GÓP PHẦN GIẢI NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ
LIÊN QUAN ĐẾN DÂN CA NGƯỜI TÀY – NÙNG XỨ LẠNG
Tiếng Tày – Nùng là một trong những ngôn
ngữ tộc người được công nhận ở Việt Nam. Người nói tiếng Tày – Nùng sống chủ yếu
ở vùng đông bắc giáp với Trung Quốc. Ngôn ngữ người Tày – Nùng có nhiều đặc điểm
giống và khác với tộc người Việt ở Việt Nam và tộc người Choang ở Trung Quốc.
Vì vậy giải nghĩa những từ ngữ đặc trưng cũng là một trong những nhiệm vụ phổ
biến văn hóa Tày – Nùng ra cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trong bài viết này do thời gian và tài
liệu có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung đi vào giải nghĩa những từ ngữ có liên
quan đến tên gọi các làn điệu dân ca. Hay nói cách khác là bài này tập trung giải
nghĩa tên gọi các làn điệu dân ca Tày – Nùng.
1.
Các tên gọi của làn điệu
dân ca cần giải nghĩa
1.1.
Từ “Sli”
Theo từ điển Tày – Nùng – Việt, các tác
giả chia từ sli thành 4 loại khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất; Sli dùng để chỉ tơ tằm, hay
sli dùng để chỉ màu sắc, ví dụ: “Mây sli
sléo mon hua” (thêu gối bằng chỉ màu).
Thứ hai; Sli dùng để chỉ của riêng, ví dụ:
“Chượng mu sli” (nuôi nhiều lợn
riêng). Sli chỉ của hồi môn, ví dụ: “Mẻ
lùa mì lai cúa sli” (con dâu có nhiều của hồi môn).
Thứ ba; Sli dùng để chỉ một làn điều thơ
ca của người Nùng. Vì thực chất sli là một thể loại hát thơ[1].
Vậy trên đây là 4 cách giải nghĩa từ sli
của người Tày – Nùng Xứ Lạng và trong phạm vi bài nghiên cứu chúng tôi sử dụng
cách giải nghĩa thứ ba, sli là một làn điệu dân ca của người Tày - Nùng.
1.2.
Từ “Lượn”
Theo từ điển Tày – Nùng – Việt
thì từ Lượn là bài lượn, ví dụ: “Chắc lai
lượn” (biết nhiều bài lượn).
Lượn có những loại sau:
Thứ nhất; Lượn cọi là điệu
lượn của người Tày ở Đông Bắc và người Thái ở Tây Bắc.
Thứ hai; Lượn phướn là lượn
hát hay hát lượn.
Thứ ba; Lượn slương là làn
điệu lượn Tày phổ biến ở Nam Cao Bằng và Bắc Lạng Sơn.
Thứ tư; Lượn then là điều lượn
Tày phổ biến ở vùng Đông Bắc Cao Bằng[3].
1.3.
Từ “Cỏ lảu”
Dựa theo từ điển Tày – Nùng
– Việt chúng tôi giải thích từ cỏ lảu như sau:
Cỏ[4]
nghĩa là chuyện, câu chuyện, ví dụ: “Chảng
cỏ” (nói chuyện).
Lảu nghĩa là rượu, ví dụ: “Kin lảu” (uống rượu).
Vậy cỏ lảu là chuyện trong
bàn rượu hay làn điệu hát kể chuyện trong đám cưới của đồng bào Tày – Nùng.
1.4.
Từ “Then”
Dựa vào từ điển Tày – Nùng –
Việt chúng tôi giải nghĩa từ then như sau:
Thứ nhất; Then dùng để chỉ một
loại ong không có mật.
Như vậy trong phạm trù bài
nghiên cứu này chúng tôi hiểu then theo nghĩa thứ hai, then là một thể loại tín
ngưỡng của người Tày – Nùng.
2. Kết luận
Việc giải nghĩa các từ ngữ
Tày – Nùng ra tiếng Việt là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với việc hiểu
được ý nghĩa của nó. Ngoài ra giải được nghĩa của các tên gọi cũng góp phần vào
việc nghiên cứu và phổ biến các làn điệu dân ca một cách tốt hơn. Trên đây
chúng tôi đã bước đầu giải nghĩa những tên gọi của các làn điệu dân ca của tộc
người Tày – Nùng.
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Ma – Lục Văn Pảo – Hoàng Chí, Từ điển Tày – Nùng – Việt, Nxb Từ điển
Bách khoa, H.2006.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia, Việt Nam học kỷ yếu hội
thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội 15 – 17/07/1998, Nxb Thế giới, H.2001.
Hà Nội.
Ngày 17/04/2014.
Lý Viết Trường
K57, Lịch sử, Đh Khoa học Xã hội & Nhân văn, HN.
[1]Sli là lối hát giao duyên
của người Nùng, có nhiều loại sli như: sli Nùng Giang, sli Nùng Cháo, sli sình
làng và sli Nùng Phàn Sình (nhi nhan .... soong lao). Sli người Nùng Phàn Sình
được hình thành và tiến hóa qua hai giai đoạn chính: Giai đoạn nguyên sơ sli là
những câu thơ, câu hát, câu hát đối (đối – đáp) lẻ tẻ, qua lại giữa hai người,
hay một vài người trong thời gian không lâu, đề tài cũng rất đơn giản như những
cuộc nói chuyện ngẫu hứng, hay những cuộc xuất khẩu thành thơ... Diễn ra trong
một khoảng thời gian ngắn, có thể thể chỉ là lời chào, vài câu hỏi thăm, hỏi
han tình hình sức khỏe bởi dân tộc Việt Nam có câu “lời chào đi trước – cất bước
theo sau” hay “lời chào cao hơn mâm cỗ” nó diễn ra trong thời gian không lâu.
Những lời đó không hề có chủ ý hay tổ chức gì cả, nó còn mang tính bộc phát thô
sơ. Nó không mang tính chuẩn chuẩn bị hay có nghi thức tổ chức. Họ hát trong
lúc làm đồng, đi hái củi, lấy măng, đánh cá, làm nhà, thả trâu hay đơn giản chỉ
là trong những đêm ngồi tụ tập ngắm trăng ở một góc sân, đầu bản... Dó là dạng
khởi phát tự nhiên của sli nói riêng và bất cứ làn điệu dân ca hay hoạt động
văn hóa của bất cứ dân tộc nào nói chung. Chính bản thân họ cũng không có ý thức
rằng họ đã góp phần sáng tạo nên một nghệ thuật và có lẽ chính họ cũng chẳng biết
ai đã hát như thế đầu tiên. Vì vậy có thể nói mọi thành quả của xã hội đều là
do lao động mà có và hát sli cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hát sli là kết
quả của lao động, của quá trình sáng tạo nghệ thuật, ở đây có mối liên hệ chặt
chẽ giữa hoạt động nghệ thuật, môi trường lao động và nhu cầu giải trí có mối
liên hệ với nhau chặt chẽ. “Tính nguyên hợp (syncrétique) của folklore được biểu
hiện rõ rệt ở kiểu diễn xướng dân ca này.” [1]
Giai đoạn thứ hai của tiến trình sli đó là sli đã phát triển đến trình độ cao
hơn và đã bắt đầu có xuất hiện cách diễn xướng, có làn điệu, có quy luật và
nghi thức nhất định..
[2] Hoàng
Văn Ma – Lục Văn Pảo – Hoàng Chí, Từ điển
Tày – Nùng – Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, H.2006, tr.376 – 377.
[3] Hoàng Văn Ma – Lục Văn Pảo
– Hoàng Chí, Từ điển Tày – Nùng – Việt,
Nxb Từ điển Bách khoa, H.2006, tr.218.
[4] Hoàng
Văn Ma – Lục Văn Pảo – Hoàng Chí, Từ điển
Tày – Nùng – Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, H.2006, tr.77.
[5] Hát then là
một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.
[6] Hoàng
Văn Ma – Lục Văn Pảo – Hoàng Chí, Từ điển
Tày – Nùng – Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, H.2006, tr.415.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét