XÃ HỘI
NGHĨ GÌ VÀ SỰ THẬT LÀ[1]
Lý
Viết Trường
Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Diễn biến sự việc hai mẹ con đi thi đại học lạc
nhau.
Cô Phan Thị Mừng, quê ở Thái Nguyên đưa con gái
là Đỗ Thị Kim Ngân lên thi khối C vào khoa Văn học trường đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn, ĐHQGHN, tại điểm thi Khương Đình. Chiều hôm qua 6/7, cô đi mua
cơm cùng hàng xóm ở cách khu trọ 50m, nhưng khi quay về do mới xuống Hà Nội lạ
lẫm chưa quen đường phố nên khi quay lại thì không nhớ đường và thế là cô lang
thang khắp các con phố để tìm đường về chỗ trọ.
Người phụ nữ có gương mặt khắc khổ, không nhớ
được số điện thoại của con, cũng chẳng nhớ được số điện thoại gia đình để gọi về
nhà, trong tâm trí của người mẹ nghèo chỉ nhớ rằng con mình thi vào trường Nhân
Văn nên cô đã hỏi đường đến đúng cổng chính trường Nhân Văn. Hai mẹ con lạc
nhau, tính đến 8h sáng nay đã là 18 giờ đồng hồ. Em Ngân lo lắng lạc mẹ cả đêm
không ngủ, sáng dậy Ngân đã tự bắt xe ôm ra bến xe Mỹ Đình rồi tiếp tục bắt
taxi về Thái Nguyên.
Cô Mừng do đi tìm con cả đêm kiệt sức nên cô đã
ngồi đợi ở cổng trường ĐH KHXHNV. Nhờ sự giúp đỡ của Tỉnh đoàn Thái Nguyên, các
cơ quan công an, và nhất là các chiến sĩ áo xanh của đội Sinh viên Tình nguyện
Xung kích, em Ngân đã may mắn về được đến Hà Nội, chuẩn bị cho đợt thi sắp tới.
Tuy nhiên trong sự việc này đã có nhiều dự luận
trái chiều miêu tả có phần không đúng sự thật, tôi xin được miêu tả lại sự việc
đã xảy ra.
Xã
hội nghĩ ?
Sự
việc trên đã tạo ra nhiều làn sóng dư luận trong xã hội đặc biệt là sự tham gia
của các tờ báo mạng.
Hai
mẹ con đã nhận được sự đồng cảm, sự chia sẻ và cảm thông đặc biệt của mọi người
trong xã hội. Nhiều người đã gọi điện đến với mục đích sẽ ủng hộ tiền cho mẹ
con và chủ nhà trọ đã miễn phí tiền trọ và tiền ăn ở trong vài ngày thi…
Mẹ
Ngân và cô nhà trọ
Như chúng ta đã đọc bài báo mang
tên “18 giờ khóc cạn nước mắt tìm con lên Hà Nội thi ĐH bị lạc”[2] hay “Hai
mẹ con lên thi ĐH lạc nhau: Gia đình đã đoàn tụ!” đăng tải trên Dân Trí hay những
trang mạng khác có đăng tải như bài viết “Hà Nội: Hai mẹ con thí sinh lạc nhau
ở phòng trọ”, “Chuyện hi hữu hai mẹ con lạc nhau khi đi thi ĐH”.
Những bài viết trên đã khơi dậy
lòng cảm thông từ rất nhiều người trong xã hội, ngay khi vừa đăng tải trên Dân
trí đã có ý kiến bày tỏ cảm thông với mẹ con “Bạn ạ. Người ta ở nông thôn miền
núi. Quan hệ làng xóm yên bình, với những tình cảm trân thành mộc mạc. Họ không
có những khóa, hay những buổi giao lưu để đào tạo kỹ năng sống đâu. Thậm chí
còn không có tiền để mua những quyển sách viết về kỹ năng như bạn nói. Nhưng
nếu em ấy đỗ đại học, một năm sau bạn ấy sẽ khác ngay. Mình từng là sinh viên
xa nhà mình biết những điều đó”[3] hay
những ý kiến đồng cảm “Cảm ơn trời mẹ con cô đã tìm thấy nhau vào chiều ngày
hôm nay, cơ mà kỹ năng sống của 2 mẹ con quá kém.... tuy lần đầu xuống Hà Nội
nhưng với kỹ năng như thế này thì em gái khó có thể trụ lại đất thành thị này
nếu em đỗ đại học”[4]
và cả những lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Xung Kích “cảm ơn tất cả mọi người
mình đọc được tin em Ngân đoàn tụ mà thấy vui quá Chúc em Ngân thi tốt, hẹn gặp
em tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH QGHN”[5], “Thanh
niên Việt Nam thật tuyệt vời đã giúp đỡ được rất nhiều người ở quê đưa con đi
thi, tinh thần này cần được phát huy, chúc em Ngânn thi đạt kết quả cao để
không phụ tinh cảm của bố mẹ và các anh chị đã dành cho em”[6].
Quả thật đó là những tình cảm của
mọi người dân dành cho mẹ con, tuy nhiên nhiều tình tiết trong câu chuyện mà các
trang mạng đưa lên đều có những chi tiết sai lệch và sự thật đã bị thổi phồng
lên.
Tôi thiết nghĩ hãy để cho sự việc
tồn tại đúng với nguyên trạng của nó chứ đừng thổi phồng nó lên một cách ly kỳ nhằm
tạo ra sự đáng thương.
Chùm ảnh:
ánh mắt thẫn thờ đợi con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét