TÂM THẾ NGƯỜI VIỆT TRƯỚC
BIỂN ĐÔNG
TẢN MẠN DƯỚI VÀI CÂU CHUYỆN
LỊCH SỬ
Nước
Việt trải qua ngàn năm lịch sử từ Văn Lang – Âu Lạc đến Đại Việt rồi Việt Nam
luôn luôn phải đương đầu với giặc xâm lăng và thiên tai lũ lụt bởi nước Việt
ngoài đường biên giới trên đất liền còn có 3200 km đường bờ biển.
Từ
khi Nguyễn Ánh[1]
lên ngôi đã lập tạo nên một chữ S Việt Nam từ cao nguyên đá Đồng Văn đến mũi Cà
Mau đầy nắng gió biển khơi. Người mẹ Việt Nam từ thủa khai sinh đã luôn hiền từ
ôm trọn hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trải dài từ vịnh bắc bộ và phủ kín lấy quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa từ thủa nào.
Có
một câu chuyện trong muôn vàn câu chuyện mà tôi với các bạn vẫn thường đem ra
bàn với nhau trong những giờ rảnh rỗi đó là “Nước Việt hướng biển hay quay
lưng lại với biển đông”[2]
câu trả lời sẽ chỉ có một mà thôi, cụ thể:
1.
Câu chuyện cổ tích “Con rồng
cháu tiên”.
Khi
xưa mẹ Âu Cơ sinh trăm con, 50 con theo cha lên rừng 50 con theo mẹ xuống biển[3] rồi
khai sinh lập địa ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay.
Câu
chuyện cổ tích Con rồng cháu tiên là niềm tự hào của biết bao thế hệ người Việt,
đồng thời câu chuyện cũng chứa đựng đầy tính triết lý, cụ thể:
Hình
ảnh Lạc Long Quân khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú vốn là thần, là người trên cạn đại
diện cho thành phần “Săn bắt”[4] mà
săn bắn thì cần sức khỏe là sự nhanh nhẹn nên thường phù hợp với người đàn ông.
Hình
ảnh mẹ Âu Cơ xinh đẹp, hiền hậu vốn là tiên là thành phần đại diện cho “Hái lượm”
mà hái lượm thì cần sự tỉ mỷ, nhẫn nại nên phù hợp với người phụ nữ.
Hai
con người đại diện cho hai thuộc tính gặp nhau rồi kết duyên và sinh ra bọc
trăm trứng. Hai thành phần hợp lại thành một đất nước, đất nước nông nghiệp với
kinh tế chính là săn bắt và hái lượm.
Rõ
ràng 50 con theo mẹ Âu Cơ xuống biển chính là thể hiện ý thức tiến ra biển,
khai thác biển và chiếm giữ biển đông. Chủ quyền trên biển đông của ta đã được
khẳng định từ trong những câu chuyện cổ tích.
2.
Cột đá chùa Dạm và dấu ấn
biển[5].
Chùa Dạm, hay chùa Rạm,[1] tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì
ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà
Nội), cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày
xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay
là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh, là đại danh lam từ thời
Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch
sử gần 1.000 năm.
Trên đá xây có chạm hoa văn sóng
nước, nét hoa văn to nổi khối, do chạm sâu. Trên nền tầng này, ở khoảng giữa ba
lối cửa, bên phải chùa có khu đất vuông, cạnh 7 m, cao 2 m, kè đá chạm văn sóng
nước thời Lý.
Cột đá
Chùa Dạm
Dấu tích
chân tháp nằm ở phía đối diện với cột đá
Đối diện
với khu đất vuông này qua lối cửa giữa, bên trái cũng có một khu đất nổi, nhưng
hình tròn đường kính khoảng 4,5 m, cao 1 m, cũng kè đá chạm hoa văn sóng nước
Lý.
Hoa văn
sóng nước chính là ý thức biển của người chăm, trên thân lại có tạc hình rồng
thời Lý[6].
Ở cây cột đá có sự hòa quện giữa văn hóa Việt và văn hóa Chăm rõ nét.
Chính ý
thức biển (những hình sóng nước) đã phần nào nói lên tư duy biển rất mạnh của
người Chămpa. Đây là một ví dụ điển hình trong việc góp phần khẳng định người
Việt[7]
có tư duy hướng biển hay đông tiến.
3.
Nhà Nguyễn và Hải đội
Hoàng Sa.
Đội Hoàng Sa, hay Hải đội Hoàng Sa, là tên gọi chung của
đội tàu hàng hải do chính quyền chúa
Nguyễn xứ Đàng
Trong lập ra từ thế
kỷ 17 với mục đích ban đầu là hàng năm đi thuyền từ Quảng
Ngãi ra các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để khai thác hải sản và thu nhặt các hàng hóa do các tàu buôn
bị đắm và trôi dạt vào các đảo này.
Công việc chính của hải đội Hoàng Sa
là “Mỗi năm luân phiên nhau đi, tháng
giêng nhận giấy làm sai dịch, được cấp phát mỗi người sáu tháng lương, chèo năm
chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển, phải mất ba ngày ba đêm mới đến đảo. Ở đó
họ tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Họ thu được những đồ vật của tàu (bị đắm) như
gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì,
súng, ngà voi, sáp ong vàng, chiêng, đồ sứ,...Họ còn lượm thật nhiều vỏ đồi
mồi, hải sâm và hạt ốc vân. Đến tháng 8 thì họ trở về, và cửa Yêu rồi tới thành
Phú Xuân để nạp các thứ lượm được. Sau khi cân, phân loại và định giá mới cho
họ bán riêng vài thứ như ốc vân, hải ba và hải sâm. Xong, họ được lãnh bằng để
về nhà, những thứ lượm được khi nhiều, khi ít không nhất định, có lần họ cũng
phải về không”[8].
Từ
thế kỷ 17 các chúa Nguyễn ở đàng trong và sau này là nhà Nguyễn vẫn luôn luôn
có ý thức, khẳng định và khai thác chủ quyền ở hai quân đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Sự
khẳng định này diễn ra ổn định và kéo dài đến khi nhà Nguyễn bị thực dân phương
tây và Pháp gây hấn rồi chính thức nổ súng xâm lược bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng khiến
hải đội không có điều kiện hoạt động thì hải đội mới giải tán.
Chính
những hành động này của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đã khẳng định rằng nước
Việt không hề quay lưng lại với biển mà luôn luôn ý thức được quyền và trách
nhiệm của mình trong việc chiếm hữu và khai thác biển đông.
4.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Ngày
08/1963, nhằm mục đích tạo ra cái cớ để tiến đánh miền Bắc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa nên Mỹ đã tạo dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ hòng che mắt thế giới và tiến
ra miền Bắc hợp pháp.
Hình chụp từ tàu USS
"Maddox" hiển thị ba tàu ngư lôi miền Bắc Việt Nam
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã khẳng định quyết tâm bám biển, giữ biển bằng bất
cứ giá nào dù có phải hi sinh cả tính mạng của mình. Thực tế đã chứng minh
không phải lúc nào kẻ mạnh cũng chiến thắng mà chiến thắng thường thuộc về chân
lý. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã khiến cho hải quân Việt Nam tổn thất nặng nề nhưng
họ không hề nản chí mà tinh thần Vịnh Bắc Bộ sẽ, đã và mãi là bài học là tấm
gương để con cháu sau này noi theo.
5. Kết luận.
Qua những sự kiện lịch sử kể trên đã phần nào khẳng định rằng người Việt
không những không quay lưng lại với biển mà còn luôn luôn ý thức phải hướng
biển và khai thác biển.
Ý thức được điều đó lớp lớp những thế hệ thanh nhiên chúng ta phải cùng
nhau có trách nhiệm giữ và quyết không để mất một tấc đất của tổ tiên để lại.
Lý Viết Trường
K57, lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, HN
SDT: 01636.302.985
[1] Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi đã
thống nhất Việt Nam thành hình thù chữ S như ngày hôm nay.
[2] Thực tế hiện nay có nhiều tác giả,
nhiều quan điểm cho rằng người Việt có tư duy hướng nội, gần rừng xa biển…
[3] Có thể khẳng định đây chính là
quá trình đông tiến, tiến về biển của người Việt.
[4] Để hình thành một xã hội thì hai
yếu tố quan trọng nhất là Săn bắt và hái lượm.
[5]
Trong bài này tôi không đi sâu mô tả về đặc điểm của cột đá mà chỉ đi vào phân
tích hình ảnh sóng nước xung quanh cột đá.
[6] Đoạn dưới
phần trụ tròn này chạm nổi đôi rồng phong
cách thời Lý đầu vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa
sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Hình dáng rồng giống dạng rồng
rắn thời Lý với mào bốc lửa, bờm thành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn
khúc thoăn thoắt, chân chim năm
móng. Đôi rồng nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây
móc, tinh xảo. Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột. Hai chân phía trước của
rồng có móng sắc, nhọn, giơ cao nâng viên ngọc dưới cằm.
[7] ở đây là sự kết hợp giữa Đại Việt,
Chăm Pa, Phù Nam (óc eo).
[8] Theo Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn - NXB Giáo dục 2007, tập 2,
trang 148.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét