Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, 1945 THẮNG LỢI ĐƯỢC DỰ BÁO TỪ TRƯỚC

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, 1945 THẮNG LỢI ĐƯỢC DỰ BÁO TỪ TRƯỚC
Đã 63 năm ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền trôi qua (19/08/1945 – 19/08/2013), nhưng sức sống của nó vẫn luôn nóng hổi.
Cách mạng tháng tám, 1945 với những ý nghĩa lớn lao đã mang lại cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp đất nước hình chữ S đã 63 năm nhưng nó vẫn vẹn nguyên màu hồng chân lý.
Cách mạng tháng tám, 1945 luôn là chủ đề được nhiều học giả sử học, văn hóa… trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.      Những quan điểm xung quanh sự kiện 19/08/1945.
Một số ý kiến cho rằng thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám, 1945 có tồn tại những “Khoảng trống quyền lực”[1]. Tiêu biểu là ý kiến của nhà sử học Sten Tonnesson ông cho rằng “Sự vắng mặt của Pháp và Đồng minh, sự thiếu quyết tâm của người Nhật”[2] chính là khoảng trống quyền lực. Vì thế ông nhấn mạnh “Khoảng trống quyền lực sau sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn... là chủ yếu trong bất cứ sự giải thích nào về cách mạng Việt Nam”[3]. Còn một ký giả người Pháp Phillip Devillers cho rằng “Cuộc cách mạng không phải là sự bùng nổ… Chỉ có một sự hội tụ kỳ lạ các điều kiện mới khiến cho cách mạng thực hiện được”[4].
Trên là một vài quan điểm của các sử gia phương tây cho rằng cách mạng tháng tám, 1945 có tồn tại “Khoảng trống quyền lực” và chính điều đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự thắng lợi của cuộc cách mạng này. Tuy nhiên những quan điểm đó có phần chủ quan, không thuyết phục và họ đã bị những nhà sử gia Việt Nam và thế giới phản bác lại, cụ thể:
Theo nhà sử học Alain Ruscio thì cách mạng tháng tám “Không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính lôgích trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam”[5]. Còn theo PGS.TS Phạm Xanh thì “Cách mạng tháng tám thắng lợi là sự sáng suốt và biết nắm bắt thời cơ của đảng và nhân dân ta”.
Thực ra cách mạng tháng tám thành công là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài, tinh thần đoàn kết sức mạnh dân tộc và chớp thời cơ nhanh chóng của đảng và toàn dân ta.
2.      Cách mạng tháng tám, thắng lợi đã được chuẩn bị từ lâu.
Đảng ta từ khi thành lập[6] đã sáng suốt lãnh đạo nhân dân thực hiện các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939. Đây là hai lần tập dượt quan trọng chuẩn bị kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm tập hợp quần chúng… cho sự thắng lợi của cách mạng tháng tám sau này.
Ngay từ năm 1940 đảng đã lãnh đạo cho bộ chính trị trung ương đảng và toàn dân chuẩn bị sắm sửa vũ khí, trang bị quân nhu yếu phẩm, chuẩn bị căn cứ, chuẩn bị người…. nhằm chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi nhất chờ khi thời cơ đến thì lập tức đứng lên dành chính quyền về tay nhân dân. Đó là sự lãnh đạo sáng suốt của đảng mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ta có thể khẳng định cách mạng tháng tám, 1945 thành công là thành quả của sự chuẩn bị lâu dài và sáng suốt của toàn đảng và toàn dân ta.
3.      Cách mạng tháng tám, thắng lợi đã được dự báo từ trước.
Thực tế chiến thắng năm 1945 đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo từ năm 1941 trong thư gửi đồng bào toàn quốc với nội dung “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng ở trong một năm hoặc năm rưỡu nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh”[7].
Qua nghiên cứu tình hình trong nước và thế giới Người đã dự báo chính xác tình hình và lãnh đạo nhân dân đứng dậy tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến[8] làm nên chiến thắng huy hoàng lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Một đất nước quả cảm một dân tộc anh hùng sản sinh ra những con người kiệt xuất đã làm nên chiến thắng lịch sử mãi mãi không thể nào quên. Đất nước ta từ năm 1945 đã trải qua hai lần “Chớp thời cơ” để làm nên một việt Nam như ngày hôm nay[9]. Hiện nay Việt Nam cũng đang cần sự lãnh đạo sáng suốt hay một cuộc cải cách ngoạn mục để đưa Việt Nam mãi mãi trường tồn.
4.      Kết luận.
Cách mạng tháng tám thắng lợi là thành quả của sự chuẩn bị lâu dài và sáng tạo đầy quả cảm của toàn dân ta[10].
Ngày chiến thắng đã lùi xa nhưng những dư âm của nó đã, vẫn và sẽ còn mãi vang vọng trong lòng những người con đất nước Việt Nam.
Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới thể hiện một niềm tin vào tương lai bất diệt của “Sông núi nước Nam vua Nam ở”[11].
Tài liệu tham khảo
1.      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2002, t.6, tr.159.
2.      Lê Trung Dũng, Thái độ của các nước đồng minh với vấn đề Đông Dương trong thời kì cách mạng tháng tám, Số 4/2000, Tr.30-37.
3.      Nguyễn Văn Nhật, Cách mạng tháng tám – Biểu tượng sức mạnh tổng hợp mọi tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 4/2000, Tr.22-29.
4.      Sơ thảo lịch sử Cách Mạng Tháng 8 Thừa – Thiên – Huế, Ban nghiên cứu lịch sử đảng Tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.
8: Tìm hiểu Cách mạng tháng tám, Ban nghiên cứu lịch sử đảng , Nxb Sự thật, Hà Nội, 1967.
5.      Trần Hữu Tình, Tính chủ động, sáng tạo của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng tám, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 4/2000, Tr.16-21.
6.      Trần Nhâm, Đảng ta với nghệ thuật nắm bắt thời cơ trong cách mạng tháng tám năm 1945, Tạp chí lịch sử đảng, Số 8, Tr.8.
11: Vũ Thị Kiều Phương, “Việt Nam độc lập năm 1945” một dự đoán thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 11.



[1] Sự thiếu vắng một chính quyền đủ mạnh để kiểm soát đất nước.
[2] TS Trần Tăng Khởi, Bàn thêm về thời cơ trong cách mạng tháng tám, Tạp chí lịch sử đảng, Số 9, Tr.53
[3] StenTonnesson: The Vietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and De Gaulle in a World at War, Sage Publication London – New Deihi, 1991, p.412.
[4] Các điều kiện ấy là Nhật đảo chính Pháp, nạn đói năm Ất Dậu, tình trạng (gần như) vô chính phủ ở Việt Nam. Theo Devillers, nếu không có “sự hội tụ kỳ lạ” những việc này, Việt Minh “khó có cơ may... để thắng được cấu trúc mạnh mẽ của Pháp…
[6] Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 03/02/1930.
[7] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, CTQG, H, 2000, T.7, tr.130, 427, 427, 427, 353.
[8] Pháp chạy, Nhật Hàng, Bảo Đại hoang mang, quân Đồng Minh chưa kịp kéo vào.
[9] Hai lần chớp thời cơ đó là:
Lần thứ nhất: Cách mạng tháng tám, 1945.
Lần thứ hai: Cuộc cải cách và đổi mới năm 1986.
[10] Nói Cách mạng tháng tám, 1945 tồn tại khoảng trống quyền lực là sai, thực tế khi giành chính quyền 19/08/1945 trên mảnh đất hình chữ S vẫn tồn tại chính quyền phong Kiến mà đứng đầu là vua Bảo Đại, chính phủ Trần Trọng Kim vẫn chưa giải tán, quân Nhật vẫn đóng trên đất nước này.
[11] Thơ Nam Quốc Sơn Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét