“PAY PÒ”[1]
MỘT NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP
CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH LẠNG SƠN
Dân
tộc Nùng ở Việt Nam có tổng số 968800 người (2009), đứng thứ bảy trong số 54
dân tộc, còn riêng ở Lạng Sơn là 314295 người chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh. Người
Nùng Phàn Sình có rất nhiều nét văn hóa đẹp và đặc sắc như: Trang phục, ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tín ngưỡng...
Người Nùng phàn slình(Ảnh Hoàng Anh)
Người
Nùng Phàn Sình bắt nguồn từ cuộc thiên di lớn từ Vận Thành, Long Châu và Long
Anh thuộc vùng lãnh thổ nam Trung Quốc ngày nay theo hướng tây nam đi vào Việt
Nam, sự phân bố này đã ổn định.
Văn
hóa là những phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực, tín ngưỡng, dân ca, nhà ở,
trang phục... Người Nùng Phàn Sình có nét văn hóa độc đáo đó là lễ hội lồng tồng,
lễ tết, vào nhà mới, cưới hỏi, ma chay...
Ngoài
ra người Nùng phàn slình ở Lạng Sơn còn rất quan tâm đến vấn đề xây dựng gia
đình, tình yêu đôi lứa. Qua tục “Pay pò” ta có thể hiểu được rằng người Nùng phần
nào có quyền tự do yêu đương, tự do chọn bạn tình.
“Pay
pò” là ngôn ngữ của người Nùng phàn slình ở Lạng Sơn, dịch ra có thể hiểu là
trai gái hẹn hò trên đồi. “Pay pò” là nét văn hóa có từ rất lâu, khi thanh niên
nam, nữ lên 16, 17 họ bắt đầu “Pay pò”. Địa điểm “Pay pò” thường là ở những ngọn
đồi sau làng, những con suối cạnh làng. Thời gian “Pay pò” thường bắt đầu từ
chiều, tầm khoảng 15h, 16h chiều đến 18h, 19h chiều.
“Pay
pò” là nới để trai gái hẹn hò, tìm hiểu và giãi bày tâm sự vui buồn trong cuộc
sống. Những câu chuyện mùa màng, cuộc sống sẽ được đem ra để bắt đầu cho những
cuộc “Pay pò”, đó là những lời nói làm quen, tìm hiểu lẫn nhau. Khi đã nói chuyện
với nhau lâu, cảm thấy hợp và thích nhau thì họ sẽ nói đến chuyện yêu đương và
cưới xin, rất nhiều cặp đôi đến với nhau nhờ “Pay pò”.
Họ
tặng cho nhau những món quà, trai tặng gái chiếc thoi dệt vải, chiếc đòn gánh,
chiếc thước đo quần áo… ngược lại con gái sẽ tặng con trai chiếc áo thiêu (lử
xinh), chiếc túi thiêu (tày xinh)… những món quà thật giản dị nhưng đã tạo nên
niềm tin lẫn nhau.
“Pay
pò” của người Nùng phàn slình (Ảnh internet)
“Pay
pò” của người Nùng phàn slình đã phần nào thoát khỏi tư tưởng nho giáo cổ hủ “Nam
nữ thụ thụ bất thân”. Tuy nhiên không vì thế mà họ đụng chạm lẫn nhau, họ giữ
gìn khoảng cách rất chuẩn mực, chẳng vì thế mà xưa rất ít trường hợp xảy ra
tình trạng “Ăn cơm trước kẻng”.
“Pay
pò” còn thể hiện sự tự do yêu đương, bình đẳng trong cưới xin, người Nùng ở Lạng
Sơn đã phần nào thoát khỏi cảnh “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của xã hội phương
đông.
Thế
nhưng ngày nay với sự phát triển của kinh tế nét văn hóa tốt đẹp “Pay pò” đã vĩnh
viễn mất đi, người tat hay vào đó bằng nhắn tin, bằng gửi thư… có ý kiến cho rằng
“Thời này mà “Pay pò” có mà “Loạn” hết” câu nói đó vô tình đã nói lên rất nhiều
điều cần suy nghĩ.
Thiết
nghĩ cùng với sự phát triển kinh tế nhà nước hãy nên giữ gìn những nét văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, đừng để người Việt mà sống theo lối sống “Tây” nghe nhạc “Tây”,
mặc theo phong cách “Tây”, nói tiếng “Tây”, nghĩ theo kiểu “Tây”… Ta đang đánh
mất dần chính mình.
Lý
Viết Trường
K57
Lịch sử, Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN
Tài
liệu tham khảo
1.
Nhiều tác giả, Các dân tộc Tày Nùng ở Việt
Nam , Nxb Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, 1992.
2.
Nhiều tác giả, Văn hóa truyền thống Tày
Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, 1993.
3.
Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm, Xứ Lạng
– Văn hóa và du lịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn,
2000.
4.
Hoàng Quốc Hải, Văn hóa phong tục, Nxb
Phụ nữ.
5.
Ngô Văn Lệ, Nguễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn
Diệu, Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục, 1998.
6.
Hoàng Nam, Khía cạnh văn hóa trong tín
ngưỡng của người Nùng ở Lạng Sơn, Tạp chí nguyên cứu văn hóa nghệ thuật, số 4,
tr 11 – 13.
7.
Hoàng Nam, Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc
người – Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1998.
8.
Nhiều tác giả, Giữ gìn và bảo vệ bản sắc
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, 1996.
9.
Hoàng Nam, Dân Tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, 1992.
10.
Hà Văn Thư và Lã Văn Lô, Văn hóa Tày
Nùng, Nxb Văn hóa, 1984.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét