NHỮNG
TỤC LỆ TRUYỀN THỐNG VÀO SÁNG MÙNG 1 TẾT
CỦA
NGƯỜI TÀY NÙNG XỨ LẠNG
Xứ
Lạng là mảnh đất phiên dậu phía bắc tổ quốc, là mảnh đất sinh sống của đồng bào
các dân tộc Tày, Nùng…
Xứ
Lạng mảnh đất có sự giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa
Trung Hoa. Vì nằm ở vị trí nhạy cảm như vậy nên văn hóa Xứ Lạng có những nét đặc
sắc và độc đáo riêng. Một trong số đó là tục lệ độc đáo ngày mùng 1 tết nguyên
đán.
Tục lấy nước sáng
mùng 1 tết.
Sáng
sớm ngày mùng 1 tết nguyên đán khi trời còn chưa sáng người Tày – Nùng mang theo
vài que hương, chút vàng mã và đôi thùng ra con suối hay chiếc giếng đầu làng để
lấy nước đem về. Người Tày – Nùng quan niệm rằng nước suối hay nước giếng buổi
sáng đầu năm có sự tinh khiết chưa bị ô uế và mang trong nó sự may mắn nên người
Tày – Nùng dùng nước đó để rửa mặt nhằm mong muốn một năm gặp nhiều điều may mắn,
phần còn lại đem đun sôi dùng để pha trà tiếp khách.
Người
Tày – Nùng coi dòng suối, chiếc giếng là nơi bắt đầu sự sống, nước được dùng
làm chày dã gạo, nước theo những chiếc cọn, nước từ suối theo kênh mương đổ về
ruộng lúa cằn khô, nước cung cấp tôm, cua, cá nguồn thức ăn tự nhiên cho đồng
bào.
Tục lấy gia súc, gia
cầm mùng 1 tết.
Cứ
mỗi khi năm hết tết đến tôi lại được ông tôi dặn rằng “Ông chuẩn bị ăn hùng [1] rồi
năm nay cháu lại đi lấy lợn, gà, vịt nhé” nói xong ông tôi chỉ vào cái lồng nhỏ
xíu vừa được làm xong để ở góc nhà.
Thế
rồi sáng mùng một tết nguyên đán khi gà vừa gáy ông đã gọi tôi dậy để ra bờ suối
lấy gia súc, gia cầm. Tôi cầm đi theo vài que hương, dăm ba chiếc vàng mã ra bờ
suối và cắm xuống đó rồi nhặn lấy những hòn đá cho vào chiếc lồng đã chuẩn bị sẵn,
hòn to là gà vịt hòn to hơn là lợn là trâu là bò…
Khi
đi trên đường người Tày – Nùng thường phát ra những tiếng như: “Cú, cú, cú”[2],
“Dú, dú, dú”[3]…
như đang gọi gà, vịt về nhà theo mình, họ tin rằng những hòn đá kia mang trong
mình linh hồn những con gia súc, gia cầm nên nếu năm đó nhà nào đi lấy thì năm
đó nhà đấy sẽ có nhiều gia súc gia cầm. Ngoài ra trên đường đi và về họ không
chào cũng chẳng thưa dù gặp người quen hay họ hàng ở trong xóm bởi họ quan niệm
rằng nếu mở miệng chào người khác thì gia súc, gia cầm sẽ theo người đó về nhà
hay nó sẽ bỏ về rừng về suối chứ không về nhà nữa.
Do
có điểm chung là đều ra bờ suối và cầm theo hương vàng mã nên người Tày – Nùng
thường kết hợn hai tục này để đi một lần.
Chục
năm về trước khi tục lệ này còn phổ biến thì cứ sáng mùng một tết ra bờ suối
hay bờ giếng ta sẽ thấy có rất nhiều hương và vàng mã cắm ở hai bên bờ. Thế
nhưng vài năm trở lại đây tục lệ này đã mất dần, hiện nay còn rất ít gia đình
thực hiện tục lệ này vì thế những que hương và vàng mã cũng đã ít dần bên dòng
suối bờ giếng.
Tục thăm và quét dọn
thành hoàng làng sáng mục 1 tết.
Tục
này thường chỉ có các cụ cao niên trong làng thực hiện vào lúc sáng sớm tinh mơ
ngày mùng một tết bởi người Tày - Nùng quan niệm ngày tết con gái không được bước
chân vào thành hoàng làng.
Các
cụ khi đi sẽ cầm theo chai rượu, “Lì xì”[4] và
cây chổi để quét dọn trang hoàng thành hoàng làng.
Tục
này thể hiện ước nguyện sống lâu (thọ) của con người, đồng thời cũng thể hiện sự
tôn trọng người lớn tuổi vì thành hoàng làng là nơi thành kính tôn nghiêm nên
chỉ có các cụ cao niên mới có thể “Xông”[5] đầu
tiên.
Tục
lệ này bây giờ cũng đang mất dần khi chỉ có các cụ ở tuổi “thất thập cổ lai hi”[6] thực
hiện. Tác giả thiết nghĩ đây là một tục lệ đẹp cần phát huy. Tuy nhiên cũng cần
bỏ đi cái chưa tích cực như chỉ có con trai mới được đến thành hoàng làng,
chính cái tục lệ đó mà đồng bào Tày – Nùng luôn coi trọng “Con trai nối dõi
tong đường”.
Tục cũng thành hoàng
làng vào ngày mùng 1 tết.
Tục
này ở mỗi làng lại thực hiện khác nhau, có làng chọn thời gian buổi sáng khoảng
7h đến 8h, có làng chọn đúng giữa trưa khi qua 12h nhưng cũng có làng lại đi
vào buổi chiều, thời gian nào là do quan niệm của từng làng nhưng tựu chung lại
vẫn nhằm mục đích.
Cầu
mong cho một năm mới mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy nhà năm mới làm ăn
khấm khá hơn năm trước, sức khỏe dồi dào nhà nào chưa có con sẽ sớm có tin vui,
nhà nào chưa có con trai sẽ sinh con trai, nhà nào chưa có con gái sẽ sinh con
gái và người nào lớn tuổi mà chưa cưới vợ cười chồng năm mới sẽ cưới được vợ được
chồng…
Người
ta mang theo rất nhiều đồ cúng như bành chưng, khẩu sli[7],
bánh khảo, rượu, hương, vàng mã và một thứ không thể nào thiếu đó là con gà trống
thiến. Người ta quan niệm rằng con gà nào càng to càng đẹp mã thì năm đó sẽ
càng làm ăn thuận lợi vì vậy không ai bảo ai nhà nào cũng cố làm cho con gà của
mình đẹp nhất.
Cũng
chính những dịp như thế này mà tình làng ngĩa xóm càng có dịp được thể hiện đầy
đủ nhất, người ta bỏ qua mọi thù hằn thường ngày để cùng nhau nâng ly rượu xuân
chúc nhau năm mới sức khỏe. Những dịp như thế này là nơi để những giá trị văn
hóa truyền thống được phát huy như múa sư tử, phát sỏi, hát sli, hát cỏ lảu… lại
vang lên.
Đây
là một tục lệ vẫn được đồng bào Tày – Nùng phát huy những giá trị tốt đẹp và những
hủ tục cũng đang được loại bỏ dần. Hiện nay con gái đồng bào Tày – Nùng đã có
thể đến thành hoàng làng vào sáng mùng một tết, đó là một nét đổi mới thể hiện
tư tưởng trọng nam khinh nữ đã không còn nặng nề như xưa.
Tục xông đất ngày mùng 1 tết.
Tục
lệ này có những điểm chung so với tục lệ xông đất trong Việt Nam phong tục của
Phan Kế Bính. Tuy nhiên nó cũng có những nét đặc sắc như:
Người
Tày – Nùng sẽ chọn người xông nhà vào buổi sáng ngày mùng 1 tết trước khi đi
thăm thành hoàng làng. Sau khi thăm thành hoàng làng về người ta không còn coi
trọng vấn đề xông đất, xông nhà nữa.
Những
người già, gia chủ thường sẽ không đi đâu vào ngày mùng 1 và những ngày tết bởi
họ phải ở nhà để tiếp khách đến thăm. Nhà họ lúc nào cũng phải mở cửa và luôn sẵn
lòng mời mọi người dù quen biết hay không quen vào chơi tết, đồng bào Tày _ Nùng nhà nào càng có nhiều người vào chơi tết
thì năm đó càng làm ăn tấn tới.
Văn
hóa là nguồn cội của cuộc sống, văn hóa góp phần trang hoàng và làm cho cuộc sống
càng đẹp hơn. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều nét văn hóa đang đứng trước nguy
cơ mai một dần, yêu cầu đảng và nhà nước cần có biện pháp khôi phục.
Lý Viết Trường
Chùm
ảnh, thôn Nà Lệnh thăm thành hoàng làng xuân Quý tỵ 2013.
Chụp ảnh lưu niệm tại thành hoàng
làng tết nguyên đán Quý Tỵ 2013
[1] Ngôn ngữ Tày – Nùng, nghĩa là
chiếc lồng, lồng gà, lồng vịt.
[2] Tiếng Tày – Nùng dùng để gọi Gà.
[3] Tiếng Tày – Nùng dùng để gọi Lợn.
[4] Tiếng Tày- Nùng, tờ giấy gián
trước cửa thường in hình sao vàng, cờ đảng…
[5] Cũng như tục lệ xông nhà.
[6] Tuổi 70.
[7] Một loại bánh của dân tộc Tày –
Nùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét