NGHỀ
GIÁO LÀ MỘT NGHỀ CAO QUÝ
CẢM
ƠN CÔ ĐÃ CHO CHÚNG EM THẤM NHUẦN CÂU NÓI ĐÓ
Dân gian ta vẫn hay truyền miệng câu ca “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết
thày” hay “Tôn sư trọng đạo” với
tất cả tấm lòng thành kính và như để nói lên tấm lòng biết ơn đối với công lao
dạy dỗ của những ông đồ xưa và nay là người thày, người cô. Tôi cũng đã từng
nghe người ta nói “Nghề giáo là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý”[1] phải
chăng câu nói này nhằm đánh giá về tầm quan trọng của những người làm nghề giáo.
Thế nhưng thời gian gần đây dư luận xã hội lại quan
tâm bàn tán xôn xao đến một trong những vấn nạn của ngành giáo dục đó chính là
tục quà cáp, biếu xén, phong bì… trong thi cử, nhất là trong những dịp kỷ niệm
như 08/03 hay 20/11. Xã hội dường như đang mất dần niềm tin vào họ.
Xưa để tỏ tấm lòng với những ông đồ, với những người
thày dạy học người ta thường biếu chút hoa quả, bánh… gọi là cây nhà lá vườn thể
hiện tấm lòng của học trò. Những món quà đó mang giá trị tinh thần là chính thế
nhưng ngày nay tình trạng lợi dùng những dịp kỷ niệm để quà cáp, phong bì thày
cô xảy ra đã trở thành phong trào gây mất niềm tin và làm xấu hình ảnh người
thày trong lòng những người học trò và xã hội.
Thiết nghĩ nếu là một chút quà nhỏ như quyển sách,
bó hoa để thể hiện tấm lòng thì nó sẽ đẹp và ý nghĩa biết những nào. Thế nhưng
dù biết là xấu nhưng nhiều người vì nhiều lý do khác nhau họ vẫn quà cáp, phong
bì… để nhằm xin điểm, để thày cô ưu ái… và các thày cô vẫn cứ nhận vô tư, những
việc làm này vô tình làm xấu đi hình ảnh một thời được xã hội ca ngợi “Cô giáo như mẹ hiền”.
Cô giáo của tôi đã nói trước cả lớp ngay buổi đầu
tiên lên lớp “Trước khi dạy lớp tôi có
vài điều thỏa thuận với lớp và một trong vài đó mà tôi sẽ nhớ mãi đó chính là các em đừng bao giờ
nghĩ đến chuyện tặng quà hay phong bì với cô trong bất cứ trường hợp nào thực tế tôi biết trong khoa ta đã có người nhận tiền
của sinh viên, điều đó là vô cùng xấu hổ với các thầy thế hệ những người đã đi
trước, tôi biết những người như thế khi ra đường học sinh sẽ không thèm trào và
mỗi lần gặp sẽ thầm nói với lòng cái ông kia, bà kia nhận tiền của sinh viên…
thật tủi hổ vô cùng” chỉ với những điều giản dị mà cô nói trước lớp đó đã
khiến cho cả lớp cảm thấy quý mến cô vô cùng.
Thế rồi câu chuyện sáng nay đã làm cả lớp chúng tôi
sững sờ và cảm thấy thật tự hào khi được đứng trước một người cô thật vĩ đại,
cao cả nhưng cũng gần gũi đến vô cùng. Khi bạn bí thư lớp k57 sư phạm sử lên tặng
quà cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 mọi chuyện tưởng sẽ trôi qua bình thường
như mọi hôm nhưng thật bất ngờ khi bạn chúc cô xong và đến lượt cô cảm ơn cả lớp
rồi cô lại nói tiếp “Cô xin ghi nhận tấm
lòng của các em, cô rất vui vì mình là một nhà giáo và được các em quý mến tuy
nhiên cô biết các em còn cần phải tặng quà nhiều thày cô giáo nữa nên cô xin gửi
lại món quà này cho cả lớp để cả lớp tặng lại cho các thầy cô khác mà các em phải
tặng, như từ đầu cô đã nói trước lớp cô sẽ không nhận một món quà nào của sinh
viên cả vì cô biết các bạn sinh viên khao sử ta hầu hết là những người từ ngoại
tỉnh lên Hà Nội học với cuộc sống khó khăn vất vả vô cùng, các em phải lo từng
bữa ăn, vì vậy cô xin cảm ơn các em” thế rồi bạn bí thư lại đứng lên nói “Thưa cô đây là tấm lòng của chúng em, chúng
em xin tặng cô với tấm lòng chân thành nhất, em mong cô nhận cho chúng em vui ạ”
cô cười hiền và nói “Cô đã nhận tấm lòng
của các em rồi, còn quà thì cô đã thống nhất từ đầu là không nhận quà của các
em mà, các em yên tâm, cô rất hiểu các em nghĩ gì, các em đừng thiết phục cô mà
làm gì” rồi cô nói chuyện rằng “Khoa sử ta hầu hết các bạn sinh viên đều rất
nghèo, các em cố gắng theo học là cô vui rồi, như các em thấy các thày cô khoa
ta có tặng nhau cũng chỉ tặng sách thôi chứ không bao giờ mua quà như các em,
các em ạ cô muốn khi các em ra trường sẽ không thấy hối hận khi trọng ngôi trường
này, ngoài xã hội đã rối ren lắm rồi vào trong đây cô muốn cho các em một điều
rằng khi ra khỏi ngôi trường này sẽ có một điều tự hào rằng ít nhất khoa sử ta
vẫn có những người thày tận tình hi sinh hết lòng vì học trò mà không mảy may
chút lợi lộc gì, cô đã được các thày cô của cô dạy cho điều này, và cô cũng
mong rằng các em sau này sẽ có những người làm nghề sư phạm hãy nhớ và xứng
đáng là học trò của cô và của những thày cô khoa sử anh hùng. Cô biết khoa ta
bên cạnh rất nhiều thày cô liêm khiến thì cũng đã có người nhận tiền sinh viên
điều đó là vô cùng hổ thẹn, cô mong rằng chúng ta hãy cùng nhau hành động từ
hai phía để tình trạng này chấm dứt”.
Thiết nghĩ rằng bài học hôm nay cô cho chúng em là
vô cùng quý giá, rồi mai đây chúng em mỗi người một công việc những bài học của
cô sẽ theo chúng em đến suốt cuộc đời và trong số hơn 50 sinh viên này cũng sẽ
có những người tiếp tục đứng trên bục giảng và tự hào nói rằng trước đây tôi là
sinh viên và “Tôi sẽ không bao giờ nhận
quà cáp, phong bì… của học sinh, sinh viên mình”.
Cảm ơn cô, cô đã cho chúng em được hiểu rõ và thấm
đượm ý nghĩa câu nói “Nghề giáo là nghề
cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Vậy người cô đó là ai, tôi xin tự
hào nói rằng đó chính là cô Lý Tường Vân, giảng viên khoa Lịch sử, bộ môn Lịch
sử thế giới trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Nội: 18/11/2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét