Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Một người Thầy

Một người Thầy

Năm 2002, khảo cổ học Việt Nam có một sự kiện mang tầm quốc tế, đó là hội nghị “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam”, lúc bấy giờ tôi đang ở Seoul, Hàn Quốc.

Một người Thầy
GS Trần Quốc Vượng - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Từ hội nghị ở Hà Nội trở về, GS Yi Seon-book, Đại học (ĐH) Quốc gia Seoul kể cho tôi những người ông gặp gỡ, với ông ấn tượng mạnh nhất là cuộc gặp với một vị giáo sư mà theo ông (qua cách ứng xử của những nhà khảo cổ học trung và trẻ tuổi) là Big Father  của khảo cổ học Việt Nam. Và người đó là thầy tôi - GS Trần Quốc Vượng.
Ai cũng có thể là thầy
 
Điều quan trọng bậc nhất là dám đặt lại vấn đề, dám nghĩ khác và dám dấn thân vào những góc khuất, những gai góc, những nẻo đường chưa hoặc ít được khai phá của khoa học
Phác họa chân dung thầy là một nhiệm vụ “bất khả thi”. Mỗi người hiểu về thầy theo cái cách họ hiểu và muốn hiểu. Với một số người, thầy là vị giáo sư sắc sảo, cá tính, phóng khoáng, bụi, quảng giao nhưng cô đơn… Với người khác, thầy là người có trái tim nồng nhiệt, sống rất tình nghĩa với bạn bè, học trò, một trí tuệ thông minh, sắc sảo, nhạy bén, một nhà khoa học đầy nghị lực trong nghiên cứu, không bao giờ bằng lòng với những cái đã biết của mình và của mọi người, luôn luôn vươn tới những khám phá mới của thế giới nhận thức. Trong con mắt của GS Hồ Ngọc Đại, thầy là “một Trần Quốc Vượng có hạng”.
Có lẽ những nhận xét này đều đúng.
Điều được mọi người nhận thấy đầu tiên, thầy là một nhà khoa học quảng du, quảng giao, quảng bác. Thầy đi khắp nơi, giao du với mọi người từ các nhà khoa học đủ các ngành đến các nhà thơ, nhà văn, nhà báo, các văn nghệ sĩ, cho đến mọi người mà thầy gặp: nông dân, thợ thủ công, dân chài lưới, công nhân, người đạp xe xích lô, chạy xe ôm… Với thầy, bất cứ ai trong số họ cũng có thể thành thầy của mình. Có lẽ phi thầy ra, ít nhà khoa học nào làm được điều này. Mê điền dã, mê những chuyến du hành thích ngồi quán, vỉa hè, góc nhà bạn bè, và thường cùng với những người thất thế. “Tớ phù suy” là câu cửa miệng của thầy. Đối với thầy, chơi mà học, học mà chơi, trong lúc ăn chơi thực sự cũng vẫn là cơ hội để hiểu người, hiểu đời, hiểu thời thế. Đấy là một phong cách nghiên cứu rất đặc trưng rất Trần Quốc Vượng.
Trong khoa học, thầy là người đã khai phá, gieo mầm những ý tưởng mới, nêu cao lời thề trung thực, dũng cảm cho các nhà sử học. Thầy đã vượt qua phong ba bão táp để làm một cánh đại bàng trong làng sử học, văn hóa học Việt Nam. Thầy cũng là người đứng mũi chịu sào xây dựng nhiều ngành học mới trong và ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội.
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu mà GS Trần Quốc Vượng tâm đắc nhất, đó là nghiên cứu văn hóa từ góc độ môi trường tự nhiên, những thành công trong lĩnh vực địa - văn hóa và trong những lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn khác của thầy không đơn thuần là kết quả nghiên cứu khoa học của phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành, suy ngẫm và nhận thức lịch sử, văn hóa từ nhiều góc độ chuyên môn khác nhau liên kết lại trong một cái nhìn tổng hợp, tích hợp mà còn là kết quả của cái tâm, cái tình của thầy đối với đất nước và con người Việt Nam.
Dám nghĩ khác, dám dấn thân
 
GS Trần Quốc Vượng (12.12.1934 - 8.8.2005), quê Hà Nam, tốt nghiệp cử nhân sử - địa năm 1956. Bằng con đường tự học, tự nghiên cứu, ông là một trong những nhà khảo cổ học Việt Nam đầu tiên, góp phần quan trọng vào việc sáng lập ra bộ môn khảo cổ học; được tôn vinh là một trong “Tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam: Lâm (GS Đinh Xuân Lâm), Lê (GS Phan Huy Lê), Tấn (GS Hà Văn Tấn), Vượng (GS Trần Quốc Vượng). Ông được phong giáo sư (1980) và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (1990). Được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất (1997) và nhiều huân huy chương khác... Ông là tác giả của hàng trăm bài báo và hàng chục cuốn sách được đăng tải, xuất bản trong và ngoài nước. Mới đây, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (2012) với cụm công trình: Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và hiện đại.
Công lao lớn nhất của thầy là đào tạo lớp học trò - thầy giáo kế cận bằng cách cung cấp cho họ phương pháp luận và phương pháp suy luận cùng thực tiễn điền dã. Điều quan trọng là thầy hiểu và tôn trọng cá tính, nắm bắt khả năng của mỗi học trò, của mỗi cán bộ trẻ để phát huy sức tự lực, tính năng động của họ trong cả hai lĩnh vực: đào tạo và nghiên cứu. Phương pháp truyền nghề này của GS Trần Quốc Vượng cũng chính là sự chiêm nghiệm tuyệt vời thái độ tôn trọng sự đa dạng và khoan dung văn hóa mà thầy luôn xem là lối sống, lối ứng xử của mình.
Và trong con mắt của những học trò đã ít nhất một lần nghe thầy giảng, thầy là người thầy số 1, từ những bài giảng của thầy về khảo cổ học, văn hóa Việt Nam mà biết bao nhiêu thế hệ trẻ đang đi theo con đường thầy đã đi.
Trong suốt cuộc đời dạy học của mình, bất kỳ ở đâu, với đối tượng nào, cái mà thầy đau đáu chính là tạo cho sinh viên một phương pháp tư duy ĐH, biến quá trình ĐH thành quá trình tự học mà trong đó, điều quan trọng bậc nhất là dám đặt lại vấn đề, dám nghĩ khác và dám dấn thân vào những góc khuất, những gai góc, những nẻo đường chưa hoặc ít được khai phá của khoa học.
Thầy là người dẫn đường cho bao thế hệ những người làm khảo cổ, văn hóa ở Việt Nam. Nghiêm khắc với học trò nhưng thầy luôn dành cho họ tình yêu thương đằm thắm, tôn trọng cá tính, tin tưởng, khích lệ cổ vũ họ trong những bước đi chập chững ban đầu nghiên cứu khoa học. Với học trò, không chỉ dạy, thầy còn học từ họ "Học thầy không tày học trò". Câu nối thêm một thành ngữ cổ của thầy "Con hơn cha, nhà có phúc, trò hơn thầy, đức nước dày" thường được mọi người tâm niệm như một lời nhắc nhở về trách nhiệm làm thầy, trách nhiệm làm người giữa các thế hệ.
Với chúng tôi, GS Trần Quốc Vượng mãi là Big Father, một người thầy với chữ Thầy viết hoa.
PGS-TS Lâm Thị Mỹ Dung

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

NHỮNG TỤC LỆ TRUYỀN THỐNG VÀO SÁNG MÙNG 1 TẾT CỦA NGƯỜI TÀY NÙNG XỨ LẠNG

NHỮNG TỤC LỆ TRUYỀN THỐNG VÀO SÁNG MÙNG 1 TẾT
CỦA NGƯỜI TÀY NÙNG XỨ LẠNG
Xứ Lạng là mảnh đất phiên dậu phía bắc tổ quốc, là mảnh đất sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng…
Xứ Lạng mảnh đất có sự giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa. Vì nằm ở vị trí nhạy cảm như vậy nên văn hóa Xứ Lạng có những nét đặc sắc và độc đáo riêng. Một trong số đó là tục lệ độc đáo ngày mùng 1 tết nguyên đán.
Tục lấy nước sáng mùng 1 tết.
Sáng sớm ngày mùng 1 tết nguyên đán khi trời còn chưa sáng người Tày – Nùng mang theo vài que hương, chút vàng mã và đôi thùng ra con suối hay chiếc giếng đầu làng để lấy nước đem về. Người Tày – Nùng quan niệm rằng nước suối hay nước giếng buổi sáng đầu năm có sự tinh khiết chưa bị ô uế và mang trong nó sự may mắn nên người Tày – Nùng dùng nước đó để rửa mặt nhằm mong muốn một năm gặp nhiều điều may mắn, phần còn lại đem đun sôi dùng để pha trà tiếp khách.
Người Tày – Nùng coi dòng suối, chiếc giếng là nơi bắt đầu sự sống, nước được dùng làm chày dã gạo, nước theo những chiếc cọn, nước từ suối theo kênh mương đổ về ruộng lúa cằn khô, nước cung cấp tôm, cua, cá nguồn thức ăn tự nhiên cho đồng bào.
Tục lấy gia súc, gia cầm mùng 1 tết.
Cứ mỗi khi năm hết tết đến tôi lại được ông tôi dặn rằng “Ông chuẩn bị ăn hùng [1] rồi năm nay cháu lại đi lấy lợn, gà, vịt nhé” nói xong ông tôi chỉ vào cái lồng nhỏ xíu vừa được làm xong để ở góc nhà.
Thế rồi sáng mùng một tết nguyên đán khi gà vừa gáy ông đã gọi tôi dậy để ra bờ suối lấy gia súc, gia cầm. Tôi cầm đi theo vài que hương, dăm ba chiếc vàng mã ra bờ suối và cắm xuống đó rồi nhặn lấy những hòn đá cho vào chiếc lồng đã chuẩn bị sẵn, hòn to là gà vịt hòn to hơn là lợn là trâu là bò…
Khi đi trên đường người Tày – Nùng thường phát ra những tiếng như: “Cú, cú, cú”[2], “Dú, dú, dú”[3]… như đang gọi gà, vịt về nhà theo mình, họ tin rằng những hòn đá kia mang trong mình linh hồn những con gia súc, gia cầm nên nếu năm đó nhà nào đi lấy thì năm đó nhà đấy sẽ có nhiều gia súc gia cầm. Ngoài ra trên đường đi và về họ không chào cũng chẳng thưa dù gặp người quen hay họ hàng ở trong xóm bởi họ quan niệm rằng nếu mở miệng chào người khác thì gia súc, gia cầm sẽ theo người đó về nhà hay nó sẽ bỏ về rừng về suối chứ không về nhà nữa.
Do có điểm chung là đều ra bờ suối và cầm theo hương vàng mã nên người Tày – Nùng thường kết hợn hai tục này để đi một lần.
Chục năm về trước khi tục lệ này còn phổ biến thì cứ sáng mùng một tết ra bờ suối hay bờ giếng ta sẽ thấy có rất nhiều hương và vàng mã cắm ở hai bên bờ. Thế nhưng vài năm trở lại đây tục lệ này đã mất dần, hiện nay còn rất ít gia đình thực hiện tục lệ này vì thế những que hương và vàng mã cũng đã ít dần bên dòng suối bờ giếng.
Tục thăm và quét dọn thành hoàng làng sáng mục 1 tết.
Tục này thường chỉ có các cụ cao niên trong làng thực hiện vào lúc sáng sớm tinh mơ ngày mùng một tết bởi người Tày - Nùng quan niệm ngày tết con gái không được bước chân vào thành hoàng làng.
Các cụ khi đi sẽ cầm theo chai rượu, “Lì xì”[4] và cây chổi để quét dọn trang hoàng thành hoàng làng.
Tục này thể hiện ước nguyện sống lâu (thọ) của con người, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng người lớn tuổi vì thành hoàng làng là nơi thành kính tôn nghiêm nên chỉ có các cụ cao niên mới có thể “Xông”[5] đầu tiên.
Tục lệ này bây giờ cũng đang mất dần khi chỉ có các cụ ở tuổi “thất thập cổ lai hi”[6] thực hiện. Tác giả thiết nghĩ đây là một tục lệ đẹp cần phát huy. Tuy nhiên cũng cần bỏ đi cái chưa tích cực như chỉ có con trai mới được đến thành hoàng làng, chính cái tục lệ đó mà đồng bào Tày – Nùng luôn coi trọng “Con trai nối dõi tong đường”.
Tục cũng thành hoàng làng vào ngày mùng 1 tết.
Tục này ở mỗi làng lại thực hiện khác nhau, có làng chọn thời gian buổi sáng khoảng 7h đến 8h, có làng chọn đúng giữa trưa khi qua 12h nhưng cũng có làng lại đi vào buổi chiều, thời gian nào là do quan niệm của từng làng nhưng tựu chung lại vẫn nhằm mục đích.
Cầu mong cho một năm mới mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy nhà năm mới làm ăn khấm khá hơn năm trước, sức khỏe dồi dào nhà nào chưa có con sẽ sớm có tin vui, nhà nào chưa có con trai sẽ sinh con trai, nhà nào chưa có con gái sẽ sinh con gái và người nào lớn tuổi mà chưa cưới vợ cười chồng năm mới sẽ cưới được vợ được chồng…
Người ta mang theo rất nhiều đồ cúng như bành chưng, khẩu sli[7], bánh khảo, rượu, hương, vàng mã và một thứ không thể nào thiếu đó là con gà trống thiến. Người ta quan niệm rằng con gà nào càng to càng đẹp mã thì năm đó sẽ càng làm ăn thuận lợi vì vậy không ai bảo ai nhà nào cũng cố làm cho con gà của mình đẹp nhất.
Cũng chính những dịp như thế này mà tình làng ngĩa xóm càng có dịp được thể hiện đầy đủ nhất, người ta bỏ qua mọi thù hằn thường ngày để cùng nhau nâng ly rượu xuân chúc nhau năm mới sức khỏe. Những dịp như thế này là nơi để những giá trị văn hóa truyền thống được phát huy như múa sư tử, phát sỏi, hát sli, hát cỏ lảu… lại vang lên.
Đây là một tục lệ vẫn được đồng bào Tày – Nùng phát huy những giá trị tốt đẹp và những hủ tục cũng đang được loại bỏ dần. Hiện nay con gái đồng bào Tày – Nùng đã có thể đến thành hoàng làng vào sáng mùng một tết, đó là một nét đổi mới thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ đã không còn nặng nề như xưa.
Tục xông đất ngày mùng 1 tết.
Tục lệ này có những điểm chung so với tục lệ xông đất trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính. Tuy nhiên nó cũng có những nét đặc sắc như:
Người Tày – Nùng sẽ chọn người xông nhà vào buổi sáng ngày mùng 1 tết trước khi đi thăm thành hoàng làng. Sau khi thăm thành hoàng làng về người ta không còn coi trọng vấn đề xông đất, xông nhà nữa.
Những người già, gia chủ thường sẽ không đi đâu vào ngày mùng 1 và những ngày tết bởi họ phải ở nhà để tiếp khách đến thăm. Nhà họ lúc nào cũng phải mở cửa và luôn sẵn lòng mời mọi người dù quen biết hay không quen vào chơi tết, đồng bào Tày  _ Nùng nhà nào càng có nhiều người vào chơi tết thì năm đó càng làm ăn tấn tới.
Văn hóa là nguồn cội của cuộc sống, văn hóa góp phần trang hoàng và làm cho cuộc sống càng đẹp hơn. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều nét văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một dần, yêu cầu đảng và nhà nước cần có biện pháp khôi phục.
Lý Viết Trường

Chùm ảnh, thôn Nà Lệnh thăm thành hoàng làng xuân Quý tỵ 2013.

Những mâm cúng trong khói hương nghi ngút
Những mâm cúng trong khói hương nghi ngút
Những mâm cúng trong khói hương nghi ngút
Những mâm cúng trong khói hương nghi ngút
Chụp ảnh lưu niệm tại thành hoàng làng tết nguyên đán Quý Tỵ 2013
Chụp ảnh lưu niệm tại thành hoàng làng tết nguyên đán Quý Tỵ 2013



[1] Ngôn ngữ Tày – Nùng, nghĩa là chiếc lồng, lồng gà, lồng vịt.
[2] Tiếng Tày – Nùng dùng để gọi Gà.
[3] Tiếng Tày – Nùng dùng để gọi Lợn.
[4] Tiếng Tày- Nùng, tờ giấy gián trước cửa thường in hình sao vàng, cờ đảng…
[5] Cũng như tục lệ xông nhà.
[6] Tuổi 70.
[7] Một loại bánh của dân tộc Tày – Nùng.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

TỦ SÁCH CÁ NHÂN (2012 - 05/11/2013 )

TỦ SÁCH CÁ NHÂN
(2012 - )
LÝ VIẾT TRƯỜNG
STT
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
Năm
1.        
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử ký toàn thư
(Tập I)
Bản in nội các quan bản
Mộc bản khắc năm chính hòa
Thứ 18 (1697)
Khoa học xã hội
2011
2.        
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử ký toàn thư
(Tập II)
Bản in nội các quan bản
Mộc bản khắc năm chính hòa
Thứ 18 (1697)
Khoa học xã hội
2011
3.        
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử ký toàn thư
(Tập III)
Bản in nội các quan bản
Mộc bản khắc năm chính hòa
Thứ 18 (1697)
Khoa học xã hội
2011
4.        
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử ký toàn thư
(Tập IV)
Bản in nội các quan bản
Mộc bản khắc năm chính hòa
Thứ 18 (1697)
Khoa học xã hội
2011
5.        
Ngô Cao Lãng
Lịch triều tạp kỷ
(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập V)
Khoa học Xã hội
1995
6.        
Lê Nin



7.        
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 15
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ - Va
1979
8.        
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 16
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ - Va
1979
9.        
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 18
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ - Va
1979
10.     
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 20
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ – Va
1979
11.     
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 21
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ – Va
1979
12.     
Ban chấp hành
trung ương
đảng cộng sản
Liên Xô
V.I.Lê Nin
Toàn tập 36
Tiến Bộ
Mát – Xơ – Cơ - Va
1979
13.     
Tân Việt
100 Điều nên biết về phong tục Việt Nam
Văn hóa Dân tộc
2012
14.     
Nam Đồng – Hòa Bình
36 Bài thơ lục bát
Văn Học
2010
15.     
TS. Bùi Thị Thu Hà
Phật giáo Hòa Hảo tri thức cơ bản
Từ điển Bách khoa
2012
16.     
Nguyễn Bích Ngọc
Nhà Lý trong Văn hóa Việt Nam
Thanh niên
2009
17.     
Nguyễn Bích Ngọc
Nhà Trần trong Văn hóa Việt Nam
Thanh niên
2009
18.     
Phan Ngọc
Bản sắc Văn hóa Việt Nam
Văn học
2006
19.     
Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng
Các triều đại Việt Nam
Văn hóa – Thông tin
2009
20.     
Lã Minh Luận (cb)
Đặng Tuyết Nhung
Bộ đề ôn luyện thi Ngữ Văn
Đại học Sư phạm
2011
21.     
Tạ Đức Hiền – Nguyễn Trung Kiên…
Văn nghị luận Văn Học THPT
Hà Nội
2010
22.     
Nguyễn Hoàng Anh
Hướng dẫn học & làm bài thi
Địa lý 12
Đại học sư phạm
2010
23.     
Trương Ngọc Thơi
Luyện thi cấp tốc các dạng bài từ đề thi quốc gia
(tốt nghiệp – tuyển sinh)
Lịch sử
Đại học sư phạm
2011
24.     
Quỹ
Thắp sáng niềm tin
Thắp sáng niềm tin trong tôi
Hội nhà văn
2012
25.     
Nhóm trí thức Việt
Huy Cận thơ và đời
Văn học
2012
26.     
Nhóm trí thức Việt
Nguyễn Bính thơ và đời
Văn học
2012
27.     
Nhóm trí thức Việt
Xuân Diệu thơ và đời
Văn học
2012
28.     
Hoài Thanh – Hoài Trân
Thi nhân Việt Nam
Thời đại
2011
29.     
Trung tâm HĐVHKHVM – QTG
Văn miếu Quốc tử giám Thăng Long – Hà Nội
Hà Nội
2012
30.     
Hội nhà văn
Thạch Lam Tuyển tập
Thời Đại
2013
31.     
Đỗ Văn Ninh
Văn bia Quốc Tử Giám
Thăng Long – Hà Nội
Thanh niên
2010
32.     
Nguyễn Duy Hùng (Chủ biên)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, Cứu nước Những mốc son lịch sử
Chính trị Quốc gia
2010
33.     
Phạm Hồng Tung
Nội các Trần Trọng Kim
bản chất, vai trò và vị trí lịch sử
Chính trị Quốc gia
2010
34.     
Tô Minh
Thuật giao tế
Tổng hợp TPHCM
2012
35.     
ĐHKHXH&NV
Sổ tay sinh viên
Hà Nội
2012
36.     
Diễn đàn Quân đội
Nhân dân Việt Nam
Văn nghệ quân đội số 756
(Tháng 09/2012)
TPHCM
2012
37.     
Nguyễn Đức Hạnh
Xin người lượng thứ
Thanh Niên
1992
38.     
Phan Kế Bính
Việt Nam Phong tục
Văn học
2011
39.     
TS. Trần Viết Nghĩa
Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương tây thời Pháp thuộc
Chính trị Quốc gia
2012
40.     
GS. Vũ Ngọc Khánh
Đền miếu Việt Nam
Thanh niên
2007
41.     
Mã Thế Vinh
Lạng Sơn vùng đất của Chi Lăng – Đồng Đăng – Kỳ Lừa
Trẻ
2012
42.     
Hoàng Giáp – Hoàng Páo
Văn hóa Lạng Sơn
Địa dư chí – Văn bia – Câu đối
Văn hóa Thông tin
2012
43.     
Chu Quang Trứ
Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật (Tập I)
Viện mỹ thuật – Nxb Mỹ thuật
2002
44.     
Chu Quang Trứ
Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật (Tập II)
Viện mỹ thuật – Nxb Mỹ thuật
2002
45.     
Chu Quang Trứ
Sáng giá chùa xưa.
Mỹ thuật phật giáo
Mỹ thuật
2012
46.     
Chu Quang Trứ
Mỹ thuật Lý – Trần
Mỹ thuật Phật giáo.
Mỹ thuật
2012
47.     
PGS. Trần Văn Bình (Chủ biên)
Văn hóa Thăng Long – Hà Nội
Hội tụ và tỏa sáng
Thời đại
2010
48.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử GSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập I
Nguyên nhân chiến tranh
Chính trị Quốc gia
2013
49.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập II
Chuyển chiến lược
Chính trị Quốc gia
2013
50.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập III
Đánh thắng chiến tranh đặc biệt
Chính trị Quốc gia
2013
51.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập IV
Cuộc đụng đầu lịch sử
Chính trị Quốc gia
2013
52.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập V
Tổng tiến công và nổi dậy
năm 1968
Chính trị Quốc gia
2013
53.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập VI
Thắng Mỹ trên chiến trường
Ba nước Đông Dương
Chính trị Quốc gia
2013
54.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập VII
Thắng lợi quyết định năm 1972
Chính trị Quốc gia
2007
55.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập VIII
Toàn thắng
Chính trị Quốc gia
2013
56.     
Bộ quốc phòng
Viện lịch sử QSVN
Lịch sử kháng chiến
Chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Tập IX
Tính chất, đặc điểm, tầm vóc
Và bài học lịch sử
Chính trị Quốc gia
2013
57.     
Nguyễn Văn Sự
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Danh tướng thế kỷ XX
Qua tư liệu nước ngoài
Quân đội Nhân dân
2011
58.     
ĐHQGHN
ĐHKHXH&NV
Khoa Lịch Sử
Với Thăng Long Hà Nội
Thế giới
2011
59.     
PGS.TSKH
Nguyễn Hải Kế
Ngàn năm lịch sử văn hóa
Thăng Long Hà Nội
Chính trị Quốc gia
2010
60.     
Vũ Quang Hiển
Đại thắng mùa xuân 1975
Sức mạnh của Trí tuệ Việt Nam
Chính trị Quốc gia
2010
61.     
Trần Trọng Trung
Nhà trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
Chính trị Quốc gia
2005
62.     
Minh Hiểu Khê
Sẽ có thiên thần thay anh yêu em
Văn học
2011
63.     
Trương Hữu Quýnh
(Chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam
Tập I
Giáo dục Việt Nam
2011
64.     
Đinh Xuân Lâm
(Chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam
Tập II
Giáo dục Việt Nam
2011
65.     
Lê Mậu Hán
(Chủ biên)
Đại cương lịch sử Việt Nam
Tập III
Giáo dục Việt Nam
2011
66.     
Trần Quốc Vượng
(Chủ biên)
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Giáo dục Việt Nam
2012
67.     
Hoàng Nam
Dân tộc Nùng ở Việt Nam
Văn hóa dân tộc
1992
68.     

Sli lượn dân ca trữ tình
Tày – Nùng
Văn hóa

69.     
ủy ban KHXH
viện sử học
Mấy vấn đề
Phương pháp luận sử học
Khoa học xã hội
1970
70.     
Phan Ngọc Liên
Trương Hữu Quýnh
Giáo trình
Phương pháp luận sử học
Hà Nội

71.     
Nguyễn Thư Anh
Thạc sĩ sử học
Nhập môn sử học
Sài Gòn

72.     
Khoa học Xã hội
Sử học
Một số vấn đề Phương pháp luận sử học
Viện thông tin khoa học xã hội

73.     
Lý Viết Trường
Hoa sen
Hà Nội
2013
74.     
Vàng A Cử
Những con rồng trên bia lăng mộ
Lam Sơn – Thanh Hóa
Hà Nội
2013
75.     
Khúc Thu Phương
Hoa Sen
Hà Nội
2013
76.     
Hoàng San
(Sưu tầm)
Mã Thế Vinh
(Biên dịch)
Cỏ lảu và sli Nùng phàn slình
Lạng Sơn
Lao động
2012
77.     
Triệu Thị Mai
Lượn nàng ới
ĐHQGHN
2012
78.     
Dương Sách
(Sưu tầm, biên dịch)
Lịn thại
(Hát giao duyên của người Nùng)
Văn hóa dân tộc
2011
79.     
Tạp chí
Đại học QGHN
ĐHQGHN
2013
80.     
Hoàng Quốc Hải
Văn hóa phong tục
Phụ nữ
2004
81.     
TS. Phạm Văn Sinh
GS.TS Phạm Phan Quang
(Đồng chủ biên)
Giáo trình
Những nguyên lý cơ bản của
Chủ nghĩa Mác - LêNin
Chính trị Quốc gia
2011
82.     
Lương Ninh
(chủ biên)
Lịch sử thế giới cổ đại
Giáo dục Việt Nam
2010
83.     
Diễn đàn VHNT của lực lượng CAND
Báo Văn Nghệ Công An
(số 192 + 193)
Bộ Công An
2013
84.     
Hội nhà văn
Việt Nam
Báo Văn Nghệ
(Số 5, 6, 7)
Hà Nội
2013
85.     
Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
Thanh niên
xuân Quý Tỵ
Thành phố
Hồ Chí Minh
2013
86.     
Thục Anh
(Biên soạn)
Phong tục cổ truyền người Việt
Văn hóa – Thông tin

87.     
Hoài Phương
(tuyển chọn)
Truyện Kiều những lời bình
Văn hóa – Thông tin
2008
88.     
Nguyễn Du
Truyện Kiều
Văn học
2010
89.     
Hồ Chí Minh
Nhật ký trong tù
Thời đại
2010
90.     
William Dampier
Người Dịch:
Hoàng Anh Tuấn
Một chuyến du hành đến
Đàng Ngoài năm 1688
Thế gới
2011
91.     
J. Barrow
Người dịch:
Nguyễn Thừa Hỷ
Một chuyến du hành đến xứ
Nam Hà 1792 - 1793
Thế giới
2011
92.     
Hà Minh Đức
Tố Hữu
Cách mạng và thơ
Văn học
2008
93.     
Tô Hoài
Chuyện cũ Hà Nội
Thời Đại
2010
94.     
Vũ Văn Quân
(chủ biên)
Thăng Long Hà Nội
Một nghìn năm lịch sử
Hà Nội
2007
95.     
Đại tướng
Văn Tiến Dũng
Đại thắng mùa xuân
Quân đội nhân dân
1976
96.     
Đại tướng
Võ Nguyễn Giáp
Tổng hành dinh
Trong mùa xuân toàn thắng
Chính trị Quốc gia
2012
97.     
Trần Viết Hoàn
Bác Hồ chúc tết
Chính trị Quốc gia
2010
98.     
Trần Quốc Vượng
Trên mảnh đất
Ngàn năm văn vật
Hà Nội
2009
99.     
Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp…
Biển đông và hải đảo
Việt Nam
Tri Thức
2010
100. 
Nguyễn Văn Khánh
Việt Nam 1919 – 1930
Thời kỳ tìm tòi và định hướng
ĐHQGHN
2007
101. 
Vũ Khiêu
Trí thức Việt Nam thời xưa
Thuận Hóa
2006
102. 
Đinh Công Vĩ
Chuyện tình vua chúa
Hoàng tộc Việt Nam
Phụ nữ
2012
103. 
Nguyễn Khắc Huỳnh
Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam
Với cuộc đàm phán Paris
Chính trị Quốc gia
2012
104. 
Nhiều tác giả
Chuyện thời bao cấp
Tập I
Thông tấn
2012
105. 
Nhiều tác giả
Chuyện thời bao cấp
Tập II
Thông tấn
2012
106. 
Nguyễn Quang Liệu
Cuộc vận động thanh niên
miền Bắc của đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1965 – 1975)
Chính trị Quốc gia
2012
107. 
Vũ Bằng
Miếng ngon Hà Nội
Văn hóa Thông tin
2011
108. 
Vũ  Bằng
Bốn mươi năm nói láo
Lao động
2008
109. 
Trần Quốc Vượng
Đất thiêng ngàn năm
Văn vật
Hà Nội
2010
110. 
Phạm Văn Đồng
Thắng lợi vĩ đại tương lai
Huy hoàng
Sự thật
1976
111. 
Nguyễn Vinh Phúc
Hà Nội
Những nẻo đường du lịch
Nxb Trẻ
2009
112. 
Nguyễn Vinh Phúc
Hà Nội
Phong tục, văn chương
Nxb Trẻ
2010
113. 
Hội khoa học lịch sử
Việt Nam
Tạp chí Xưa & Nay
Số 395 + 396 (01/2012)
Hà Nội
2012
114. 
Hội khoa học lịch sử
Việt Nam
Tạp chí Xưa & Nay
Số 399 (03/2012)
HN
2012
115. 
Hội khoa học lịch sử
Việt Nam
Tạp chí Xưa & Nay
Số 427 (05/2013)
Hà Nội
2013
116. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 30 tháng 12/2009
HCM
2009
117. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 31 tháng 01/2010
HCM
2010
118. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 32 tháng 2/2010
HCM
2010
119. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 33 tháng 3/2010
HCM
2010
120. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 37 tháng 7/2010
HCM
2010
121. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 63 tháng 10/2012
HCM
2012
122. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 70 tháng 06/2013
HCM
2013
123. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 71 tháng 07/2013
HCM
2013
124. 
Hội nhà văn
Việt Nam
Hồn Việt
Số 72 tháng 08/2013
HCM
2013
125. 
Văn Hóa – Thể Thao
& Du Lịch
Văn hóa nghệ thuật
Số 324
HCM
2011
126. 
Văn Hóa – Thể Thao
& Du Lịch
Văn hóa nghệ thuật
Số 325
HCM
2011
127. 
Văn Hóa – Thể Thao
& Du Lịch
Văn hóa nghệ thuật
Số 326
HCM
2011
128. 
Đại học QGHN
Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Số 264/ 2013
Hà Nội
2013
129. 
Quân Đội NDVN
Sự kiện & Nhân chứng
Số 233
Hà Nội
2013
130. 
Phan Ngọc Liên
Bùi Thị Thu Hà
Hà Nội trong con mắt
Người nước ngoài
Chính trị Quốc gia
2010
131. 
Nguyễn Văn Kim
(Chủ biên)
Người Việt với biển
Thế giới
2011
132. 
PGS Hồ Khang
Tết mậu Thân 1968
Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chính trị Quốc gia
2008
133. 
GS.TS Trịnh Nhu
TS. Trần Trọng Thơ
Cách mạng tháng tám 1945
Thắng lợi vĩ đại của đầu tiên
Của cách mạng Việt Nam
Chính trị Quốc gia
2012
134. 
Monique Chemiller
Gendrau
Chủ quyền
Trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa
Chính trị Quốc Gia
2011
135. 
Nhiều tác giả
Hoàng Sa Trường Sa
Là của Việt Nam
Trẻ
2012
136. 
Trần Công Trục
(chủ biên)
Dấu ấn Việt Nam trên
Biển Đông
Thông tin và Truyền thông
2012
137. 
Nguyễn Duy
36 bài thơ
Lao động
2007
138. 
Việt Nam Học
Kỷ yếu hội thảo quốc tế
Lần thứ nhất, Hà Nội.
15/07 – 17/07/1998
Tập III
Thế giới
2002
139. 
Việt Nam Học
Kỷ yếu hội thảo quốc tế
Lần thứ nhất, Hà Nội.
15/07 – 17/07/1998
Tập IV
Thế giới
2002
140. 
Bút tích Liệt Sĩ
Nguyễn Văn Giá
Những tấm ảnh trở về
Phụ Nữ
2005
141. 
Chu Huy
Một số Đền chùa nổi tiếng
Đất Thăng Long
Phụ Nữ
2010
142. 
Vũ Thanh Sơn
Trưng Vương và các nữ tướng
Phụ Nữ
2009
143. 
Thanh Hào
Sông Hồng và làng bãi
(tản văn)
Phụ Nữ
2009
144. 
Ngô Tất Tố
Việc làng
Văn Học
2004
145. 
Ngô Tất Tố
Tắt đèn
Văn Học
2004
146. 
Đào Duy Anh
Đất nước Việt Nam qua các đời
Văn Hóa – Thông tin
2005
147. 
Đồng Sĩ Nguyên
(chỉ đạo nội dung)
Cuộc chiến
trên chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh
trong kháng chiến chống Mỹ
Quân đội
Nhân Dân
2008
148. 
Nguyễn Xuân Tú
Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 – 1975)
Chính trị Quốc gia
2009
149. 
Hà Văn Tấn
Một số vấn đề lý luận sử học
Đại học Quốc Gia
Hà Nội
2009
150. 
Lão Tử - Thịnh Lê
(chủ biên)
Từ điển
Nho, Phật, Đạo
Nxb Văn học
2001
151. 
TS. Lưu Minh Trị
Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam
Thăng Long – Hà Nội
Nxb Văn hóa – Thông Tin
2002
152. 
Nguyễn Văn Cương
Mỹ thuật đình làng
Đồng bằng Bắc Bộ
Nxb Văn hóa – Thông tin
2006
153. 
Nguyễn Văn Khoan
Kể chuyện Điện Biên Phủ
1953 – 1954
Nxb Thông tin và truyền thông
2012
154. 
Nguyễn Nghĩa Dân
Lịch sử Việt Nam
Trong tục ngữ - ca dao
Đại học Quốc gia Hà Nội
2010
155. 
Hoàng Triều Ân (cb)
Từ điển
Chữ nôm Tày
Khoa học Xã hội
2003
156. 
Bửu Kế
Tầm nguyên từ điển
Cổ văn học từ ngữ tầm nguyên
Thanh niên
2005
157. 
Võ Nguyên Giáp
Điện Biên Phủ
Chính trị Quốc gia
2004
158. 
Đảng ủy Quân sự trung ương – Bộ quốc phòng
Trần Trọng Trung
Một số văn kiện chỉ đạo
Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954
Và chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân đội nhân dân
2004
159. 
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa đô thị
Đại học quốc gia Hà Nội
2002
160. 
Phương Bằng
Phong Slư
Văn hóa Dân Tộc
1994
161. 
Hệ thống thông tin quốc tế về các khoa học Xã Hội
Văn hóa XHCN và sự hình thành ý thức XHCN của nhân dân lao động
Hà Nội
1983
162. 
Gordon Mace, francois Pétry
Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học Xã hội
Tri thức
2013
163. 
Nguyễn Đức Lữ
Nguyễn Thị Hải Yến
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
ở Việt Nam xưa và nay
(hỏi – đáp)
Chính trị Quốc gia
2013
164. 
Đặng Thùy Trâm
Nhật ký
Đặng Thùy Trâm
Hội nhà văn
2013
165. 
Kỷ yếu hội thảo
Khời nghĩa Lam Sơn
Và thành lập vương triều Lê
Hà Nội
2008
166. 
Vũ Duy Miền
Hương ước làng xã đồng bằng Bắc Bộ
Chính trị Quốc gia
2010
167. 
Nhiều tác giả
100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục
Tri thức
2008
168. 
Philippe Papin
Lịch sử Hà Nội
Mỹ thuật- Nhã Nam
2010
169. 
Tạ Chí Đại Trường
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam
từ 1771 đến 1802
Tri thức – Nhã Nam
2012
170. 
Spalding
Hành trình về phương đông
Thế giới
2012
171. 
Thái Bạch
Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Sống mới
1957
172. 
Vũ Kỳ
Bác Hồ viết di chúc
Sự thật
1989
173. 
Tôn Thất Bình
Đời sống trong Tử Cấm Thành
Đà Nẵng
2005
174. 
Phương Lâm –
Mặc Châu
Hào khí Đồng Nai
Thanh niên
1979
175. 
Phạm Tất Dong –
Lê Ngọc Hùng
Xã hội học
Đại học Quốc gia Hà Nội
2001
176. 
Charles Fourniau
Việt Nam như tôi đã thấy
(1960 – 2000)
Khoa học Xã hội
2007
177. 
Nguyễn Đình Đầu
Nguyễn Trường Tộ với triều đình
Tự Đức
Trẻ
2013
178. 
Đỗ Thị Hảo (cb)
Chợ Hà Nội xưa và nay
Phụ nữ
2010
179. 
Huỳnh Công Bá
Hôn nhân và gia đình
trong pháp luật triều Nguyễn
Thuận Hóa
2005
180. 
Nguyễn Mạnh Cường
Nho giáo đạo học trên đất kinh kỳ
Thời đại
2010
181. 
Trần Đức Anh Sơn
Trò chơi và thú tiêu khiển
của người Huế
Đại học Quốc gia Hà Nội
2008
182. 
Nguyễn Thừa Hỷ
Văn hóa Việt Nam truyền thống
một góc nhìn
Thông tin – Truyền thông
2012
183. 
Trần Đăng Sinh
Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay
Chính trị Quốc gia
2010
184. 
W.Scott Morton – C.M.Lewis
Lịch sử và Văn hóa
Trung Hóa
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
2008
185. 
Nguyễn Đắc Hưng
Việt Nam văn hóa và con người
Chính trị Quốc gia
2009
186. 
Nguyễn Việt Long
Hoàng Sa – Trường Sa
Các sự kiện, tư liệu lịch sử - pháp lý chính (thế ký XV – 2000)
Trẻ
2013
187. 
Nguyễn Duy Cần
Thuật sử thế của
người xưa
Trẻ
2013
188. 
Trần Quốc Vượng
Nguyễn Trần Đản
Nguyễn Từ Chi
Nguyễn Cao Lũy
Nghìn xưa văn hiến
Tập 1
Kim Đồng
2013
189. 
Trần Quốc Vượng
Nguyễn Trần Đản
Nguyễn Từ Chi
Nguyễn Cao Lũy
Nghìn xưa văn hiến
Tập 2
Kim Đồng
2013
190. 
Trần Quốc Vượng
Nguyễn Trần Đản
Nguyễn Từ Chi
Nguyễn Cao Lũy
Nghìn xưa văn hiến
Tập 3
Kim Đồng
2013
191. 
Pierre Asselin
Nền hòa bình mong manh
Washinhton, Hà Nội và tiến trình của hiệp định Paris
Chính trị Quốc gia
2012
192. 
Phan Ngọc Liên
Từ điển
thuật ngữ lịch sử phổ thông
Hà Nội
2008
193. 
Thích Giác Trí
Lửa Từ Bi
Thuận Hóa
2013
194. 
Bùi Xuân Mỹ -
Bùi Thiết –
Phạm Minh Thảo
Từ điển lễ tục Việt Nam
Văn hóa Thông tin
1996
195. 
Peter de Goeje
Gửi lời chào đoàn kết
Đại học Quốc gia
Hà Nội
2012
196. 
Ngô Đức Thịnh
Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
Việt Nam
Trẻ
2012
197. 
Vũ Ngọc Khánh
Truyền thống Văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam
tập 1
Thanh Niên
2004
198. 
Vũ Ngọc Khánh
Truyền thống Văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam
tập 2
Thanh Niên
2004
199. 
Bùi Kha
Nguyễn Trường Tộ
và vấn đề canh tân
Văn học
2011
200. 
Nam Hồng –
Lăng Thị Nga
Từ điển
Đường phố Hà Nội 2010
Lao động
2010
201. 




202. 




203. 




204. 




205. 




206. 




207. 




208. 




209. 




210. 




211. 




212. 




213. 




214. 




215. 




216. 




217. 




218. 




219. 




220. 




221. 




222. 




223. 




224. 




225. 




226. 




227. 




228. 




229. 




230. 




231. 




232. 




233. 




234. 




235. 




236. 




237. 




238. 




239. 




240. 




241. 




242. 




243. 




244. 




245. 




246. 




247. 




248. 




249.