PGS.TSKH. NGUYỄN HẢI KẾ
TRONG KÝ ỨC KHOA LỊCH SỬ
NHÓM SỬ HỌC TRẺ NHÂN VĂN
Các bạn đang cầm trên tay tác phẩm
đầu tay của nhóm Sử học trẻ Nhân văn
chúng tôi. Nhằm hưởng ứng cuộc thi Nhân
văn trong tôi do đoàn trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn phát động,
cùng với tấm lòng hiếu kính trước một người Thầy, một nhân cách lớn nên chúng
tôi đã quyết định tham gia chương trình. Tác phẩm có cái tên gọi rất đỗi giản gị
Thầy Nguyễn Hải Kế trong ký ức khoa lịch
Sử, bài viết là tình cảm từ tận đáy lòng của nhóm dành cho người Thầy đáng
kính.
Thầy Nguyễn Hải Kế là một người sống trong nỗi nhớ người khác, Thầy luôn
hết mình với sinh viên, tận tình với đồng nghiệp, hiếu kính với các bậc Thầy lừng
danh của mình. Dù ở cương vị nhà sử học, nhà giáo, hay người dân bình thường…
thì Thầy vẫn luôn sống “Hiên ngang” với
đời, vẫn luôn nghênh ngang đi dưới trời dẫu cho sóng gió cuộc đời xô đẩy. Có
người đã nói với tôi rằng Thầy Nguyễn Hải Kế cả một đời sống vì người khác,
nghĩ cho người khác, lo cái lo cho người khác… vì vậy bất cứ một người nào có
cơ hội tiếp xúc với Thầy đều nhận xét rằng “Đó
là một con người dễ gần, tận tình và tốt”.
Vì những lẽ đó mà người đi theo Thầy
rất đông, họ đi theo Thầy vì họ kính Thầy, họ ngưỡng mộ một tri thức uyên thâm
nhưng khi bên Thầy thì họ lại có một cảm giác gần gũi như một người “Nông dân xịn”. Khi Thầy lâm bệnh nặng, lớp
lớp sinh viên đến bên chăm sóc Thầy tận tình, họ cầu nguyện cho Thầy… những
tình cảm đó sao thật đáng làm người ta trân trọng giữa cuộc đời bon chen, xô bồ
này. Phút giây Thầy ra về với thế giới vĩnh hằng đã có biết bao người cúi đầu
rơi nước mắt xót thương, rồi họ đến bên linh cữu của Thầy và ngậm ngùi xót xa
cho số phận con người tài hoa bạc mệnh, “Cứ
cho là tử bất kỳ / Trời xanh kia chẳng ra gì bác ơi / Không thương người tốt ở
đời / Thì đem xé quách cho rồi… trời xanh”[1] và
như để nói với Thầy lời chào, lời hứa sẽ cùng nhau dựng xây tương lai sử học nước
rạng danh nhà như Thầy hằng mong muốn, “Trăm
năm trong cõi người ta / Con đường sử học quả là khó thay / Trăm người hội tụ
chốn này / Chung tay góp sức dựng xây sử nhà”.
Với những tình cảm thành kính và biết
ơn đó nên chúng tôi đã quyết định viết về Thầy để thay lời tri ân dành cho Thầy.
Nội dung tác phẩm gồm 3 phần chính, cụ thể:
-
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Thầy
Nguyễn Hải Kế. Phần này chúng tôi giới thiệu hai mục chính: Thứ nhất là vài nét
về cuộc đời Thầy từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đến khi mất. Thứ hai
là vài nét về sự nghiệp của nhà sư học Nguyễn Hải Kế.
-
Thầy Nguyễn Hải Kế với khoa Lịch Sử. Phần
này chúng tôi chia làm hai mục chính. Phần một là những đóng góp của Thầy trên
cương vị là một nhà nghiên cứu lịch sử, với cương vị là một vị trưởng khoa. Phần
hai là hình ảnh của Thầy trong ký ức khoa lịch sử.
-
Những bài viết Thầy Nguyễn Hải Kế. Phần
này chúng tôi xin được giới thiệu các bài viết của các tác giả là bạn, là học
trò của Thầy viết về Thầy được đăng trên các tạp chí và báo thay cho lời kết.
Nội dung tác phẩm này được hoàn
thành với sự tham gia nhiệt tình của tất cả các thành viên nhóm Sử học trẻ Nhân văn. Nhóm được thành lập
ngày 18/011/2013, do Lý Viết Trường làm trưởng nhóm cùng với sự tham gia tự
nguyện của các bạn Vàng A Cử, Bùi Văn Chính, Lê Đinh Cường, đều là sinh viên
K57 lịch sử. Nhóm thành lập với mục đích giúp đỡ nhau trong học tập và tập
nghiên cứu khoa học.
Tác phẩm Thầy Nguyễn Hải Kế trong ký ức khoa lịch Sử là đứa con tinh thần,
là tác phẩm đầu tay của nhóm nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót. Mong được
các bậc tiền bối, các bậc bằng hữu chỉ bảo.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu
với bạn đọc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 2 năm Giáp Ngọ
Thay mặt nhóm Sử học trẻ Nhân văn
Lý Viết Trường
1. Vài
nét về cuộc đời và sự nghiệp của Thầy Nguyễn Hải Kế
1.1.
Cuộc đời Thầy Nguyễn Hải Kế
Thầy Nguyễn Hải Kế sinh ngày 10 tháng
3 năm 1954 tại thôn Cao Hải, xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
trong một gia đình nhà giáo có truyền thống yêu nước và cách mạng. Chính những
truyền thống tốt đẹp của gia đình cùng những năm tháng tuổi thơ sống và vui đùa
cùng lũ bạn đã tạo nên một cậu bé Nguyễn Hải Kế một tâm hồn phóng khoáng, chính
trực và giàu tình thương với bạn bè, đồng loại.
Lớn lên trong một gia đình giàu
truyền thống học hành, suốt thời học phổ thông cậu thanh niên Nguyễn Hải Kế
luôn đạt thành tích giỏi và xuất sắc. Với kết quả học tập như vậy, sau khi kết
thúc chương trình học tập phổ thông tại Hải Phòng, năm 1970, chàng thanh niên
Nguyễn Hải Kế thi đỗ đại học và trở thành sinh viên của Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Trong suốt quá trình học cậu sinh
viên Nguyễn Hải Kế luôn tỏ ra mình là một người đam mê và ham học hỏi, so với
các bạn đồng nghiệp cùng trang lứa chàng sinh viên Nguyễn Hải Kế đến với sự một
cách tự nguyện.
Do có thành tích học tập xuất sắc,
sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1975, Thầy được Nhà trường và Khoa Lịch sử
phân công ở lại làm giảng viên tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại. Từ đây
chàng sinh viên Nguyễn Hải Kế đã chính thức đem thân mình gắn vào nghiệp sử,
gắn với nghề giáo để rồi sau này khi “Tiến” khi “Đạt” vẫn một lòng gắn bó với
nghiệp trống người, quyết không bỏ nghề giáo mà đi.
Ngoài công tác chuyên môn từ cuối
thập kỉ 70 đến đầu thập kỉ 80, Anh Nguyễn Hải Kế lần lượt là người đứng đầu
Liên chi Đoàn Khoa Lịch sử, rồi làm Bí thư Đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
tham gia Ban chấp hành Thành Đoàn và là Đảng uỷ viên trẻ nhất trong Đảng uỷ
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhờ bản tính năng động, sáng tạo và vai trò
lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Hải Kế, phong trào học tập, nghiên cứu và các hoạt
động xã hội của tuổi trẻ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội luôn dẫn đầu trong khối
các trường đại học cao đẳng của Thành phố và cả nước lúc bấy giờ.
Quá trình làm đoàn Thầy học được rất
nhiều thứ, những bài học có cả cay đắng và ngọt bùi. Thầy tâm sự với bạn tôi
(Lý Viết Trường) trong một lần ngồi ở ghế đá nhà A đợi xe về quê rằng: “Nhờ làm
đoàn mà tôi dám đứng trước đám đông bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình, một
con người dám nói ra là một con người dám sống thật với chính mình, mà cậu thử
ngẫm mà xem trên đời này có mấy ai được sống thật với chính mình làm đâu”[2].
Những hoạt động đoàn đang hăng say
thì năm 1987, gác lại giảng đường đại học và các hoạt động đoàn sôi nổi, sau
nhiều gian lao và cống hiến, Thầy Nguyễn Hải Kế được Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội cử sang Liên Xô học nghiên cứu sinh. Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu tại
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, nhờ được sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều nhà
Việt Nam học hàng đầu của Liên Xô và nước Nga trong đó có Giáo sư Dega Deopik, Thầy
đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ rồi Tiến sĩ Khoa học lịch sử.
Trong làn xuống thăm đoàn thực tập
của chúng tôi tại Kim Chung – Lai Xá – Hà Nội, Thầy từng chia sẻ: Quá trình học
tập và làm việc tại Liên Xô những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 quả thật
không hề dễ dàng gì, thời buổi lúc đó quan hệ Việt Nam và Liên Xô – Nga đang có
những biến đổi theo chiều hướng xấu, người dân họ chẳng có cảm tình gì với
người Việt, nhưng bằng sự trân tình và trí cầu tiền của mình nên Thầy đã nhận
được sự giúp đỡ tích cực của các bạn sinh viên và giảng viên đại học trong đó
có Giáo sư Dega Deopik. Nhờ những kinh nghiệm thu được trong thời gian này nên
khi về nhà Thầy đã áp dụng vào thực tế Việt Nam góp phần chung tay khẳng định
uy tín của trường phái Sử học tổng hợp.
Năm 1996, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hải
Kế rời Liên Xô trở lại mái trường xưa, tiếp tục cùng với các Thầy cô, bạn bè
đồng nghiệp xây dựng và phát triển Khoa Lịch sử. Thầy vừa dạy cổ sử, vừa cùng
với cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và một số chuyên gia hàng đầu của Khoa từng bước
xây dựng và hình thành một chuyên ngành đào tạo mới là Lịch sử văn hoá Việt Nam
để đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong lĩnh vực khoa học mới này, niềm đam mê và năng
lực sáng tạo khoa học của Thầy càng được nhân lên và toả sáng.
Trong các bài giảng dành cho sinh
viên và học viên cao học của Khoa Sử và nhiều khoa khác ở trong và ngoài
trường, nhà khoa học Nguyễn Hải Kế luôn có những tìm tòi phát hiện mới, thể
hiện sâu đậm dấu ấn cá nhân. Từ di sản lịch sử – văn hoá truyền thống, những
biến đổi trong thời cận – hiện đại, những thách thức đặt ra hiện nay trên con
đường xây dựng một nền văn hoá Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, Thầy
luôn trăn trở, đau đáu nghĩ suy về việc kế thừa và phát huy những giá trị cội
nguồn của văn hoá dân tộc, với những tiếp biến và giao lưu văn hoá, với nguyên
lí Mẹ, những sắc thái đa dạng của các lớp văn hoá, các vùng và không gian văn
hoá của một nền văn hoá Việt Nam giàu giá trị nhân văn và thống nhất.
Nhờ những bài giảng lôi cuốn và những
trang giáo án soạn với cả tri thức và lòng đam mê nên Thầy Nguyễn Hải Kế đã
truyền lửa nhiệt tình đến biết bao nhiêu thế hệ sinh viên, học viên.
1.2.
Sự nghiệp Thầy Nguyễn Hải Kế
Khi nhắc đến
vai trò của Thầy Nguyễn Hải Kế ắt hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã nghĩ đến
ngạn ngữ: “Một người Thầy tốt như một
ngọn nến ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác” của Mustafa
Kernal Ataturk. Và khi nhắc đến sự ra đi của Thầy Nguyễn Hải Kế người ta lại
nhớ đến đôi dòng thơ cổ vô danh này.
之 之 五 百 年 前 , 綠 樹 青 山 何 處 在
在 在 數 千 里 外 , 桃 華 流 水 子 何 之[3]
Phiên âm
Chi chi ngũ bách niên tiền, lục thụ thanh sơn hà xứ tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi
Dịch
nghĩa:
Đâu đâu khoảng trước năm trăm năm, cây xanh núi biếc nào chốn ấy?
Ấy ấy chừng ngoài ba ngàn dặm, đào hoa lưu thủy Thầy về đâu!
Thầy Nguyễn
Hải Kế một người Thầy mà có lẽ trong tâm tưởng các thế hệ sinh viên Trường
ĐHKHXH&NV nói trung và các thế hệ sinh viên khoa sử nói riêng có một sự
kính trọng mà khó có thể dùng từ nào miêu tả hay cân đo đong đếm hết. một người
Thầy nhân, chí, dũng vẹn toàn. Một người Thầy dành cả đời mình cho nghiệp trồng
người.
Thầy kế tốt
nghiệp Trường phổ thông cấp III Ngô Quyền danh tiếng của thành phố Hải Phòng. Thầy
trở thành sinh viên khóa 15 Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội nay là trường Đại học
KHXH& NV Đại học Quốc Gia Hà Nội. Theo học nghành lịch sử Việt Nam cổ trung
được các Thầy cô bộ môn dạy dỗ, kèm cặp, truyền trao kinh nghiệm và niềm đam mê
cháy bỏng. Ra trường với tấm bằng xuất sắc Thầy trở thành giảng viên giảng dạy
bộ môn lịch sử Việt Nam cổ trung và gắn bó với khoa lịch sử, với nghề làm sử,
nghề làm Thầy giáo sử từ ấy.
Năm 1987 Thầy
được sang Liên Xô học tập làm luận án tiến sĩ rồi tiến sĩ, sau 9 năm học tập ở
Liên Xô Thầy về nước năm 1996. Sau hai năm tới năm 1998 Thầy cùng ban lãnh đạo
khoa lịch sử xây dựng bộ môn văn hóa lịch sử Việt Nam (nay đổi thành văn hóa
học và lịch sử văn hóa Việt Nam). Từ đấy, trên nền tảng kiến thức vững chắc về
lịch sử Việt Nam, nhất là về thời kì cổ đại và trung đại, Thầy say mê tìm hiểu,
khám phá những khía cạnh của đời sống văn hoá dân tộc, từ truyền thống để thức
nhận cái hiện tại hay giải mã cái hiện tại từ biện chứng của truyền thống. Mười
lăm năm nỗ lực hết mình, Thầy cùng các đồng nghiệp, học trò đã làm nên một
chuyên ngành đào tạo chững chạc, có uy tín và thu hút đông đảo sinh viên ngành
Lịch sử theo học, được xã hội thừa thừa nhận, chấp nhận và đánh giá cao.
Thầy, một
người mà cả cuộc đời mình gắn bó với khoa Lịch Sử. đối với không ít người theo
nghiệp sử đã khó mà gắn với nghiệp sử thì lại càng khó hơn nhưng với Thầy
Nguyễn Hải Kế việc đến với sử là hoàn toàn tự nguyện, đến với nghiệp sử là một
niềm đam mê cháy bỏng, Thầy có thể say sưa nói hàng giờ về một chủ đề nào đó,
chuyển bài giảng của mình thành những bài thơ bài hát. Thầy luôn là niềm cảm hứng
truyền tình yêu mãnh liệt sử đối với sinh viên. Ngoài cương vị là một người Thầy
truyền kiến thức sự hiểu biết của mình cho sinh viên Thầy còn là một người cha,
luôn quan tâm chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, luôn quan tâm giúp
đỡ sinh viên đặc biết là những bạn sinh viên có hoành cảnh khó khăn.
Với cương vị
là Chủ nhiệm Khoa từ năm 2004, Thầy vững lái con thuyền Khoa Lịch sử ở vào thời
điểm nhiều khó khăn khi lớp các Thầy cô lẫy lừng lần lượt nghỉ hưu hay nhiều
anh em bạn bè trang lứa chuyển sang đơn vị công tác khác. Một thế hệ cán bộ
sinh từ nửa sau thập niên bẩy mươi mà nay đã chiếm tới gần hai phần ba Khoa
Lịch sử được Thầy chăm chút đã trưởng thành, từng bước và đủ sức tiếp nối sứ
mệnh, uy tín, danh tiếng của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu sử học hàng đầu
của cả nước.
Một người Thầy
“Một người cha mẫu mực” của bao thế
hệ sinh viên khoa Lịch sử. Một người mà dành cả cuộc đời mình vun đắp tình yêu
sử, gieo vào lòng bao lớp sinh viên tình yêu mãnh liệt với Lịch sử, say sưa nói
hàng giờ về Lịch sử mà không hề biết chán.
Thầy chọn đời
với nghề giáo. Thầy vẫn nói Thầy thích lắm nghề làm Thầy giáo, mặc dù Thầy cũng
lại nói: “Với đông đảo những người đầu tư
vào việc đi học, đi thi, để chọn ngành chọn nghề, thì nghề làm Thầy giáo là sự
lựa chọn cuối cùng, chứ không phải đầu tiên trong điều tiết của xã hội Việt
Nam. Vì thế những ai, từ tuổi thanh xuân bước lên bục giảng cho đến khi được về
nghỉ hưu, vẫn thuỷ chung với nghề dạy học đâu chỉ là an phận. Thuỷ chung với
nghề thật kiên cường, bản lĩnh qua thẩm định tự thân, để không chỉ khi thoái,
lui mới quay ra làm Thầy, mà ngay khi “tiến” hay “đạt” cũng không bỏ đi, mà vẫn
như nhất nghề làm Thầy, để cùng học và trồng người không mệt mỏi…”. Thầy
luôn nêu tinh thần, tình yêu của mình với nghiệp nhà giáo, không bao giờ vì tác
động bên ngoài cũng như cuộc sống mưu sinh hàng ngày mà lay động , luôn giữ cho
mình một cốt cách thanh cao của một người Thầy . Học trò theo Thầy rất đông,
nhất là từ khi có chuyên ngành Lịch sử văn hoá Việt Nam. Thầy dạy học trò bằng
tri thức, sự uyên bác, bằng phương pháp tư duy. Thầy sẵn sàng bỏ mọi công việc
khác cùng học trò đi khảo sát dù xa xôi vất vả khó khăn. Thầy chia sẻ với học
trò tất cả những gì Thầy có, từ tri thức, kinh nghiệm đến tiền bạc, tâm tình.
Với nửa cuộc
đời gắn với nghiệp nghiên cứu sử, Thầy đã công bố hàng trăm công trình nghiên
cứu và gần chục quyển sách của riêng mình hoặc Thầy chủ biên.
Bài báo khoa học
1.
Pháo
đất ở Vĩnh Bảo,
Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2/1974
2.
Phát
hiện Khảo cổ học ở Con Cuông (viết chung với Diệp Đình Hoa), Thông báo Khảo cổ học,
1975
3.
Tập
hợp giống lúa và nghề trồng lúa ở Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, Tạp chí Dân tộc học, số 1/1978.
4.
Hoa
màu trong nông nghiệp ở Việt Nam, Kỷ yếu Dân tộc học, 1979.
5.
Hình
tượng Bạch Đằng trong văn học cổ Việt Nam (viết chung với Phan Đại Doãn),Kỷ
yếu Hội thảo khoa học về chiến thắng Bạch Đằng, Hải Phòng, 1980
6.
Đê
Hồng Đức và công cuộc khai hoang lập làng ở ven biển nam sông Hồng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
5/1985
7.
Quan
hệ kinh tế - văn hoá Kinh Bắc - Thăng Long,Công bố tại Hội nghị khoa học do UBND Hà Bắc tổ chức, 1985.
8.
Làng
- phương thức định cư của các hoạt động khai hoang truyền thống, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp
Hà Nội, số 2/1986.
9.
Về
các làng Am ở Vĩnh Bảo,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 5/1986
10.
Nghề
tạc tượng Linh Động,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng, số 5/1987
11.
Từ
những người Việt Nam ra nước ngoài thuở trước, Tạp chí Đất nước, Matxcơva, 1989.
12.
Nước
Nga trong con mắt của Nguyễn Trường Tộ, Tạp chí Đất nước, số 4, Matxcơva, 1990.
13.
Sự
chiếm dụng ruộng công của tầng lớp chức dịch ở làng xã - qua trường hợp làng
Dục Tú, trong:
Việt Nam truyền thống (tiếng Nga), Kỷ yếu Hội nghị quốc tế của Trung tâm Việt
Nam học, Đại học Tổng hợp Lômônôxôp, Matxcơva, 1993.
14.
Ngô
Sỹ Liên bình sử,
trong:Ngô Sỹ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1998
15.
Bàn
thêm về tín ngưỡng thờ thành hoàng của làng Việt ở Bắc Bộ, Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về Việt
Nam học lần I, Nxb Thế giới, H.1998.
16.
Tìm
hiểu chính sách làm yên biên giới của triều Lý (viết chung với Nguyễn Ngọc Hải), Kỷ
yếu Hội thảo Lý Công Uẩn và vương triều Lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
H.1999.
17.
Văn
hoá và kinh doanh trong xã hội Việt Nam cổ truyền, trong:Một chặng đường nghiên cứu
lịch sử 1995-2000, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2000.
18.
Văn
hoá làng Việt cổ truyền châu thổ Bắc Bộ trong nền kinh tế hiện nay, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số
6/2001.
19.
Làng
quê - hồn nước,Tìm
trong di sản văn hoá Việt Nam Thăng Long - Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin,
H.2002.
20.
Làng
với phố, trước phố,Bảo
tồn di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội, Nxb Văn hoá Thông tin, H.2002.
21.
Nguyễn
Trãi - người không theo thói thường, Chuyên san Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2002.
22.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm - những giá trị còn mãi với thời gian, Tạp chí Thăng Long - Hà Nội ngàn
năm, 1/2003.
23.
Văn
hoá truyền thống Nam Định, nhìn từ góc độ địa lý - lịch sử, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số
8/2003.
24.
Đoàn
Nhữ Hài,
trong: Danh nhân Hà Nội, Nxb Hà Nội, H.2004.
25.
Cậu
bé làng Gióng,
trong:Danh nhân Hà Nội, Nxb Hà Nội, H. 2004.
26.
Sức
trẻ Thăng Long (viết
chung với Nguyễn Quang Ngọc), trong: Những gương mặt trẻ tuổi Thăng Long - Hà
Nội. Nxb Văn hoá Thông tin, H. 2002.
27.
Nam
Định trong thế kỷ XV,
trong: Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2002.
28.
Văn
hoá Nam Định (Đồng
chủ biên với Trần Quốc Vượng), trong: Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia,
H. 2004.
29.
Nước
Đại Việt thời Lê Sơ - một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội,
trong: Quốc triều Hình luật. Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị. Nxb Khoa
học xã hội, H. 2004.
30.
Đào
Duy Anh - người mở đầu nghiên cứu lịch sử Văn hoá Việt Nam. Công bố tại Hội nghị 100 năm
(1904-2004) Giáo sư Đào Duy Anh, Hội Sử học Việt Nam tổ chức, 2004.
31.
Hải
Phòng, vùng đất “bị
quên lãng” thời Lê Sơ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2005.
32.
Giỗ
tổ Hùng Vương - nguồn nội lực to lớn của cộng đồng Việt Nam,Tạp chí Thông tin Đối ngoại, số
3/2005.
33.
Sự
kiện My Động (4/4/1427) và công cuộc tiến công vây hãm thành Đông Quan, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
12,/2005.
34.
Năm
năm Bộ môn Văn hoá học và một số vấn đề liên quan đến nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử văn hoá ViệtNam,
Thông báo Khoa học, Viện Văn hoá Thông tin, số 12/2005.
35.
Lê
Hoàn - người tổ chức, phát huy và khơi mở nhiều truyền thống quý báu của văn
hoá dân tộc,Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb
Hà Nội, H.2005.
36.
Giáo
dục Thăng Long - Hà Nội: cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, trong: Kỷ yếu Hội nghị Phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu chương trình KX.09. Nxb Hà Nội, H.2006.
37.
Truyền
thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong nghiên cứu, giảng dạy ở Khoa Lịch
sử, Tạp chí
Lịch sử quân sự. số 11/2006.
38.
Tiếp
cận bản sắc văn hoá dân tộc từ một chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số
5/2006.
39.
Nét
Việt Nam bộ trong văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trong: Một số vấn đề Lịch sử vùng
đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Hội Khoa hoc Lịch sử
Việt Nam, 4/2006. Nxb Thế giới
40.
Dấu
án tiếp xúc văn hoá miền Bắc Việt Nam với miền Vân Nam - Trung Quốc, Công bố tại Hội thảo quốc tế
Tiếp xúc giao lưu kinh tế -văn hoá qua sông Hồng lần thứ I, Vân Nam -
Trung Quốc, 2006
41.
Quốc
dân độc bản của Đông kinh nghĩa thục – gương chiếu hậu nền khoa cử Nho học
Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử,số 9/2007
42.
Quá
trình chữ Hán - chữ Nôm- Quốc ngữ, một tiêu biểu của tiếp xúc giao lưu và bản
sắc văn hoá Việt Nam, Kỷ
yếu hội thảo quốc tế về giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá Việt Nam -
Trung Quốc, Nam Ninh - Trung Quốc, 2007
43.
Cảnh
quan và di tich lịch sử - văn hoá của Hà Nội qua tư liệu địa bạ cổ, Địa bạ cổ Hà Nội, Tập 2, Nxb Hà
Nội, H.2008
44.
Nhân
đọc địa bạ cổ Hà Nội, nghĩ về số phận một số công trình kiến trúc, các di tich
lịch sử - văn hoá nội thành Hà Nội trước thế kỷ XIX, Thông báo Khoa học, Viện Văn
hoá nghệ thuật, số 23, 3/2008.
45.
Mặt
trận Đông Quan năm 1427 và chặng đường đến ngày Bình Ngô đại cáo, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Khởi
nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê. Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm
1000 năm Thăng Long, Hội Sử học Hà Nội, Nxb Hà Nội, H.2008
46.
Câu
hỏi của Lê Lợi năm 1428 và triều đình Lê sơ giai đoạn 1428-1459, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
7/2008.
47.
47.“
Hồn” - một quan niệm về Tổ quốc - dân tộc trong văn hoá Việt Nam, Công
bố trong Tọa đàm học thuật với các học giả Nhật bản “Vấn đề dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cuối
thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20”,
Trường ĐHKHXH& NV, ĐHQG Hà Nội tổ chức 10/9/2008
48.
Vân
Đồn - Quảng Ninh: Một vùng biên không yên tĩnh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Vân
Đồn, Trường ĐHKHXH&NV, Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, 2007
49.
Sắc
thái văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua ngàn năm tiếp xúc và giao lưu kinh tế, văn
hoá, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt
Nam học lần thứ III, H.2008
50.
Nghiên
cứu lịch sử và các khoa học xã hội ở Việt Nam thế kỷ XX, Công bố tại Hội thảo quốc tế
- Trường ĐH Cộng hòa Liên Bang Đức, tháng 11/2007
51.
Nguyễn
Nghiễm, Kỷ yếu
Hội thảo Khoa học của Hội Sử học Việt Nam, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 2008
52.
Hoàng
Ngũ Phúc (1713-1774) trong trường lịch sử văn hoá Việt Nam thế kỷ XVIII (viết chung với Vũ Thị Minh Nguyệt,
Nguyễn Văn Biển), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Hoàng Ngũ Phúc, Sở VH-TT-DL
Bắc Giang - Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, 7/2008
53.
Về
các đấng phi thường trong triều đình Hoa Lư, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2009.
54.
60
năm cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn, Công bố tại Hội nghị khoa học 100
năm Hoàng Xuân Hãn, Trường ĐHKHXH&NV, 2009
55.
Nguyễn
Trung Ngạn - tiêu biểu trong thế hệ vàng của Trí thức Đại Việt nửa đầu thế kỷ
XIV, Kỷ yếu hội nghị của Hội Sử học
Việt Nam ,tháng 3/2009 (in lại trong Tạp chí Vũng Tàu - Bà Rịa)
56.
Thiên
đô chiếu của Lý Công Uẩn - những giá trị không bao giờ cũ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 1000
năm Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long, UBND Thành phố Hà Nội, Nxb Thế giới,
H. 2009
57.
Chính
sách văn hoá của Gia Long - Minh mạng về thống nhất quốc gia (viết chung với Nguyễn Trung
Hậu), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt-Đức, Trường ĐHKHXH& NV Hà Nội, 2009.
58.
Nền
cảnh, vị thế Thiên Trường trong bối cảnh Đại Việt thế kỷ XIII-XIV (viết chung với Đặng Hồng Sơn, Trần
Thái Hà), công bố tại Hội thảo khoa học do Bộ VH-TT-DL và UBND tỉnh Nam Định tổ
chức, tháng 7/2009
59.
Về
hợp tác nghiên cứu, đào tạo giữa Khoa Lịch sử và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số
213 (9/2009)
60.
Từ
thuỷ trình sông Hồng trong giao lưu kinh tế, văn hoá Việt Nam - Trung Hoa (viết chung với Vũ Thị Minh Nguyệt),
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Việt Nam -
Trung Quốc lần II. Tháng 11/2009
61.
Vấn
đề nguốn gốc Lý Công Uẩn (Từ nguồn gốc Mân đến danh hiệu Hiển Khánh vương), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số
12/2009
62.
Từ
một số công trình của Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, nhận thức về tiếp cận liên
ngành trong nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Nghiên cứu
Liên ngành trong KHXH&NV: Kinh nghiệm và triển vọng, tháng
12/2009
63.
Đến
ngàn năm Thăng Long - Hà Nội từ tài liệu lưu trữ, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khai thác
và phát huy giá trị của các tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu KHXH, Trường Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
64.
Hải
Phòng thế kỷ XVII-XVIII, Công bố tại Hội thảo Lịch sử văn hoá vùng đất Hải Phòng thời
Lê - Trịnh, 2009
65.
Bối
cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của cải cách Trịnh Cương đầu thế kỷ XVIII.
Công bố
tại hội thảo khoa học do Hội Sử học Hà Nội - Hội đồng họ Trịnh tổ chức tháng
1/2010.
66.
Lịch
sử và văn hoá, Công
bố tại Hội nghị Khoa học do Bộ văn hoá Thể thao Du lịch tổ chức, tháng 2/2010.
67.
Sáng
mãi ngọn lửa Khuông Việt của Đại sư Ngô Chân Lưu, Công bố tại Hội thảo khoa học Kỷ
niệm 999 năm ngày Khuông Việt Quốc sư viên tịch, Học viện Phật giáo Việt Nam,
tháng 3/2010.
68.
Còn
mãi dấu ấn thuỷ - chung thời Lý ở Hoa Lâm bên sông Đuống, Công bố tại Hội thảo khoa học do
UBND TP Hà Nội tổ chức, tháng 4/2010
Giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo
1.
Một
làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (Tác giả), Nxb Khoa học Xã hội, H. 1996
2.
Một
ngàn câu hỏi, đáp về Thăng Long - Hà Nội (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2000, 2 tập.
Các bài viết khác
1.
Thầy
tôi - GS Phan Huy Lê, một nét chân dung, trong: Phan Huy Lê, một nhân cách, một sự nghiệp, Nxb Thế
giới, H. 1999
2.
Qua
“Về con người Phan Liêu” hiểu thêm Bùi Thiết, trong: Thực chất của đối thoại Sử học, Nxb Thế giới,
H.2000
3.
Thầy
Vượng - rất xa và rất gần,
trong: Khoa Sử và tôi,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2001
4.
Trần
Quốc Vượng với Thăng Long - Hà Nội, Lời cuối sách in trong: Trên mảnh đất ngàn năm văn vật.
Nxb Hà Nội. H. 1999
69.
Trần
Quốc Vượng - thác là thể phách còn là tinh anh, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội,
H. 2005 (bút danh Hải Thanh, với sự đóng góp của PGS.TS Nguyễn Văn Kim)
70.
Lời
giới thiệu tập
sách Di chỉ xóm Rền - công trình chuyên khảo của PGS.NGND Hán Văn Khẩn, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, H.2009
71.
Lời
giới thiệu tập
sách Từ làng đến nước- Một cách tiếp cận lịch sử, Tuyển các bài nghiên cứu của
GS.NGND Phan Đại Doãn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2010
72.
Lời
cuối sách tập
sách Trên đất thiêng ngàn năm văn vật. Tuyền các bài viết về
Thăng Long - Hà Nội của GS Trần Quốc Vượng. Nxb Hà Nội, H.2010
73.
Văn
hoá Thăng Long - Hà Nội,
Tuyển tập các bài nghiên cứu văn hóa (Chủ trì)
74.
Thành
lũy Thăng Long - Hà Nội (Chủ
biên), Công trình trong dự án sách Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, 2010
75.
Và
một số bài viết trên các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân,Tuổi trẻ, Đất Việt,
Văn hoá, v.v..
76.
Đề
tài nghiên cứu khoa học
77.
Đề
tài cấp Trường
78.
Văn
hoá và kinh doanh trong xã hội người Việt cổ truyền, 1998-1999.
79.
Đề
tài cấp Đại học Quốc gia
80.
Văn
hoá ẩm thực truyền thống người Việt (Chủ trì), 2001-2002
81.
Bản
sắc văn hoá Việt Nam qua tiếp xúc, giao lưu văn hoá (Chủ trì), 2009-2011
82.
Đề
tài cấp Nhà nước
83.
Chương Đàng
Ngoài thế kỷ XVIII, trong: Lịch sử Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà
nước do Khoa Lịch sử thực hiện (GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chủ nhiệm), 2002-2004
84.
Giáo
dục, đào tạo Thăng Long - Hà Nội: định hướng phát triển giáo dục, đào tạo Thủ
đô thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Chủ nhiệm), Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số
KX.09.07, 2004-2008.
85.
Đề
tài nhánh: Đối ngoại nhân dân - Tiếp xúc giao lưu kinh tế, văn hoá của
nhân dân Thăng Long - Hà Nội với cả nước và quốc tế, thuộc Đề tài Khoa học
cấp nhà nước: Hoạt động đối ngoại Thăng Long - Hà Nội, mã số
KX.O9.02, PGS.TS Phạm Xuân Hằng chủ nhiệm, 2004-2008
86.
Thăng
Long thời Trần,
trong: Lịch sử Hà Nội, Đề tài đặc biệt trong Chương trình Kỷ niệm
1000 năm Thăng Long, GS Phan Huy Lê chủ nhiệm, 2008-2010.
2. Thầy
Nguyễn Hải Kế với khoa Lịch Sử
2.1.
Trên cương vị một nhà nghiên cứu lịch
sử
Thầy Nguyễn Hải Kế Một nhà trí thức
uyên bác và đóng góp to lớn cho nền sử học – văn hóa học nước nhà.
Sản sinh từ khoa Lịch sử - Đại học
Tổng hợp Hà Nội PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế không những là một trí thức sử học uyên
bác, thông thảo sử liệu cổ trung – tạo dựng bộ môn Văn hóa, là người quản lí dẫn
dắt khoa Lịch sử mà Thầy còn là một trong những người có đóng góp đặc biệt cho
nền sử học Việt Nam.
Thầy là một trí thức sử học hiếm
có. Từ một sinh viên khoa sử Thầy Nguyễn Hải Kế
được giữ lại trường vì kết quả học tập xuất sắc, được cử đi học và bảo vệ luận
án Phó tiến sĩ rồi luận án tiến sĩ ở Liên Xô, hoàn thành Thầy lại được trở lại
công tác và giảng dạy tại khoa. Những chặng đường Thầy đi xét vào thời
điểm hoàn cảnh lúc bấy giờ không có mấy ai được như vậy. PGS.TS Vũ Văn Quân đã nhận xét: “Nếu
xét trên phương diện của một nhà khoa học, Thầy Kế của chúng ta là một tấm
gương sáng về sự say mê khoa học, cả đời Thầy đã đắm đuối với cái nghiệp Lịch sử
chuyên về cổ trung đại, sau này rộng ra là ở lĩnh vực Văn hoá học và nhất là Lịch
sử văn hoá Việt Nam. Sự đam mê và nỗ lực của bản thân cùng với tố chất bẩm sinh
rất thông minh đã hội tụ lại làm nên một khối tri thức về lịch sử văn hoá Việt
Nam rất phong phú và sắc sảo”[4]. Nhưng thể hiện rõ
nhất cho một tri thức sử học tuyệt vời là ở chỗ Thầy biết biến mình vào quá khứ
để nói lên lịch sử và dự báo cho tương lai.
Có thể thấy Thầy không quá ồn ào
trên các phương tiện thông tin đại chúng, Thầy cũng không phải là cái tên quá
quen thuộc trong những tác phẩm lịch sử đồ sộ. Nghiệp sử của Thầy là hướng vào
cái tâm mỗi con người học sử, dùng trí thức của mình để tạo dựng và khắc sâu
vào nhận thức của những người theo sử. Khi đứng trên giảng đường, Thầy là một
kho tư liệu vô giá, cách dạy sử của Thầy không giống ai, không cầu vinh, cũng
chẳng cầu danh. Thầy Trần Viết Nghĩa có chia sẻ “Thầy đã
phát huy cao độ tinh dần dân chủ trong dạy và học, thu hẹp cái khoảng cách vô
hình vốn đè nặng lên Thầy trò Việt qua nhiều thế kỷ[5]”. Cách dậy sử, cách viết sử
của Thầy không sâu xa khó hiểu, không quá nhiều những diễn đạt dài dòng không cần
thiết. Khi viết về Thầy tác giả Đỗ Minh Tuấn đã đưa ra hai quan điểm mà tôi thấy
rất đúng, đó là: “Nguyễn Hải Kế là một thi sỹ, một người anh trong đời sống hàng
ngày” và ở Thầy Nguyễn Hải Kế luôn ẩn hiện một“Nhân cách sỹ phu Bắc Hà và tầm nhìn xa của
nhà sử học”[6]. Ấy là cách
dạy sử của một người Thầy đã thực sự đặt mình vào trong lịch sử để nói lịch sử,
một người có trí thức vượt trội không giống ai, không như ai.
Trong lĩnh vược nghiên cứu cơ bản, Thầy đã tham gia nghiên cứu 4 đề tài khoa
học cấp nhà nước, và là tác giả của nhiều đầu sách. Tiêu biểu như: Một
làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, Ngàn
năm lịch sử văn hóa Thăng Long (hỏi – đáp), Thăng Long – Hà Nội tuyển tập công
trình nghiên cứu lịch sử, Giáo dục Thăng Long – Hà Nội quá trình kinh nghiệm và
định hướng phát triển. Với hơn một trăm công trình nghiên cứu đã được công
bố, nhiều cuốc sách do Thầy trực tiếp viết hoặc chủ biên đã góp phần cung cấp
những tri thức sâu rộng của nền văn hóa nước nhà.
Với
giới sử học và đông đảo sinh viên Lịch sử, văn hóa những tác phẩm cua Thầy đã
thực sự là những tác phẩm có tâm huyết có chiều sâu tri thức và đặc biệt hơn cả
có lẽ là cái cách mà Thầy tiếp cận và nhìn nhận lịch sử, nhìn nhận văn hóa theo
phong cách rất riêng biệt, điều đó đã được khẳng định trong bài viết “Vĩnh biệt
nhà giáo tâm huyết, nhà khoa học tài danh Nguyễn Hải Kế”. Tôi tin rằng tôi, bạn và tất cả chúng ta đều có
chung nhận định rằng :“PGS,TSKH.Nguyễn Hải Kế đã để lại dấu ấn đậm nét trong nghiên
cứu cổ sử và lịch sử văn hoá Việt Nam hiện đại[7]”.
2.2.
Trên cương vị một người trưởng khoa
Người
lái đò khoa lịch sử
Gắn
bó với khoa lịch sử từ năm 1975 đến 1987, sau đó đi học bên Liên Xô đến 1997 trở
về Thầy lại tiếp tục gắn bó với khoa lịch sử đến cuối cuộc đời. Phân nửa cuộc đời
Thầy gắn bó với khoa sử lịch sử và ngành sử, trong suốt thời gian ấy Thầy đã
cùng các bậc Thầy danh tiếng như: “Tứ trụ
triều đình” Đinh Xuân Lâm, Phan Huy, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phan Đại
Doãn, Vũ Dương Ninh, Nguyễn Thừa Hỷ, Vũ Quang Hiển, Ngô Đăng Tri, Nguyễn Quang
Ngọc, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Kim, Vũ Văn Quân, Nguyễn Chiều,
Lê Văn Thịnh, Đặng Xuân Kháng, Hoàng Văn Khoán, Hán Văn Khẩn, Lâm Mỹ Dung,
Hoàng Anh Tuấn, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Quang Liệu, Trần Viết Nghĩa, Đỗ Thị
Thùy Lan, Đỗ Thị Hương Thảo, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Xuân Mạnh, Hoàng Hồng Nga,
Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Bảo Trang, Phan Phương Thảo, Hoàng Hồng, Đinh Thị
Thùy Hiên, Lý Tường Vân, Lê Thị Kim Dung, Nguyễn Ngọc Phúc, Nguyễn Đình Lê, Phạm
Đức Anh, Lê Thị Quỳnh Nga, Trịnh Văn Bằng, Nguyễn Thị Mai Hoa… Thầy Kế đã cùng
tập thể anh chị em giảng viên trèo lái con thuyền khoa lịch sử vượt qua những
khó khăn lúc bấy giờ. Thầy Vũ Văn Quân chia sẻ “Từ năm 2004, anh vững tay chèo lái con thuyền Khoa Lịch
sử ở vào thời điểm nhiều khó khăn khi lớp các Thầy cô lẫy lừng lần lượt nghỉ
hưu hay nhiều anh em bạn bè trang lứa chuyển sang đơn vị công tác khác. Một thế
hệ cán bộ sinh từ nửa sau thập niên bẩy mươi mà nay đã chiếm tới gần hai phần
ba Khoa Lịch sử được anh chăm chút đã trưởng thành, từng bước và đủ sức tiếp nối
sứ mệnh, uy tín, danh tiếng của một đơn vị đào tạo và nghiên cứu sử học hàng đầu
của cả nước”[8].
Thầy Ngọc cũng cho biết “Thầy
Kế là người hết mình vì công việc, đã nhận là làm hết sức. Từ lúc làm Chủ nhiệm
Khoa thì Thầy Kế đã tổ chức các công việc của Khoa rất tốt. Từ 2004 đến nay,
trong điều kiện rất khó khăn nhưng Khoa cũng đã có những bước phát triển rất tốt
trong công tác đào tạo, nghiên cứu, tổ chức sắp xếp con người, công việc. Khoa
vẫn giữ vững được vị thế của một đơn vị hàng đầu trong các đơn vị đào tạo,
nghiên cứu về Sử học trong cả nước” và “Thành
tựu mới nhất và là niềm tự hào của Khoa Lịch sử, mà trong đó có sự đóng góp rất
lớn của PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế là bộ “Lịch sử Việt Nam” 4 tập. Trước đó, trong
đợt kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế cũng tham gia
chủ biên và viết chung rất nhiều sách, chủ yếu là sách về văn hoá, giáo dục. Thầy
cũng chủ nhiệm 01 đề tài khoa học cấp Nhà nước về Giáo dục của Thăng Long-Hà Nội.
Ngoài ra, Thầy Kế còn rất nhiều công trình đóng góp có giá trị như cuốn “Văn
hoá làng xã Việt Nam” viết về làng Dục Tú – một cuốn khảo cứu rất bài bản, công
phu được người trong giới đánh giá cao”[9].
Thầy
Kế là người góp phần giữ gìn truyền thống vẻ vang của khoa sử, từ phong cách sống
giản dị, thật thà chất phác, ghét thói đời xu nịnh mà Thầy đã tạo nên một khoa
sử có uy tín về học thuật. Thầy Kim chia sẻ: “Thầy Kế là một người đã góp phần tạo nên tinh thần khoa học cho khoa sử
nói riêng và trường đại học Nhân Văn nói chung”.
Cùng
với Thầy Vượng, Thầy Kế là người có công lao to lớn đối với sự ra đời của bộ
môn Văn hóa học “Trở về sau 9 năm đất khách quê người, hai năm sau (1998) cùng lãnh đạo
Khoa Lịch sử và Giáo sư Trần Quốc Vượng, anh lao mình vào xây dựng Bộ môn Lịch
sử văn hoá Việt Nam (nay đổi là Văn hoá học và Lịch sử văn hoá Việt Nam). Từ đấy,
trên nền tảng kiến thức vững chắc về lịch sử Việt Nam, nhất là về thời kì cổ đại
và trung đại, anh say mê tìm hiểu, khám phá những khía cạnh của đời sống văn
hoá dân tộc, từ truyền thống để thức nhận cái hiện tại hay giải mã cái hiện tại
từ biện chứng của truyền thống”[10].
Mới đây ngày 19/12/2013, bộ môn Văn hóa học vừa quyết định mở chương trình đào
tạo sau đại học chuyên ngành Văn Hóa Học. Vậy là tâm huyết của Thầy Kế đã thành
hiện thực, trong ngày vui này bộ môn văn hóa học nói riêng và khoa sử lại nghĩ
về Thầy, cô Hoài Phương chia sẻ “12 năm viết và chỉnh sửa Đề án, bao phen vất vả ngược xuôi, lắm bận ức
trào nước mắt, cuối cùng, hôm nay Đề án mở mã ngành Thạc sĩ Lịch sử văn hoá VN
đã chính thức thông qua. Chỉ tiếc là các Thầy đều không chờ được. Hôm nay,
19/12, tròn 9 tháng vắng bóng Thầy. Nếu Thầy còn hẳn là Thầy sẽ vui lắm”,
giảng viên trẻ Nguyễn Ngọc Minh cũng cùng tâm trạng “Ngồi phòng bảo
vệ Hội đồng, nghe các phản biện, ủy viên tranh luận, em cứ ngẩn ngơ, nghĩ không
biết giờ Thầy mà ngồi đây thì Thầy sẽ nói gì, lúc biết kết quả bỏ phiếu Thầy sẽ
như thế nào. Nghĩ cũng buồn thật”.
Những
đóng góp của Thầy Kế đã được nhà trường và khoa lịch sử ghi nhận “Không chỉ là một nhà giáo, nhà khoa học giỏi,
PGS, TSKH Nguyễn Hải Kế còn là một cán bộ quản lí giàu nhiệt huyết và có tinh
thần trách nhiệm cao. Trong suốt 9 năm làm Chủ nhiệm Khoa Lịch sử đồng thời
kiêm nhiệm Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử văn hoá, Phó Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, ở
bất cứ cương vị nào, đồng chí cũng đều thể hiện là một người bản lĩnh, thẳng thắn,
trung thực, giàu nghị lực và có tinh thần sáng tạo, luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Bằng những nỗ lực của mình với tư cách người đứng đầu Khoa
Lịch sử nhiều năm, Thầy Nguyễn Hải Kế đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự
phát triển của Khoa, của ngành Lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong việc duy trì
truyền thống học thuật của Khoa Sử- khoa duy nhất trong Trường đã được Đảng và
Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động”.
Người
Thầy luôn tận tâm hết mình vì công việc, vì học trò
Thầy luôn là con người bận rộn với công việc, ngoài việc đi
công tác và lên lớp thì việc đi điễn dã cũng chiếm đi của Thầy rất nhiều thời
gian. Thế nhưng ngoài những lúc đi điền dã hay đi công tác thì người ta sẽ dễ
dàng bắt gặp hình ảnh một người Thầy già tay cầm điều thuốc ngồi trong văn
phòng khoa, nói chuyện với đồng nghiệp, với học trò và với Thầy của mình rất
than mật. Với Thầy khoa lịch sử là ngôi nhà thứ hai. Tất cả mọi người trong
khoa sử đều có chung một nhận xét rằng Thầy Kế là một con người luôn hết mình
và tận tâm với công việc của khoa, Thầy lúc nào cũng tận tụy với công việc,
công việc chuyên môn, công việc quản lý.
Thầy để ý đến từng người, từng hoàn cảnh của đồng nghiệp
trong khoa, hiếm có một người thủ trưởng nào lại quan tâm đến đồng nghiệp được
như Thầy. Trong bản báo cáo cuối năm của mình, Thầy đã đếm được không xót một
ai còn chưa có nhà để ở, điều kiện chưa đủ để sống… khiến các Thầy cô trẻ như
được an ủi và có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống gian nan này.
Dù bận rộn đến đâu nhưng bất cứ khi nào đồng nghiệp trong
khoa có chuyện xảy ra là Thầy có mặt, Thầy lo cho các đồng nghiệp trẻ tuổi như
người cha lo cho người con. Thầy Trần Viết Nghĩa cho biết “Khi Thầy Kế nghi tin mình bị tai nạn Thầy đã vội vào ngay bệnh viện hỏi
thăm, những ánh mắt trìu mến của Thầy Kế đến nay Thầy vẫn không thể nào quên”.
Chính nhờ sự quan tâm, gắn kết của Thầy mà bấy lâu nay khoa sử
vẫn tự hào với nhau về truyền thống đoàn kết, đồng nghiệp trong khoa yêu thương
đùm bọc lẫn nhau, vui cái vui của chung, chia sẻ cái buồn của nhau và động viên
nhau cùng vượt lên tất cả. Bây giờ một thế hệ các nhà giáo, nhà nghiên cứu trẻ
được Thầy chăm sóc đã và đang tiến những bước dài trên con đường khoa học và sư
phạm, rồi đây chính họ sẽ là người viết tiếp những trang sử mà Thầy còn viết
dang dở, và cũng chính họ sẽ là người sẽ chiều tiếp những chuyến đó trở lớp lớp
các thế hệ sinh viên đến bến bờ tri thức. Tôi đã nghe thấy mỗi người trong họ
thầm hứa với lòng sẽ cố gắng vì tương lai sử học nước nhà.
Trăm năm trong cõi
người ta
Con đường sử học
quả là khó thay
Trăm người hội tụ
chốn này
Chung tay góp sức
dựng xây sử nhà
2.3.
Trong ký ức Thầy, cô, bạn bè
Thầy
Nguyễn Hải Kế trong ký ức những người Thầy của mình
Thầy
Nguyễn Hải Kế được may mắn làm việc với các bậc Thầy lừng danh của ngành sử học
nước nhà, đó là các Thầy “Tứ trụ triều
đình” Lâm, Lê, Tấn, Vượng… cùng rất nhiều cây đại thụ khoa sử.
Theo
sự phân công của khoa, Thầy Kế được phân công bám sát Thầy Trần Quốc Vượng để học
hỏi kinh nghiệm, những tháng ngày theo Thầy Vượng, một người Thầy có phong cách
sống rất phóng khoáng và lãng tử, những cách đó đã nhiễm vào con người Thầy Kế.
Cộng với chữ “Ngông” sẵn có trong
mình, Thầy Kế đã dựng nên cho mình một hình tượng không thể hòa trộn, người ta
thấy ở Thầy một phong cách khác, chứ không bị cái bong của các bậc Thầy lừng
danh che khuất.
Thầy
Phan Huy Lê nhà sử học hàng đầu Việt Nam hiện nay nhận xét rằng, Thầy Kế là một
trong những học trò mà Thầy tin cậy nhất “Trong
tất cả các học trò của mình đó, thì Kế là người mà tôi quý mến nhất và đặc biệt
Kế là tôi tin cậy nhất”. Vì đức tính thật thà của mình mà Thầy Kế được các Thầy,
cô của mình quý mến hết lòng.
Khi
còn là chàng sinh viên khoa sử cậu sinh viên Nguyễn Hải Kế luôn là một sinh
viên đam mê lịch sử, theo chuyên ngành lịch sử Việt Nam và tình nguyện ở lại
khoa làm nghề giáo. Những năm này đất nước gặp vô cùng khó khăn, nhưng Thầy vẫn
cùng đồng nghiệp giữ vững niềm tin vào sự phát triển của lịch sử. Những năm này
Thầy gắn bó với với các Thầy, học hỏi từ các Thầy của mình, rồi những công
trình nghiên cứu khoa học của Thầy lần lượt ra đời, những tác phẩm đó đã từng
bước đánh dấu sự nghiệp khoa học của mình. Sau này khi đã trở thành một nhà
khoa học nổi tiếng và có uy tín khoa học cao, nhưng Thầy vẫn luôn giữ thái độ
khiêm nhường và thái độ tôn kính rất mực với các bậc Thầy của mình. Chính những
yếu tố đó đã góp phần làm cho Thầy trở thành một con người có sức ảnh hưởng to
lớn về mặt uy tín cá nhân.
Thầy
Nguyễn Hải Kế trong ký ức của những người bạn đồng lứa
Qua
lời kể của các bạn đồng trang lứa, cậu sinh viên Nguyễn Hải Kế từ khi mới vào
trường đã mang trong mình niềm đam mê lịch sử với một nền kiến thức cơ bản.
Đến
sau này khi đã bắt đầu trở thành một nhà nghiên cứu có tiếng thì Thầy vẫn sống
chân tình với bạn bè, luôn sẵn sang giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, luôn cho
đi những gì mình có khi bạn bè cần. Thầy lúc nào cũng chân thành, giản dị, luôn
gần gũi quan tâm đến mọi người, Thầy mộc mạc như những người nông dân thực thụ.
Cô Lâm Mỹ Dung chia sẻ “Cô nhớ nhất là những
lần “Chạnh chọe” với Thầy, còn Thầy Kế thì luôn nói rằng trong khoa tôi sợ nhất
là cô bé này”.
Có
người bạn lại nhận xét rằng Thầy Nguyễn Hải Kế có tính cách của một thi sĩ một
người anh trong đời sống hằng ngày. Từ thủa còn cắp sách đến trường người ta đã
thấy Thầy Kế làm thơ, những bài thơ tình thấm đẫm những suy tư thời cuộc nhưng
không hề sáo rỗng, qua những bài thơ này đã phần nào nói lên cách suy và suy
nghĩ của Thầy trong cuộc sống. Ngoài những bài thơ trăn trở sự đời ra Thầy cũng
viết thơ tình, những bài thơ viết để dung làm tài liệu cho bài giảng của Thầy,
trong bài giảng Thầy có thể ngâm thơ, có thể phổ thơ của mình để hát hay cũng
có những bài thơ viết xong rồi Thầy lại cất đi.
Thầy
Nguyễn Hải Kế luôn sống hết mình vì người khác, luôn đặt mình vào vị thế của
người sẵn sàng cho đi khi có thể. Chơi với bạn bè anh tự cho mình cái chức làm anh,
anh luôn suy nghĩ thấu đáo trước mọi việc, anh lo cho từng người bạn của mình đến
từng bữa ăn giấc ngủ. Hồi còn là sinh viên Thầy từng có thời gian gắn bó với Thầy
Nguyễn Hùng Vỹ khoa văn, họ sống với nhau tình cảm gắn bó thân thiết. Ngay
trong đêm Thầy Kế mất, nhận được tin Thầy Vỹ đã thức đêm để viết bài thơ Khóc Thầy.
Thầy
Nguyễn Hải Kế có nhân cách của người sỹ phu Bắc Hà và nhân cách của một nhà sử
học. Bạn Thầy là Đỗ Minh Tuấn đã từng chia sẻ “Thầy Nguyễn Hải Kế sống khẳng khái chẳng chịu ra vào luồn cúi trước ai,
không hề bị quyền cao danh vọng cuốn đi trong dòng đời nghiệt ngã”. Hơn thế
nữa Thầy Nguyễn Hải Kế còn là một con người có tầm nhìn xa trông rộng, vào cuối
những năm thấp kỷ 80 chưa ai nói đến chuyện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
thì Thầy Kế đã có những hoạt động rục rịch chuẩn bị về tư liệu vết những công
trình có giá trị.
Thầy
Kế là con người không tham quyền cao chức trọng, cho dù đã có lúc Thầy có cơ hội
tiến thân trên con đường chính trị, nhưng Thầy đã bỏ qua và nhất quyết một đời
dù khi “Tiến” khi “Thoái” vẫn một lòng với nghề trồng người
cao cả.
2.4.
Thầy Nguyễn Hải Kế trong ký ức giảng
viên trẻ
Đối
với các Thầy, Cô giảng viên trẻ Thầy Nguyễn Hải Kế như người anh, người cha tận
tình chỉ bảo từ những bước đầu tiên trên con đường giáo dục. Cô Đỗ Thị Hương Thảo
chia sẻ “Thầy Kế đã để lại trong trí nhớ
cô một niềm thành kính và biết ơn vô cùng, Thầy dạy cho tôi những kỹ năng đầu tiên khi tôi bước chân tập tễnh vào
nghề”. Còn cô Hoài Phương lại coi Thầy như người thân ruột thịt trong nhà,
cô chia sẻ “Những ngày đầu Thầy vừa mới mất,
hình ảnh của Thầy luôn hiện về đẹp đẽ trong những giấc mơ tôi”. Có lẽ hiếm
có một người sếp nào nại có thể làm được như Thầy, trong buổi họp tổng kết cuối
năm Thầy kể ra từng cán bộ chưa có nhà, hay điều kiện kinh tế chưa đủ sống...
khiến ai cũng đều cảm thấy mình được quan tâm và nhờ đó họ thêm yêu và gắn bó với
nghề hơn.
Thầy
là một cây đại thụ trong làng sử học. Mỗi Thầy, Cô trẻ mọi người ai cũng đều hết
lòng kính nể vốn tri thức và đầu óc uyên bác của Thầy. Chỉ nói đến chuyện ăn của
người Việt mà Thầy Kế có thể nói cả ngày, cả tuần hoặc thậm chí cả tháng mà
không hết. Trong Thầy có kiến thức sử Việt Nam cổ trung, có lịch sử Văn hóa học…
mỗi người trong khoa đều nhìn vào gương Thầy mà phấn đấu noi theo.
Thầy
là một thi sĩ thực thụ. Mỗi khi liên hoan cùng tập thể khoa Thầy có thể ngồi
ngâm thơ, lảy kiều, hát… như một nghệ sĩ không chuyên. Những buổi đọc thơ của Thầy
có thể kéo dài vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày, những câu thơ tình Lục Vân Tiên
rồi lại đến những chủ đề lịch sử được Thầy khéo léo khơi ra làm chủ đề cho mọi
người cùng thảo luộn, tạo không khí thân thiện, vui vẻ và hòa đồng.
Vì
những lẽ đó mà khi Thầy đổ bệnh cả khoa đã thay nhau cắt cử người đến chăm sóc
cho Thầy, bên bệnh viện lúc nào cũng có người nhà và những người học trò tận
tình chăm sóc. Người ta về với Thầy để được làm trọn chữ tình mà Thầy đã dành
cho họ, bệnh viện nơi Thầy năm lúc nào cũng có học trò ra vào. Đây là một điều
khó gặp giữa lúc xã hội đang xôn xao vì sự xuống cấp của ngành giáo dục. Tất cả
những đều đó có được là vì họ quý Thầy, một con người suốt đời vì người khác
cho đến hơi thở cuối cùng.
2.5.
Trong ký ức học trò
Thầy
là một người nằm ở tầm cao của tri thức nhưng không hề xa với đối với sinh
viên, mà ngược lại Thầy luôn gần gũi quan tâm đến hết thảy những ai có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt.
Thầy
Kế là một con người giản dị đến vô cùng, người ta đặt cho Thầy biệt danh “Kế nhà quê” là thế. Gặp sinh viên nào Thầy
cũng có thể tiếp chuyện, những câu chuyện về học hành, những câu chuyện của
sinh viên mới từ quê lên Hà Nội xa nhà bỡ ngỡ trước cuộc sống phồn hoa đô hội.
Tất thảy những chuyện đó Thầy đều lắng nghe và đưa ra những lời khuyên chân
tình tự tận đáy lòng của mình. Có lần tôi gặp Thầy đang tay sách nách mang ba
lô đi giữa sân trường, hỏi ra mới biết Thầy đang cùng với Thầy Hán Văn Khẩn,
Dương Trung Quốc… và mấy Thầy nữa chuẩn bị về Hải Phòng quê Thầy chơi, tôi tiến
lại gần và chào Thầy, Thầy liền bảo tôi “Này
cậu, mai là thứ bảy rồi, hôm nay ông về quê tôi chơi đi, ngày mai nhà tôi vét
ao, về tôi khao ông món đặc sản quê do chính tôi làm”. Thầy mời tôi như những
người thân từ thủa nào, những câu nói chân tình đó sẽ mãi theo tôi đi vào con
đường tương lai sau này.
Thầy
thẳng tính và rất nghiêm khắc. Anh Nguyễn Văn Ngọc, sinh viên k55 khoa lịch sử
kể: “Một lần mình lên gặp Thầy xin chữ kí
xác nhận học bổng cho lớp, Thầy nhìn qua tờ giấy và mắng “Sinh viên khoa Sử mà
chữ xấu như này à, xấu quá, xấu hơn chữ của tôi” rồi Thầy bảo lần sau viết đơn
thì viết chữ cho rõ ràng vào, sinh viên khoa Sử là không được viết chữ xấu như
thế đâu”. Thầy thể hiện tính cách của mình một cách tự nhiên trước mọi người
không hề che dấu, Thầy nổi tiếng với tính cách khẳng khái, thật thà và ghét bọn
xu nịnh, luồn cúi.
Thầy
luôn quý và biết cách để những người tài có đất để dụng võ, khi phát hiện ra điểm
mạnh ở ai đó Thầy sẽ tạo điều kiện hết sức để họ phát huy được hết điểm mạnh của
mình, đồng thời chỉ bảo tận tình để họ hạn chế những điều thiếu xót. Tôi vốn
mang bản tính ương ngạnh nên khi mới vào trường đã có những phát biểu “gây sốc”
khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nhân một lần đi thực tập ở Kim Chung – Lai
Xá – Hoài Đức Thầy xuống thăm đoàn chung tôi, Thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm
trong quảng đời làm đoàn của mình cho tôi nghe và khuyên bảo tôi rất nhiều, những
lời khuyên bảo của Thầy đến nay tôi vẫn còn ghi nhớ và nó sẽ mãi là hành trang
quý báu giúp tôi vững bước hơn trên con đường hoạt động đoàn. Thầy Với đức tính
này mà trong hơn 30 năm gắn bó với nghiệp lái đò có biết bao nhiêu thế hệ đã đi
đến tương lai nhờ con đò của Thầy, khi nghe Thầy ốm họ đều đến thăm hoặc tỏ
lòng kính hiếu.
3. Kết
luận
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế từ khi sinh
ra cho đến khi lìa đời đã luôn giữ trọn đạo hiếu kính với gia đình, hai chữ gia
đình luôn luôn văng vẳng trong đầu Thầy dù là khi đã lấy vợ hay chưa. Bằng
chứng là sau này khi đã trở thành nhà khoa học tầm cỡ rồi nhưng hai chữ “Quê hương” vẫn luôn được Thầy trân trọng
nâng niu, đúng như câu thơ.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Dòng sữa ngọt quê hương đã nuôi lớn
tâm hồn và bản lĩnh trí tuệ trong con người thật thà, chất phác Nguyễn Hải Kế.
Chính dòng sữa ngọt đó đã làm nên sức mạnh và lòng bao dung trong Thầy, dù là ở
trên cương vị nào đi nữa thì cũng đều luôn sống vì người khác, cháy hết mình vì
công việc.
Thầy là người có công lớn trong việc
tạo tiền đề cho sự ra đời của bộ môn Văn hóa học, từ những ngày đầu tiên Thầy
đã cùng Thầy Trần Quốc Vượng đặt những viên gạch đầu tiên và xây dựng nó đến
nay bộ môn Văn hóa học thu hút được sự yêu thích của rất nhiều sinh viên. Cũng
nhớ bộ môn này mà tên tuổi của Thầy càng được mọi người biết đến nhiều hơn, yêu
Thầy nhiều hơn.
Thầy là người lái đò khoa sử, là
người luôn được khoa Sử vô cùng quý mến và được toàn trường gọi với cái tên “Người sống trong nỗi nhớ”.
lối xưa điền dã đâu rồi
người Thày giáo yêu nghề, nhà khoa học trung trực
người sống trong nỗi nhớ
Nguồn ảnh: Anh Lượm, các trang internet...
LÝ VIẾT TRƯỜNG - VÀNG A CỬ
BÙI VĂN CHÍNH - LÊ ĐÌNH CƯỜNG
[1] Thơ Thầy Nguyễn Hùng Vĩ
[2] Lý
Viết Trường, k57 Lịch sử chia sẻ.
[3]
Thơ khuyết danh
[4]“Một người Thầy luôn hết mình vì công việc và vì học trò!” http://ussh.vnu.edu.vn/thay
luon-trong-trai-tim-moi-nguoi/7531
[5] Thầy Trần Viết Nghĩa,
27/03/2013.
[6]Nhớ bạn
Nguyễn Hải Kế, http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song
[7]
“Vĩnh biệt nhà giáo tâm huyết,
nhà khoa học tài danh Nguyễn Hải Kế” http://ussh.vnu.edu.vn/vinh-biet-nha-giao-tam-huyet-nha-khoa-hoc-tai-danh-nguyen-hai-ke/7548
[8] Vũ Văn Quân, Nhà giáo, nhà khoa
học tận tâm, tận lực, người bạn tận tình,
http://ussh.vnu.edu.vn/nha-giao-nha-khoa-hoc-tan-tam-tan-luc-nguoi-ban-tan-tinh/7528, cập nhật ngày 02/03/2014.
[9]
Thanh Hà, http://ussh.vnu.edu.vn/thay-luon-trong-trai-tim-moi-nguoi/7531,
ngày 02/03/2014.
[10] Vũ Văn Quân, Nhà giáo, nhà khoa
học tận tâm, tận lực, người bạn tận tình, http://ussh.vnu.edu.vn/nha-giao-nha-khoa-hoc-tan-tam-tan-luc-nguoi-ban-tan-tinh/7528,
cập nhật ngày 02/03/2014.