GÓP
PHẦN KHẲNG ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM RA ĐỜI
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA
Lý Viết Trường
Khoa Lịch sử - Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân Văn
Đất
nước muốn phát triển thì trước hết giáo dục phải phát triển, chắc hẳn chúng ta
đều thừa nhận một trong những nhân tố giúp Nhật Bản phát triển như ngày nay đó
là giáo dục, ở Nhật Bản giáo dục được coi là chìa khóa của sự thành công. Trong
lịch sử Việt Nam giáo dục cũng luôn là một vấn đề được quan tâm phát triển,
Thân Nhân Trung từng nói “Hiền Tài Là Nguyên Khí Quốc Gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh mà hưng thịnh” đều đó cho thấy giáo dục có tầm ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển của quốc gia dân tộc.
Trong
lịch sử Việt Nam giáo nền giáo dục nho học được bắt đầu từ khi dựng Văn Miếu
(1070) rồi Quốc Tử Giám (1076) và năm 1253 đổi từ Quốc Tử Giám thánh Quốc Học
Viện đây cũng được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Tuy
nhiên về mốc thời gian mà Quốc Tử Giám bắt đầu được coi là trường đại học đầu
tiên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau vì vậy qua những tư liệu và sự tìm hiểu
xung quanh vấn đề nên trong bài viết này tôi xin mạnh dạn trình bày quan điểm về
mốc mà Quốc Tử Giám chính thức được coi là trường đại học đầu tiên.
1. Quá trình thành lập và phát triển của
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến khi tên gọi Quốc Học Viện ra đời.
Sau
hơn 60 năm trung thành với giáo lý Phật giáo đến những năm 70 của thế kỷ XI triều
Lý đã phần nào nhận ra sự quan trọng của nền giáo dục nho giáo đối với sự phát
triển của đất nước lúc bấy giờ vì vậy nhà Lý đã bắt đầu có những hành động tạo
điều kiện cho nho giáo hình thành và phát triển.
Mùa
thu, năm Canh Tuất (1070) vua Lý Thánh Tông đã cho “Làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng
Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng
Thái Tử đến học ở đây”[1].
Văn Miếu đầu tiên là nơi dùng để thờ Khổng Tử, các học trò của ông và là nơi
dùng để dạy học cho Thái Tử, điều này thể hiện nho giáo đã du nhập vào Việt Nam
từ lâu tuy nhiên phải đến lúc này nho giáo mới bắt đầu được nhà nước phong kiến
tạo điều kiện phát triển.
Mùa
xuân Giáp Dần (1075) triều đình mở khoa thi Minh Kinh bác học và nho học tam
trường đầu tiên, Lê Văn Thịnh trúng tuyển và được cho vào hầu vua học. Đây là
kì thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam.
Năm
1076 vua xuống chiếu “Cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho cai quản
quân dân. Chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám”[2]
đều này thể hiện Văn Miếu đã được mở rộng về quy mô người học đầu tiên chỉ có
Thái Tử đến giờ thì đã có cả quan viên văn chức.
Như
vậy Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quẩn thể di tích gắn liền với nhau nên có nhiều
người cho 2 di tích làm một nhưng thực chất quần thể này gồm có 2 di tích với
thời gian ra đời khác nhau là Văn Miếu dựng năm 1070 và Quốc Tử Giám mở Quốc Tử
Giám.
Tháng
6, năm Quý Sửu (1253), vua cho “Lập Quốc Học Viện. Đắp tượng Khổng Tử, Chu Công
và Á Thánh, vẽ tranh 72 người hiền để thờ”[3]
đến tháng 9 vua lại xuống chiếu “Vời nho sĩ trong nước đến Quốc Tử Viện giảng tứ
thư, lục kinh”[4]. Đến
nay thì Quốc Học Viện đã chính thức mở cửa cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân chỉ
cần học giỏi và thi đỗ. Năm 1253 với sự ra đời của Quốc Học Viện chính là cột mốc
thời gian xác lập sự ra đời của trường đại học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
2. Những ý kiến về thời gian ra đời trường
đại học đầu tiên của Việt Nam.
Từ
mốc năm 1070 dựng văn miếu thờ Khổng Tử, Chu Công đánh dấu cột mốc nền giáo dục
nho giáo chính thức phát triển trải qua gần 200 năm phát triển đến năm 1253 khi
tên Quốc Học Viện ra đời nền giáo dục nho giáo Việt Nam đã trai qua rất nhiều sự
kiện khẳng định quyết định phát triển nho giáo là đúng đắn vì thế quy mô của
Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày càng mở rộng cả về quy mô, số lượng và thành phần
người theo học.
Như
chúng ta thấy từ năm 1070 khi thành lập Văn Miếu chỉ là lớp học hoàng cung đến
năm 1076 số người theo học ở Quốc Tử Giám không chỉ có thái tử mà các quan viên
văn chức đã bắt đầu theo học, đều này chứng minh nho học đã ngày càng có vị thế
hơn trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ.
Có
ý kiến cho rằng mốc năm 1076 với sự kiện thành lập Quốc Tử Giám đã đánh dấu mốc
ra đời của trường đại học đầu tiên, một trong số ý kiến mà tôi bắt gặp chính là
của tác giả Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng trong quyển Các triều đại Việt Nam cụ thể “Năm
Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta,
chọn những người tài giỏi vào đây dạy”[5]
hay trong quyển Thăng Long - Hà Nội, một nghìn sự kiện lịch sử có chép “Cùng với
Văn Miếu, Quốc Tử Giám được lập ở Thăng Long. Sử chép, tháng 4 năm Bính Thìn
(1076), vua Lý Nhân Tông cho chọn quan viên văn chức người nào biết chữu cho vào học ở Quốc Tử Giám. Quốc
Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, một trong những trung tâm đào tạo
nhân tài lớn nhất nước ta thời phong kiến”[6].
Có
những tài liệu khác lại cho rằng Quốc Tử Giám năm 1076 còn ở quy mô nhỏ với chức
năng là trường đại học hoàng gia và chỉ có quan viên văn chức mới được vào học
nên có tên là Quốc Tử, có lẽ thời điểm này Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn đóng vai
trò là một nơi tế lễ (Quốc tế) và thờ phụng (Văn Miếu) hơn là nơi để học tập vì
vậy gọi mốc 1076 là thời điểm ra đời của trường đại học đầu tiên của nước ta có
vẻ không được phù hợp cho lắm.
Qua
những tài liệu mà tôi có được thì tôi cho rằng mốc thời gian khẳng định sự ra đời
của trường đại học đầu tiên của nước ta là năm 1253 dưới thời Thái Tông Hoàng Đế
(Trần Cảnh) khi Quốc Tử Giám đổi tên thành Quốc Học Viện và mở rộng quy mô cho dân
chúng có tài vào học tập. Đổi từ Quốc Tử sang Quốc học đã đánh dấu sự mở rộng
quy mô từ lúc đầu (trước năm 1253) chỉ có quan viên văn chức và con vua quan
sang quy mô rộng hơn (từ 1253 về sau) với tất cả mọi người dân chỉ cần họ học
giỏi và thi đỗ.
Đồng
quan điểm khẳng định trường đại học đầu tiên của nước ta ra đời năm 1253 dưới
thời vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) cụ thể có nhóm các tác giả Nguyễn Hải Kế
(chủ biên) với quyển Ngàn năm lịch sử, văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, Tr.536 viết “Năm Quý Sửu (1253), vua Trần Cảnh (Trần
Thái Tông) lại đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và cho con các nhà thường
dân có sức học xuất sắc được vào học. Kể từ đây Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới
chính thức được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta”, tác giả Đỗ Văn
Ninh trong quyển Văn Bia Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội, Nxb Thanh Niên,
2010, Tr.11 ghi “Năm 1253, vua thứ hai (Trần Thừa là vua thứ nhất) của nhà Trần
là Trần Thánh Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện làm nơi giảng dạy cho
con em quan và những người học giỏi trong cả nước. Chức năng của một trường Quốc
học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nhà Quốc tế làm cho giá trị của Quốc
Tử Giám – Văn Miếu cũng ngày càng được nâng cao” và trong quyển Văn Miếu Quốc Tử
Giám Thăng Long – Hà Nội của trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc
Tử Giám cũng khẳng định năm 1253 thời điểm lập Quốc học viện chính là mốc mở đầu
cho sự ra đời của trường đại học đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
3. Kết luận.
Văn
Miếu – Quốc Tử Giám là cái nôi tri thức, năm 1070 với sự kiện vua Lý Thánh Tông
cho dựng Văn Miếu và năm 1076 dựng Quốc Tử Giám đã chính thức đánh dấu mốc đầu
tiên khởi đầu cho sự phát triển hưng thịnh của nho giáo sau này.
Mốc
thời gian năm 1253 với việc vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc
Học Viện và cho phép mọi người dân đều có thể đến học chỉ cần họ học giỏi và
thi đỗ đã chính thức đưa Quốc Học Viện trở thành trường đại học đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam.
Từ
cái nôi Quốc học viện này đã sản sinh ra rất nhiều người hiền tài góp phần to lớn
vào công cuộc xây dựng vào bảo vệ tổ quốc như: Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh,
Nguyễn Bỉnh Khiêm… tên tuổi của họ sẽ mãi lưu danh trên bia đá và truyền tụng đến
muôn đời.
Lý Viết Trường
Khoa lịch sử - Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân Văn. ĐHQGHN.
SDT. 01636.302.985
– Email. Lyxuantruongls@gmail.com
- CMTND 082254943
ĐC: Văn phòng Khoa
sử - Tầng 3, nhà B, số 336 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
[1] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kí Toàn
Thư, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, 2009, Tr.284.
[2] Ngô Sĩ Liên, Sdd, Tr.289.
[3] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kí Toàn
Thư, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội, 2011, Tr.24.
[4] Ngô Sĩ Liên, Sdd, Tr.24.
[5] Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Các triều
đại Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2009, Tr.84.
[6] Vũ Văn Quân (chủ biên), Thăng
Long – Hà Nội, một nghìn sự kiện lịch sử, Nxb Hà Nội, 2007, Tr.48.
Khuê Văn Các (Nguồn: Bảo tàng lịch sử)
Bác Hồ thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét