TỤC
TRỒNG CÂY NÊU NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
TRUYỀN
THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
Lý Viết Trường – K57 Lịch
sử, KHXH&NV
Mỗi năm cứ vào độ cuối tháng một[1] đầu
tháng chạp âm lịch, trước sau tết đại hàn một chút ít, bao giờ cũng vậy các
làng quê Việt Nam chẳng ai bảo ai, rồi ai cũng nói, rồi ai cũng nghe những câu
mà ai cũng biết “Lại sắp tết rồi” hay
“Năm hết tết đến, tháng ngày thoi đưa”.
Người nói, người nghe ai cũng có một cảm xúc trào dâng trong lòng mà chẳng biết
diễn tả như thế nào mà chỉ biết lòng ta sao cứ nao nao xúc động.
1.
Tục trồng cây nêu truyền thống.
Tết một thời điểm đánh dấu sự thay đổi cũ – mới dù
chỉ một vài dây giao thừa ngắn ngủi mà người ta chờ đón và chuẩn bị mọi thứ từ
trước cả tháng. Người ta chuẩn bị cái gì ư, nhiều lắm nào là dọn dẹp nhà cửa,
lau bàn thờ gia tiên, mua sắm đồ đạc thức ăn, quần áo mới… nhưng tựu chung lại dù
nhà nghèo hay giàu có cũng đều có những thứ như câu hát cổ sau đã gói gém khá
nhiều phong tục:
Thịt muối dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng
xanh.
Nói đến cây nêu ắt hẳn ai cũng đều gọi nhớ lại một cảnh
sắc đặc biệt của tết nông thôn Việt Nam xưa với những cây nêu để cả ngọn được
trồng ở mỗi sân nhà, sân chùa làng mỗi chiều ba mươi tết.
Theo truyền thuyết xưa kể lại “Cây nêu là dấu tích, hiện vật, bằng chứng của cuộc đấu tranh dành đất
giữa người và quỷ, trong cuộc đấu tranh đó con người đã thắng. Để khẳng định phạm
vi ranh giới, đất đai con người đã treo chiếc áo cà sa lên ngọn cây nêu. Bóng
áo tỏa trùm tới đâu quỷ phải lùi tới đó. Áo cà sa treo lên gặp gió tỏa rộng hết
đất liền quỷ phải ra biển đông ở. Trên ngọn nêu thường treo lá dứa, túm lông gà,
lá thiên tuế hoặc những chiếc khánh bằng đất nung, những con cá đất nung, cùng
một tán tròn bằng tre, nứa dán giấy đỏ. Hoặc có nơi còn treo những chiếc đèn lồng,
đèn xếp nhỏ hoặc xếp tiền âm. Ở mặt đất người ta rắc vôi hình cánh cung mũi tên
chỉ ra cổng xung quanh cây nêu để xua đuổi quỷ”[2].
Người ta cho rằng những vật treo trên cây nêu đều nhằm
mục đích bảo vệ và cầu mong hạnh phúc cho con người. Lá dứa dùng để dọa ma quỷ,
cái khánh có chữ “Khánh” nghĩa đồng
âm với chữ “Phúc” nhằm cầu mong phúc
đến cho gia đình, lòng gà biểu tượng chóc him thần, một sức mạnh thiên nhiên
giúp người.
Thực ra cây nêu là biểu tượng của vũ trụ, giúp nỗi liền
giữa đất với trời. Cây vũ trụ là nơi đậu của mặt trời và chim thần (mặt trời).
Cuối năm (cuối màu đông) mới trồng lên với dụng ý ngọn nêu vươn lên đón mùa
xuân, đón ánh mặt trời mùa xuân. Khí dương đối lập với khí âm của quỷ ở biển
đông.
Ngoài ý nghĩa trừ tà ra thì nhiều nơi khi cây nêu được
cắm lên còn nhằm mục đích khẳng định chủ quyền trên mảnh đất của mình đang sống[3].
Với những ý nghĩa như vậy nên tết đến cả miền Bắc,
Trung, Nam đều trồng cây nêu. Miền Bắc dựng nêu vào buổi trưa, miền Trung dựng
vào buổi chiều, miền Nam dựng vào chạng vang, chiều tối[4]. Tại
sao lại có sự khác nhau về thời gian dựng nêu giữa ba miền là một câu hỏi đặt
ra mà hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Từ việc dựng nêu đã biểu hiện
sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam trên khắp ba miền tổ quốc, thống
nhất là tất cả đều trồng nêu còn khác nhau về thời gian trồng nêu. Tuy nhiên thời
gian trồng nêu nói trên cũng chỉ là tương đối mà thôi.
2.
Sự biến đổi của tục trồng cây nêu
trong cuộc sống hiện nay.
Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường
với nhiều mặt tiến bộ như loại trừ những mặt trái của lễ tục lãng phí thì bên cạnh
đó cũng có nhiều phong tục tốt đẹp của cha ông đang dần bị thất truyền.
Ngày xưa, cây nêu là biểu tượng cho sự uy quyền, nhà
nào có quyền thế nhất là nhà đó có cây nêu cao nhất. Hiện nay, phong tục trồng
cây nêu ngày tết đã dần mất đi trong cộng đồng người Việt thời hiện đại, và được
thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày
tết, bày trong nhà. Nhiều nơi lại thay thế cây nêu bằng việc trồng nêu bên bàn
thờ gia tiên nhằm mục đích vừa thuận lợi vừa dễ dàng trong việc chuẩn bị.
Hiện nay cây nêu chỉ còn bắt gặp lác đác tại một số vùng quê, trong cộng đồng các dân
tộc thiểu số vùng thượng du Bắc Bộ hay Tây Nguyên.
Thiết nghĩ tục trồng nêu và tục trang
trí hoa đào, hoa mai có những nét khác nhau không thể thảy thay thế cho nhau được.
Thực tế dân gian ta có hẳn những sự tích về sự ra đời của tục trang trí cây
đào, cây mai… Còn tục trang trí cây mía bên bàn thờ gia tiên cũng chỉ nhằm mục
đích tạo bóng râm cho bàn thờ gia tiên, làm gậy cho tổ tiên trống trong ngày tết
và cầu cho năm mới được nuôi gà vịt thuận lợi[5],
cầu cho mưa thuận gió hòa làm ăn thuận lợi.
Một mùa xuân nữa lại về với mọi người,
mọi gia đình trên khắp đất nước Việt Nam với những niềm vui và niềm hứng khởi mới.
Xin chúc tất cả chúng ta có một mùa xuân với những ngày tết đầy ý nghãi bên gia
đình và người thân, trong tết này hãy dựng lên cây nêu trong ngày cuối năm để
cho năm mới gặp nhiều thuận lợi an khang.
Hình
dựng cây nêu ngày tết trong cuốn Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger
[1] Theo lịch âm tháng 11 gọi là
tháng 1, tháng 12 là tháng chạp, tháng 1 gọi là tháng giêng, các tháng còn lại
gọi bình thường.
[2] Thục Anh (biên soạn), Phong tục
cổ truyền người Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Tr. 123.
[3] Hoàng Quốc Hải, Văn hóa phong tục,
Nxb Phụ nữ, Tr.27.
[4] Tuy nhiên nhiều nơi có thể khác,
Hoàng Văn Nam dân tộc Nùng Lạng Sơn còn cho rằng người ta thường dựng cây nêu một
cách bí mật vào buổi tối.
[5] Theo tài liệu dân tộc học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét