- Có quan điểm cho rằng khái niệm Văn Hóa và Văn
Minh mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ XVIII.
- Nhiều quan điểm lại cho rằng thuật ngữ Cultura
và Civilization đã được sử dụng bắt đầu phổ biến từ giai đoạn đầu thời đại Phục
Hưng.
- Ở Trung Quốc Văn Minh được nhắc đến sớm trong
Thượng Thư (Ngũ Kinh).
- Ở Việt Nam Văn Minh xuất hiện đầu tiên trong
văn bản nào ? Hiện chưa có câu trả lời. Nhưng khái niệm Văn Hiến thì đã xuất
hiện trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
văn minh vật chất của người Việt - Phan Cẩm
Thượng
Văn Minh mặc dù được sử dụng phổ biến từ thời Phục Hưng nhưng
Văn Minh với tính cách là khái niệm Chính Trị - Xã Hội thì lại xuất hiện vào
thế kỷ XVIII khi các nhà khai sáng Pháp dùng quan niệm duy lý của mình để mổ xẻ
và phân tích những Xã Hội đã đạt tới một trình độ nhất định về lý tính và công
bằng.
Về mặt từ nguyên, civilization có gốc latinh
civilis, nghĩa là thị dân, công dân, nhà nước. Về sau Văn Minh được hiểu một
cách trừu tượng theo nhiều nghĩa khác nhau; trong đó có nghĩa bao trùm là chỉ
một trình độ phát triển nhất định của XH về mặt vật chất và tinh thần. Thế kỷ
XIX nói đến Văn Minh là nói đến những đặc trưng có giá trị của CNTB nói chung.
Tóm lại Văn Minh hiện nay được hiểu:
Theo từ điển tiếng Việt: văn minh là trình độ phát triển đạt
đến một mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hóa vật chất và tinh
thần với những đặc trưng riêng. Ví dụ văn minh Ai Cập, Ánh sáng của Văn Minh[1].
Theo từ điển Thuật ngữ lịch sử phổ thông: văn minh là toàn bộ
những sản phẩm biểu hiện trình độ phát triển cao của nền văn hóa tinh thần và
vật chất của xã hội loài người ở một giai đoạn nhất định. Ví dụ Văn minh Văn
Lang – Âu Lạc, Văn minh Lưỡng Hà…[2].
Theo Tầm nguyên từ điển: văn là văn lý (điều lý, mạch lạc
trong văn chương); minh là quang minh, sang sủa. Kinh Dịch: thiên hạ văn minh.
Ngày nay nước nào văn hóa mở mang thì gọi là văn minh, chưa khai hóa gọi là dã
man[3].
Tài liệu Tham khảo
1. Dương Phú Hiệp, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu văn
hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2012.
2. Bửu
Kế, Tầm nguyên từ điển: cổ văn học và từ
ngữ tầm nguyên, Nxb Thanh niên, 2005
3. Phan
Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ
thông, Nxb Hà Nội, H.2008
4. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997.
Lý Viết Trường, K57 Lịch Sử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét