Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

“PÂY TÁI”[1] CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH DỊP RẰM THÁNG BẢY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA NÓ

“PÂY TÁI”[1] CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH DỊP RẰM THÁNG BẢY
NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA NÓ
Dân tộc Nùng ở Việt Nam có tổng số 968800 người (2009), đứng thứ bảy trong số 54 dân tộc, còn riêng ở Lạng Sơn là 314295 người chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh. Người Nùng Phàn Sình có rất nhiều nét văn hóa đẹp và đặc sắc như: Trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng...
Thiếu nữ Nùng phàn slình (ảnh sưu tầm)
Người Nùng Phàn Sình bắt nguồn từ cuộc thiên di lớn từ Vận Thành, Long Châu và Long Anh thuộc vùng lãnh thổ nam Trung Quốc ngày nay theo hướng tây nam đi vào Việt Nam, sự phân bố này đã được ổn định.
Văn hóa là những phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng, dân ca, nhà ở, trang phục... Người Nùng Phàn Sình có nét văn hóa độc đáo đó là lễ hội lồng tồng, lễ tết, vào nhà mới, cưới hỏi, ma chay...
Người Nùng có nhiều dịp lễ tết trong năm như: tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, tết Hàn Thực, rằm tháng 7[2], tết Trung Thu… nhưng to nhất vẫn là tết Nguyên Đoán.
Người Nùng “Pây tái” vào các dịp tết Nguyên Đoán và rằm tháng 7, trong bài viết này tôi chỉ xin giới thiệu nét đặc sắc của “Pây tái” trong dịp rằm tháng 7.
“Pây tái” là dịp để con gái lấy chồng xa có dịp quay về thăm bố mẹ đẻ để tỏ lòng thành kính, thăm lại bạn bè quê hương. “Pây tái” có nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người Nùng Lạng Sơn, cụ thể:
“Pây tái” để báo hiếu cha mẹ.
Người con gái lấy chồng xa bố mẹ trong dịp này sẽ có dịp để quay về chăm sóc cha mẹ.
Thông thường hành trang của người con khi về nhà ngoại thường mang theo gà, vịt hay rượu để biếu bố mẹ và an hem họ hàng, mang theo chút bánh kẹo cho trẻ con làm quà.
Trong dịp này con cái có dịp báo hiếu cha mẹ như giặt giũ quần áo, may vá quần áo cho bố mẹ để chuẩn bị cho mùa đông đang đến gần và giúp cha mẹ hoàn thành những tâm nguyện mà cha mẹ muốn nhờ vả.
“Pây tái” để gặp lại bàn bè tri kỷ.
Nhân dịp rằm tháng bảy những người con gái lấy chồng xa có dịp trở lại nhà mẹ đẻ để làm chữ hiếu và để được hoàn huyên cùng bạn bè một thời chung chăn chung gối.
Hàn huyên chuyện cũ (ảnh Kiên Cường)
Những người con xa quê, những người bạn xa nhau tụ tập lại với nhau nói những câu chuyện về cuộc sống, về chồng con, về con cái… những câu chuyện cứ kéo dài suốt ngày không hết.
Giữa những cuộc nói chuyện như thế có những nụ cười rạng rỡ, có những giọt nước mắt rơi vì hạnh phúc hay vì khóc cho số phận đau khổ… và chắc chắn sẽ không thể thiếu được những câu sli câu lượn. Họ hát sli để sống lại cái thời thanh xuân chưa vướng chuyện chồng con, chỉ có dịp này họ mới lại có dịp trẻ lại bỏ quên mọi sự đời để sống cho hiện tại mà thôi.
Ý nghĩa lắm chứ, quanh năm vất vả với bao nhiêu chuyện đồng áng với nỗi lo cơm áo gạo tiền mà chỉ có dịp này họ mới có cơ hội để nói chuyện với nhau mà thôi.
Hiện nay tục “Pay tái” của người Nùng phàn slình Lạng Sơn vẫn được lưu truyền và sẽ mãi được lưu giữ vì những giá trị nhân bản của nó.
Lý Viết Trường
K57 Lịch sử, Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN
Tài liệu tham khảo
1.     Thục Anh (chủ biển), Phong tục cổ truyền người Việt, Nxb Văn hóa thông tin.
2.     Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm, Xứ Lạng – Văn hóa và du lịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn, 2000.
3.     Nhiều tác giả, Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam , Nxb Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, 1992.
4.     Nhiều tác giả, Văn hóa truyền thống Tày Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, 1993.
5.     Nhiều tác giả, Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1996.
6.     Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm, Xứ Lạng – Văn hóa và du lịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn, 2000.
7.     Ngô Văn Lệ, Nguễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục, 1998.
8.     Hoàng Nam, Khía cạnh văn hóa trong tín ngưỡng của người Nùng ở Lạng Sơn, Tạp chí nguyên cứu văn hóa nghệ thuật, số 4, tr 11 – 13.
9.     Hoàng Nam, Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người – Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1998.
10.                        Hoàng Nam, Dân Tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1992.
11.                        Nông Thị Nhình, Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc năm 2000.
12.                        Hoàng Văn Páo, Cao Thị Hải, Lễ hội dân gian dân gian dân tộc tày, Nxb Văn hóa dân tộc, 2012.
13.                        Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn, Văn hóa truyền thống Tày – Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, 1993.
14.                        Vũ Ngọc Khánh, Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Thanh niên.
15.                        Hà Đình Thành chủ biên, Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam, Viện nguyên cứu văn hóa dân gian, 2003.
16.                        Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, Ai lên Xứ Lạng, Nxb Văn Hóa dân tộc, 1994.
17.                        Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, Văn hóa Tày Nùng, Nxb Văn hóa, 1984.
18.                        Viện dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), Nxb Khoa học xã hội, 1980.
19.                        Phạm Vĩnh, Lạn Sơn – Vùng văn hóa đặc sắc, Nxb văn hóa thông tin, 2001.


[1] Ngôn ngữ Nùng phàn slình, đi thăm ngoại.
[2] Người Nùng phàn slình ở Lạng Sơn không ăn vào ngày 15 như người Kinh, họ ăn vào ngày 14/07 âm lịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét