù My (Bình Thuận) rồi Gia Định, Biên Hòa… Vua cử Lê Văn Duyệt phải binh đi bắt.
Đại Nam thực lục, tập 3
86 – 87
1830[7]
Hai bản tấu của thủ ngự Đà Nẵng. Thuyền buôn của tài phú Pháp Ê-đoa[8], thuyền trưởng Đô – Ô – Chi – Ly, phái viên Lê Quang Đình cùng thủy thủ đoàn, ngày 20 rời khỏi Đà Nẵng đi Lữ - Tống[9] (Lucon) buôn bán. Giờ Dần ngày 27, Ê – Đoa và 11 thủy thủ đi trên chiếc sam bản lớn cập cảng nói rằng. Canh 2 đêm 21, ở phía tây Hoàng Sa (xứ Bãi Cát Vàng) thuyền đụng đá ngầm bị ngập nước. Thuyền trưởng và phái viên còn đi sau. Cảng đã hái thuyền đem theo nước uống đi cứu hộ, giờ ngọ đã gặp và đưa họ về cảng.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
53
08/1830
Giặc biển Chà Và lại trộm ở Hòn Rái, Hà Tiên, đem đồ bảng lên bờ đóng trại đặt súng. Vua sai Duyệt đi dẹp.
Đại Nam thực lục, tập 3
95 – 96
11/1830
Binh thuyền nước Phú Lãng Sa đến đậu ở của biển Đà Nẵng…
 Sắc rằng từ nay gặp có thuyền nước ngoài hoặc thuyền quan đến đậu ở của biển thì việc phái thuyền binh đi tuần xét cho viên án thủ đài hội đồng với viên trấn thủ, mà làm cho ổn thỏa, nếu việc phải tâu thì làm chung tập cho chạy đệ ngay.
Đại Nam thực lục, tập 3
118
Tháng giêng
1831
Thuyền nước Phú Lãng Sa đến cửa Thuận An. Lê Đình Trang báo cáo chậm, rồi bị vua phạt.
Đại Nam thực lục, tập 3
135
Tháng giêng 1831
Của biển Nghệ An có giặc biển ra vào.
Nhân việc đó vua càng quan tâm đến việc phát triển thủy quân hơn “Nhà Lê xưa không phòng thủy chiến đến nỗi bại vong. Tây Sơn sau khi được nước cũng coi thường không chịu thao luyện cho tinh… cũng bại vong. Nay ta tuy gặp buổi thanh bình, thủy quân càng không thể coi thường được”.
Đại Nam thực lục, tâp 3
136 – 137
Tháng giêng 1833[10]
Quân thuyền nhà Thanh trong khi tuần biển đã gặp nạn dạt vào Trà Sơn (Quảng Nam). Vua bảo “Đó là thuyền công sai, chẳng ví như thuyền buôn gặp nạn được” rồi vua ban gạo, tiền và cấp súng…
Đại Nam thực lục, tập 3
454
1833 – 1834
Chiếu dụ cho xây bia và lập bản đồ biển đảo.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
53
Tháng giêng 1833
Sai suất đội thủy quân là bọn Lê Văn Nhiêu cưỡi thuyền “Bình dương” lớn, sang Tân Gia Ba làm việc công.
Đại Nam thực lục, tập 3
463
1833
Năm Minh Mạng thứ 14, Phan Huy Chú biên soạn lại và khắc in Địa dư chí với tên gọi Hoàng Việt địa dư chí. Phần viết về Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam được khẳng định lại.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
53
1833
Vua bảo bộ công rằng: Dải Hoàng Sa trong địa phận Quảng Nghĩa[11], xa trông trời đất một màu không phân biệt được cạn sâu.
Gần đây nhiều thuyền đắm nên sang năm sẽ phải người dựng miều, lập bia và trồng cây xanh.
Đại Nam thực lục chính biên

1833[12]
Nước Đức từng tiến hành đo đạc trên quần đảo Tây Sa và Nam Sa, sau khi chính phủ nhà Thanh nêu ra phản kháng, Đức đã ngừng điều tra.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
54
02/1834
Thuyền buôn của người Anh Cát Lợi đến đỗ ở tấn sở Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, bắt 9 phát súng chào… Vua sai bắn súng đáp lễ.
Đại Nam thực lục, tập 4
57
02/1834
Binh thuyền bọn phó vệ úy vệ Tiền nhất chinh Vũ Lâm, quyền sung thống chế Lê Văn Quý, tả thị lang bộ binh, Tán thương cơ vụ là Trần Chấn do kinh phái đi đã đến đảo Phú Quốc thuộc Hà Tiên.
Đại Nam thực lục, tập 4
69
03/1834
Vu dụ bộ binh rằng: Các đảo thuộc hải phận các địa phương, có nhiều nhân dân ở. Trước giờ nhà nước chưa cấp phát cho thuyền và khí giới một khi có giặc biển nhân sơ hở, đến cướp bóc thì không thể đề phòng, đánh đuổi… nay truyền cho tổng đốc, trấn phủ, bồ chính và án sát các tỉnh ven biển... chỉnh đốn những thuyền cá đi thực mau lẹ, số dân nhiều thi 3 chiếc, ít thì 1 chiếc, mỗi thuyền chứa được độ trên dưới vài chục người, phí tổn bao nhiêu nhà nước sẽ trả.
Đại Nam thực lục, tập 4
108
04/1834
Lại truyền dụ 5 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Định Tường, Biên Hòa, Hà Tiên chiểu theo ngạch quân, cho tập hợp quân lính Vĩnh Long, An Giang, Định Tường mỗi tỉnh 1000 người, Biên Hòa, Hà Tiên mỗi tỉnh 500 người, nếu thiếu thì lấy thêm hương dõng quanh tỉnh xung vào rồi cấp phát lương, tiền cho đi thao diễn giữa tình thành… Các tỉnh chữa lại thuyền, thành trì, súng lớn và khí giới, cho vững vàng tinh nhuệ.
Đại Nam thực lục, tập 4
158
04/1834
Sai thủy quân chuyển vận súng lớn, súng nhỏ, diêm tiêu, lựu hoàng đi phân phát cho các quân thứ Gia Định và Nam Vang cùng các tỉnh từ Phú Yên vào nam. Quân thứ Gia Định một cỗ súng phá địch đại tướng quân, một cỗ súng đồng tướng quân, 100 cây đoản mã thương, chấn địa lôi và các hạng đạn là 22200 viên, 100 ống phun hỏa. (Quân thứ Nam Vang: 100 cây đoản thương. Ba tỉnh: Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, mỗi tỉnh đều 500 diêm tiêu, 1000 cân lưu hoàng, tỉnh An Giang 3000 cân diêm tiêu, 600 cân lựu hoàng. Ba tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận mỗi tỉnh đều 300 cây điểu thương, 6000 viên đá lửa). Lại chia cho trừu, vải tây và đồ trà, giao cho tỉnh Gia Định gửi để tùy việc phát thưởng.
Đại Nam thực lục, tập 4
172 - 173
04/1834
Quy định lệ trông coi tuần thám và kéo cờ công ở hai tấn sở thuộc của biển Thuận An, Đà Nẵng (2 tấn sở mỗi nơi đều dựng một chòi canh cao trên dưới 3 trượng, dùng ống kính thiên lý nhóm ra ngoài khơi, nếu thấy cờ hiệu hoặc dáng thuyền không phải của nước ta, mà đi thành đoàn từ 3 chiếc trở lên, thì một mặt báo về bộ, một mặt đến tận nơi xét hỏi căn do kỹ càng, rồi tiếp tục báo thêm. Lại bất thường, liệu lấy lính đồn đáp thuyền công hạng nhẹ, đi tuần tiễu từng 20, 30 dặm ở ngoài khơi, nếu thấy thuyền lạ, thì lập tức phải hỏi rõ, về báo, cho được nhanh chóng.
Phàm các hạng thuyền công được sai phái đi biển, gặp thuyền quan hoặc thuyền ngoại quốc, hay khi đến gần những tấn sở các hạt, hay khi ra vào các cửa biển, thì các hạng thuyền hiệu bọc đồng phải treo cờ phướn ở trên cột buồm ở giữa và cờ đại vuông ở đằng lái, đều dùng cờ sắc vàng. Còn các thuyền khác đều treo cờ đại vuông ở lái để dễ nhận).
Đại Nam thực lục, tập 4
174 - 175
05/1834
Tuần phủ Hà Tiên là Trần Chấn tâu nói “Cứ theo tin thám báo, thì ở 2 cửa biển Cổ Công, người Xiêm đều xây đồn, đặt súng lớn. Lại ở Chân Bôn, Đại Đồng, đóng 3000 quân, định mưu vào cướp. Ta hiện đã chia quân coi giữ nghiêm cẩn (Cổ Công, Chân Bôn, Đại Đồng, đều là tên các trấn của Xiêm La).
Vua dụ “Phàm các tỉnh thành, đồn lũy, sữa chữa cho bền vững, quân lính tập luyện cho mạnh mẽ, thuyền bè, súng ống, khí giới sắm sửa cho đầy đủ. Ta nên chuẩn bị phòng thủ”.
Đại Nam thực lục, tập 4
203 - 204
06/1834
Đổi thủy cơ Quảng Ngãi làm Thủy vệ Quảng Ngãi.
Đại Nam thực lục, tập 4
216
06/1834
Đóng thêm 3 cái thuyền lớn bọc đồng. Sai thự Thống chế Phan Hữu Tâm và thự Chưởng cơ Đoàn Kim trông coi việc làm.[13]
Vua đi thăm các công sở đóng thuyền. Nhiều hoàng tử tước công theo hầu.
Vua chỉ vào thuyền An Dương, hỏi Phú Bình công: “Thuyền này sao lại làm đằng trước lớn, đằng sau nhỏ, ngươi có biết không ?”. Phú Bình công không nói được.
Vua bảo rằng: “Nước biển rất lớn, khác hẳn nước sông, cho nên cá biển phần nhiều đầu to đuôi bé mới vượt sóng được. Các đóng thuyền đi biển có lẽ cũng làm theo hình cá. Người không quen đi biển thì chẳng biết được”.
Đại Nam thực lục, tập 4
219
06/1834
Định rõ lệ tâu báo các thuyền công ra vào ở các địa phương và các tấn sở, thủ sở ở Đà Nẵng, Cần Giờ và Biện Sơn.
Đại Nam thực lục, tập 4
228
06/1834
Lại cho rằng thủy quân tỉnh Bình Định chưa được đặt, cũng cho lựa lấy dân ở ven biển hoặc mộ dân ngoại tịch, đặt làm 10 đội thủy vệ Bình Định. Các thủy cơ Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận đều tăng lên làm vệ, mỗi vệ 10 đội, thiếu thì tuyển thêm dân ở ven biển sung vào (Phú Yên: nguyên ngạch có 3 đội, nay tuyển thêm 7 đội; Khánh Hòa: nguyên ngạch có 4 đội, nay tuyển thêm 6 đội; Bình Thuận nguyên ngạch có 5 đội, nay tuyển thêm 5 đội). Còn phẩm trật lương bổng đều xếp dưới Ngũ thủy[14] ở kinh.
Đại Nam thực lục, tập 4
252 - 253
09/1834
Giặc biển Chà Và lén nổi lên ở hải phận đảo Cổ Rồng thuộc tỉnh Hà Tiên. Nguyễn Văn Hiếu, quyền cảng cơ Hà phú, đem binh đi tuần tiễu, đánh nhau với giặc, bị thua, bỏ thuyền lên bộ, chạy ! Tuần phủ Trần Chấn lập tức phái binh thuyền ra đánh và đem việc lên tâu…
Đại Nam thực lục, tập 4
317
09/1834
Bắt đầu đặt Thủy vệ Quảng Bình.
Đại Nam thực lục, tập 4
317
1834
Sai giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ càng thủy quân 20 người đi thuyền tới đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ xong rồi về[15] (nay tờ lệnh chuẩn bị đi Hoàng Sa lưu tại gia phả tộc họ Đặng, xã An Hải, Lý Sơn)[16].
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).

1834
Hoàng triều địa dư lược do Nguyễn Đức Chí biên soạn năm 1834. Bản đồ Trung Quốc được vẽ theo Nội địa thủ đồ, bản đồ chính thức của nhà Thanh. Bản đồ toàn Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam.
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
58
1834
Cuốn Geografia Fisica e Politica của Luigi Galanti viết “Cuối cùng chúng tôi cũng phải nói tới một mê cung các hòn đảo nằm ở phái đông của đàng trong (Cochina) có tên gọi là Hoàng Sa (Prcel hay percels) bao gồm các đảo đá nhỏ và vùng nước nông… Chúng thuộc quyền cai trị của vương quốc An Nam, cũng như quần đảo Pirati ở phía đông đàng ngoài (Tochino)”[17].
Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000)
59
03/1835
Giặc biển ở Quảng Ngãi lén lút nổi lên ở hải phận Sa Kỳ và Đại Cổ Lũy[18], đón cướp thuyền buôn, rồi rút đi. Thuyền quân tuần tiễu của Phó lãnh binh Trần Hữu Di đuổi theo, không bắt được.Việc lên đến vua. Vua dụ nội các rằng “Về việc tuần phòng ở biển, ta đã nhiều lần có chỉ sức bảo rõ ràng và dụ bảo phương lược thủy chiến, chắc đã chu đáo rồi. Thế mà giặc biển nhiều phen lén lút ló ra, bộ biền là Phó lãnh binh Trần Hữu Di gián hoặc có lúc gặp giặc, lại không hết sức đánh giết, để đến nơi giặc xa chạy mất ! Việc bắt giặc như thế, thực là bất lực ! Vây, Trần Hữu Di, chuẩn cho cách lưu: Bố chính Trương Văn Uyển, Án sát Nguyễn Thế Đạo đều giáng 1 cấp, rồi trách cứ phải thượng khẩn đuổi bắt giặc. Lại truyền chỉ cho Đỗ Khắc Thư ở Quảng Nam liệu phái lính tỉnh chia đáp 3 chiếc thuyền nhanh nhẹn và phi sức cho 2 thành An, Điện, phái 3 chiếc binh thuyền mau chóng ra biển để hội tiễu”.
Sau đó, Nguyễn Văn Chất, Quảng vệ Quảng Nam, gặp thuyền giặc, đánh nhau với giặc, giặc chạy về phái đông. Biền binh có người bị thương. Chất phải trước giáng 4 cấp.
Giặc lại đón cướp thuyền buôn ở hải phận Kim Bổng thuộc tỉnh Bình Định. Tấn thủ Nguyễn Văn Thuận phải trước giáng 2 cấp; Lãnh binh Nguyễn Văn  Tôn do tỉnh phải đi tuần phòng bắt giặc, cũng bị truyền chỉ nghiêm quở.
Đại Nam thực lục, tập 4
568 – 569
1835 – 1836
Các công trình trên đảo được tiến hành dưới sự quản lý của nhà vua.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
53
05/1835
Định lệ lính Kinh đi biển. Vua dụ bộ binh rằng “Phủ thừa thiên là đất kinh kỳ, từ trước đến nay, tình hình trên biển được yên lặng; gần đây có bọn giặc đói nhà Thanh, nhân khi sơ hở, đón chặn thuyền buôn, cướp lấy miếng ăn, vừa bị viên quản bang đánh tiến, liền chạy tan ngay. Ta phái binh thuyền đuổi bắt, thì giặc đã chạy xa, quân ta cũng đã rút quân về rồi… để đề phòng sự bất ngờ. Sai đô đốc kinh thành Lê Văn Quý đem binh thuyền ở tấn sở, lại vát thêm 100 biền binh Thủy quân cẩm y phối hợp với lính ti hộ vệ, ty cảnh tất và dinh Thần cơ, chia đáp 3 chiếc thuyền ô, lê, đi tuần tiễu các hải phận Thừa Thiên, Quảng Nam, hoặc lượn ở ngoài khơi, hoặc lén đậu ở gần bờ, nếu thấy thuyền người nhà Thanh có vẻ dị dạng lén lút ló ra thì kéo ngay cờ chiêu hàng, gắp đến hiệp sức nã bắt… Hằng năm binh thuyền được phái đi, cứ bắt đầu từ tháng 3, đến tháng 7 thì thôi”.
Đại Nam thực lục, tập 4
626 - 627
06/1835
Tuần phủ Hà Tiên, Trần Chấn, tâu nói “Các đảo ngoài biển thuộc tỉnh Hà Tiên từ trước đều lệ thuộc vào tỉnh Long Xuyên. Vậy xin xét xem đảo lớn nhỏ đối ngang với huyện hạt nào, thì đổi thuộc vào huyện ấy, cho đúng với tên trong sổ sách.
Đại Nam thực lục, tập 4
656
06/1835
Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi.
Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình / …..”[19] (cồn Bạch Sa [Cát Trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật tự, bờ đông, tây, nam đều có đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước.
Phía bắc giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch).
Năm ngoái vua toan lập bia dựng miếu ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không lập được. Đến đây mới sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về.
Đại Nam thực lục, tập 4
673
06/1835
Vua đi tuần du cửa biển Thuận An, xem các quân xây đắp kè đá thành Trấn Hải.
Đại Nam thực lục, tập 4
690
08/1835
Đặt lại tên ngạch thủy quân: Nội thủy vệ là thủy quân nhất vệ, Trung thủy vệ là Thủy quân nhị vệ, Tiền thủy nhất vệ là Thủy quân tam vệ, Tả thủy nhất vệ là Thủy quân tứ vệ, Hữu thủy nhất vệ là Thủy quân ngũ vệ, Hậu thủy nhất vệ là thủy quân lục vệ, Tiền thủy nhị vệ là Thủy quân thất vệ, Tả thủy nhị vệ là Thủy quân bát vệ, Hữu quân nhị vệ là Thủy quân Cửu vệ, Hậu thủy nhị vệ là Thủy quân thập vệ.
Đại Nam thực lục, tập 4
732
09/1835
Sai bộ binh truyền dự các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa và Gia Định: từ nay phàm các thuyền của tây dương đến đổ ở tấn phận nào thì viên tấn thủ ở của biển ấy đem thông ngôn hoặc người nhà Thanh biết tiếng tây dương đến tại chỗ, xét hỏi lý do đến và xem xét hình dáng thuyền, màu sơn thuyền, cờ hiệu thuyền, số người trong thuyền nhiều hay ít, thuyền đó là thuyền buôn hay tàu chiến, nhất nhất ghi rõ, lập tức báo tỉnh.
Nếu thuyền buôn thì theo lệ thường mà làm, nếu là tàu chiến thì một mặt phi tấu, một mặt sai phái binh thuyền canh phòng nghiêm ngặt ở tấn phận và phi tư cho tỉnh láng giềng phòng bị. Thuyền ấy đi ngày nào, hoặc vẫn đóng lại làm những việc gì, cũng cho phép tiếp tục tâu lên để biết rõ tình trạng.
Đại Nam thực lục, tập 4
770
10/1835
Có chiêc thuyền đồng của người nhà Thanh đỗ ở đảo Nam Dữ tỉnh Hà Tiên, trong thuyền có người Hồng Mao chở các hàng hóa ở Tân Châu và súng điểu sang máy đá và súng mã thương ngắn, xin vào buôn bán ở tấn phận, xin chịu thuế. Việc lên đến vua. Vua dụ cho quan tỉnh hiểu thị rằng “Nay giặc giã đã yên, vốn không đáng lo, duy có lệ: thuyền của Tây dương chỉ được vào đỗ ở bến Đà Nẵng, không được đến buôn ở các cửa biển khác. Phép nước rất nghiêm, há nên để cho vi phạm. Vậy nên mau rút khỏi, không cho vào cửa biển. Từ nay hễ lũ người nhà Thanh thì phải đáp thuyền nhà Thanh, mới cho chiếu lệ vào buôn ở các cửa biển. Còn người tây dương thì đáp tàu tây, vào thông thương ở của biển Đà Nẵng, không được trà trộn vào biển khác, để phạm điều cấm.
Đại Nam thực lục, tập 4
779
1835
Năm thứ 16 (1835) chuẩn y lời tâu cho tỉnh Quảng Ngãi dựng miếu Hoàng Sa một gian ở phái tây nam cồn cát trắng. Bên tả dựng bia đá (cao 1 thước 5 tấc mặt 1 thước 2 tấc), phía trước xây bức bình chắn, phái tả, phía hữu và phái sau trồng các loại cây.
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).
60
1835
Dựng miếu Hoàng Sa ở Quảng Ngãi ở ngoài biển, có một chỗ cây rậm rạp xanh tốt. Giữa cồn có giếng. Phái tây nam có ngôi miếu cổ, bia khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” cồn cát trắng trước gọi là Phật tự sơn. Đông, tây, nam, bắc đều là đá san hô. Nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng, 3 thước, ngang với cồn cát trắng gọi là Bàn Than Thạch. Sai xây miếu, dựng bia ở đây, phía trước xây bình phong.
Dựng miếu Hoàng Sa ở Quảng Ngãi ở ngoài biển
60
1835
Chuyến đi Hoàng Sa lần này, công vụ hoàn tất. Riêng cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công hồi đã trì hoãn, có chỉ giao bộ công trị tội. Nay phạt 80 trượng cho phục chức Cai đội. Các tên giám thành Trần Văn Lâm, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ họa đồ Hoàng Sa chưa chu tất, phạt mỗi tên 80 trượng. Các tên hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh thưởng mỗi tên một tiểu “Phi long ngân tiền”. Binh thợ, dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thưởng mỗi tên một quan tiền.
Dựng miếu Hoàng Sa ở Quảng Ngãi ở ngoài biển
61
01/1836
Bộ công nói “Cương giới mặt biển nước ta có xứ[20] Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia đã từng sai vẽ bản đồ, nhưng vì hình thế xa rộng, nên chỉ mới vẽ được một chỗ, vả lại cũng chưa biết làm như thế nào cho rõ.
Kể từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân đội mũ (binh biền) cùng Giám thành đáp một chiếc thuyền nhằm thượng tuần tháng hai đến Quảng Nghĩa, giao cho hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình định, thuê bốn chiếc thuyền của dân, khiến họ dẫn đường ra đảo Hoàng Sa. Không kể là đảo hay bãi cát, phàm khi nơi nào thuyền đến thì lập tức căn cứ chiều dài, chiều rộng. chu vi và bốn phía xung quanh cạn hay sâu, có bãi đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ của biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào mà đi đến xứ ấy, căn cứ vào thuyền đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ bến, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, các bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình.
Vua y lời tâu, Sai xuất đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn bị mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi dựng bài lên làm dấu ghi rõ (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 3 tấc, dày 1 tấc), mặt bài khắc chữ “Minh Mạng thứ 17, Bính Thân (năm 1836), thủy quân chánh cơ suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.
Đại Nam thực lục, tập 4
867
01/1836
Vua cho Tào chính bộ hộ hội bàn, định lại lệ thuế của miễn dịch thuyền, chỉnh thuyền và thuyền nan.
Đại Nam thực lục, tập 4
868
01/1836
Cho thuyền đại dịch và thuyền miễn dịch đều có thể vượt biển…
Đại Nam thực lục, tập 4
869
02/1836
“Quảng Nam có 2 thuyền giặc nhà Thanh đón cướp thuyền buôn ở tấn phận Đại Ấp và Tiểu Áp.
Vua cho biền binh và thuyền mang theo vũ khí ra tuần và tìm bắt”.
Đại Nam thực lục, tập 4
883
02/1836
Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữu “Năm bình thân (Minh Mệnh thứ 17), họ tên Cai đội thủy quân phụng mệnh đi đo đạc cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”.
Đã phái thủy quân chánh độ trưởng Phạm Hữu Nhật giờ mão hôm qua đi Ô – thuyền rời Thuận An vào Quảng Ngãi quản xuất việc vãng thám Hoàng Sa kỳ này.
Bộ đã cho làm đủ số cột mốc gởi gấp vào Quảng Ngãi. Châu cải (vua sửa lại) “Báo gấp cho Quảng Ngãi thự thin gay, giao cho tên ấy nhận biện”. Châu phê “Thuyền nào đi tới đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”.
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).
62 – 63
05/1836
Định hạn đi vận tải đường biển.
Đại Nam thực lục, tập 4
932
06/1836
Binh thuyền tỉnh Bình Định đi tuần biển, gặp giặc người nhà Thanh ở hải phận Phan Thiết. Bộ biền là suất đội Đỗ Viết Sửu đốc quân bắn súng, giết được một tên giặc, cướp được chiếc thuyền sam bản. Sửu lại bị giặc bắn trúng, ngã xuống nước chết. Việc đến tai vua, vua dụ quan tỉnh lập tức lấy viên quan mẫn cán đi gấp đến để quản đốc binh thuyền đã sai phái trước, và đuổi bắt giặc. Đỗ Viết Sửu được cấp tiền tuất gấp đôi.
Đại Nam thực lục, tập 4
957
07/1836
Binh thuyền tuần biển ở Phú Yên bắt được 8 tên giặc biển Chà Và. Việc đến tai vua, vua hạ lệnh khen thưởng.
Đại Nam thực lục, tập 4
982 – 983
07/1836
Ngày 11/07/1836, tấu xin thanh toán, cấp phát lương thực cho dân phu công vụ Hoàng Sa.
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).
63
12/1836
Tháng 12 năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 tàu buôn nước Anh Cát Lợi qua bãi cát Hoàng Sa bị mắc cạn phải ghé vào bãi biển Bình Định với hơn 90 người.
Việc tâu lên vua bèn được vua cho tạm trú và cấp tiền gạo, sai phái bộ Nguyễn Tri Phương dẫn xuống tàu theo Hạ Châu để họ trở về Anh Cát Lợi.
Đại Nam thực lục, tập 4
1058
1836
Phạt trảm giam hậu Giám quân Trương Viết Soái vì không có bản đồ dâng nộp.
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).
63
12/1836
“Ở Bình Định có 3 chiếc thuyền của nhà Thanh lén phát ở hải phận Kim Bồng. Tỉnh liền phái thuyền đi đuổi bắt….
Thuyền nước Phù Sa Lãng đến đậu ở hòn Mỏ Diều[21] thuộc Quảng Nam”.
Đại Nam thực lục, tập 4
1076
1837
Thượng Thu Bộ Lại tường trình nhà vua về các khoản chi tiêu của đội.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
95
05/1837
Vua nghĩ ở biển Hà Tiên nhiều đảo lớn nhỏ, thuyền giặc Đồ Bà thường ẩn nấp ở đấy để đón cướp, sai quan tỉnh phải người xem xét có bao nhiêu đảo, tên đảo là gì, có cư dân hay không. Cùng đường bộ cách xa nhau hay gần và hình thế thế nào, vẽ bản đồ nói rõ. Lại chỗ nào nên đặt đồn canh giữu, chỗ nào nên phái quân đón phục, tính bàn lên tâu.
Đại Nam thực lục, tập 5
84
05/1837
Phái thêm thuyền đi tuần biển.
Đại Nam thực lục, tập 5
85 - 86
06/1837
Định rõ lệnh treo cờ bắn súng khi thuyền quan ra vào cửa biển.
Đại Nam thực lục, tập 5
104 - 105
07/1837
Lần đi Hoàng Sa này về, trừ bọn Kinh phái thủy sư suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực khởi hành chậm trễ đã bị xử phạt. Nên chăng chiếu lệ thượng tặng cho binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo, xin đợi chỉ.
Trước có phái thủy sư, giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ, trừ bọn Phạm Văn Biện gồm 4 tên can tội đã có chỉ phạt trượng. Còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh định một tháng lương, dân phu mỗi tên 2 quan tiền.
Xin 5 ngày cứu xét tấu sách của Quảng Ngãi xin khai tiêu (thanh toán) việc chi cấp lương tiền cho dân phu công vụ Hoàng Sa.
Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000).
64 – 65
03/1838
Thuyền giặc nhà Thanh lẻn vào biển Phan Lý tỉnh Bình Thuận mà không bị thuyền quân ở kinh phát hiện.
Vua nghe tin: Liền quở trách và phạt quản vệ Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Lân mỗi người giáng 2 cấp.
Sau đó Cai đội thủy sư Nguyễn Văn Điếm đánh nhau với giặc và cưới được thuyền buôn, kết quả vua thưởng cho 5 đồng phi long ngân tiền hạng lớn.
Rồi vua cho canh phòng nghiêm ngặt.
Đại Nam thực lục, tập 5
277
1838
Quan Tuần phủ tỉnh Quảng Hà đề nghị vua cho bãi bỏ thuế khóa cho đội và được chấp nhận.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
95
1847 – 1848
Duy trì quản lý hành chính các đảo.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
53
1847
Hoãn các chuyến đi của đội do thiếu ngân sách
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
95
1867
Nhà vua tôn anh hùng đối với những thủy binh tử vong trong quá trình làm nhiệm vụ.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
95
1881 – 1884
Người Đức tiến hành nghiên cứu hệ thống thủy văn của quần đảo Hoàng Sa mà không có yêu sách nào về chủ quyền đi theo.
Monique Chemillir – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
54
1862 – 1882
Phía đông có đảo Hoành Sa (Hoàng Sa) nối liền biển lớn lắm ao sâu[22]
Đại Nam nhất thống chí, tập 1.
396




































[1] Quần đảo Hoàng Sa.
[2] Giám mục bên cạnh Nguyễn Ánh là Jean – Louis Taber, ghi: Paracel hoặc Paracels (Bãi cát vàng), mặc dù quần đảo này không có gì ngoài các đá, bãi và độ sâu lớn hứa hẹn nhiều bất tiện lợi hơn, vua Gia Long đã nghĩ tới việc mở rộng lãnh thổ của ngài bằng cách chiếm thêm vũng đất buồn bã này. Năm 1816, ngài đã tới đây long trọng cắm cờ, chính thức chiếm hữu các đảo đá này, mà không một ai tranh dàng gì với ngài cả. (Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000), Nxb Trẻ, 2013, Tr. 49 – 50)
[3] Tân tỵ.
[4] Ngư dân đánh cá.
[5] Hiện đang được lưu trữ tại thư viện đại học Mychigan, Mỹ.
[6] Phần 4 nói về đế chế An Bang (trang 128 – 131).
[7] Hai bản tấu của thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/06 năm Minh Mạng thứ 11 (1830).
[8] Có thể là Edouard và duhaut-chily.
[9] Philippines.
[10] Quý tỵ.
[11] Tức Quảng Ngãi.
[12] Năm Quang Tự thứ 9.
[13] Một chiếc đặt tên là Vân Điện (dài 7 trượng 2 thước, ngang 1 trượng 8 thước, sâu 1 trượng 5 thước 3 tấc), một chiếc đặt tên là An Dương và một chiếc nữa đặt tên là Định Dương (đều dài 6 trượng 7 thước, ngang 1 trượng 5 thước 3 tấc, sâu 7 thước 9 tấc). Còn thuyền An Dương cũ đổi làm thuyền Thanh Loan, thuyền Định Dương cũ đổi làm thuyền Kim Ưng, rồi lấy 2 thuyền mới đóng , điền thay vào. Lại sai lãnh thị vệ là bọn Nguyễn Trọng Tĩnh và Phạm Phú Quảng chia đi các rừng chọn mua các gỗ ván.
[14] Tức là 5 đơn vị Thủy sư: Trung thủy, Tiền thủy, Tả thuyer, Hữu thủy và Hậu thủy.
[15] Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000), tr.54.
[16] Quan sát và bố chánh tỉnh (Quảng) Ngãi làm việc cấp bằng này. Chiếu theo tháng trước tiếp được công văn của bộ binh, vâng sắc (triều đình) cho bộ ấy trước là phải thi hành việc tuyển chọn, trưng tập 3 thuyền, sửa sang bền chắc, đợi sẵn ở kinh. Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Nhân kính theo đó mà xem xét và tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt, cùng với đó là các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng – đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền. Cốt yếu là phải chọn mỗi thuyền 8 tên, tổng cộng là 24 tên, cứ đến hạ tuần tháng ba thì thuận theo thời tiết mà đi.
Nay nhân các công việc đã xong xuôi, các phải viên đx đi lê thuyền đến, chọn thủy thủ giỏi mà Võ Văn Hùng đã tuyển chọn là bọn Đặng Văn Siểm có thể đảm nhận công việc lái thuyền. Nhân đấy mà cấp cho bằng này để đi một thuyền dẫn các thủy thù trên thuyền theo quân của phái viên và Võ Văn Hùng cùng đến Hoàng Sa thi hành việc công.
Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành  để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn sẽ phạm trọng tội.
Các người có trách nhiệm kê ở dưới đây. Vậy nên có bằng cấp này.
Trở lên là bằng cấp.
Đà công Đặng Văn Siểm người thôn Hoa Diêm, phường An Hải huyện Bình Sơn và Dương Văn Định, người thôn Hoa Diêm theo đây mà thi hành.
Kê.
Thủy thủ.
Danh Đề, Phạm Vị Thanh – An Vĩnh phường.
Danh Sơ, Trần Văn Kham – An Vĩnh phường.
Danh Lê, Trần Văn Lê – Bàn Văn Ấp.
Vũ Văn Nội.
Danh Trâm, Ao Văn, Trâm – Lệ Thủy Đông Nhị danh.
Danh Xuyên, Nguyễn Văn Mạnh – An Hải phường.
Danh Doanh, Mạc huyện, An Thạch, Thạch Nhã thôn Trương Văn Tài.
Minh Mệnh năm thứ 15 (1834), tháng 4, ngày 15.
Nguồn: Nguyễn Việt Long, Hoàng Sa – Trường Sa các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế kỷ XV – 2000), Nxb Trẻ, 2013, Tr. 55 – 56 – 57.
[17] Tr. 197 – 198.
[18] Đều thuộc tỉnh Quảng Ngãi
[19] Vạn lý ba bình: Muôn dặm sóng êm (dẫn theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb Giáo dục, H.2004, Tr. 673)
[20] Nguyên văn chép là Hoàng Sa xứ, thực tế đáng phải chép là đảo Hoàng Sa.
[21] Hán văn chép là “Diên Trủy”.
[22] Mục ghi chép về tỉnh Quảng Ngãi, phần hình thế.