Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 CHIẾN THẮNG CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM

ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
CHIẾN THẮNG CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM[1]
Lý Viết Trường[2] – K57 Lịch sử[3]
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã trải qua một chẳng đường dài với 60 năm lịch sử nhưng những ý nghĩa và tầm vóc của nó vẫn còn nguyên vẹn như một âm thanh vang vọng mãi trong bầu trời nhân loại.
Nhắc đến Điện Biên Phủ người ta không thể không nhớ đến một vị tướng, một con người đã góp phần làm nên Điện Biên Phủ và cũng chính Điện Biên Phủ đã làm nên hình tượng của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (nguồn: internet)
Dải đất miền trung[4] lắm nắng, nhiều gió đã sinh ra đại tướng Võ Nguyên Giáp một con người hội tụ đầy đủ những gì là tinh hoa hồn dân tộc. Chính sự thông minh sáng suốt và lòng táo bạo giám quyết giám chịu trách nhiệm của mình mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần rất lớn vào chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 rừng rẫy năm châu trấn động địa cầu.
1.      Vài nét về tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Điện Biên là tỉnh nằm ở vùng núi tây bắc, miền bắc Việt Nam. Điện Biên giáp với Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, giáp với Vân Nam của Trung Quốc, giáp với Phongsaly, Luongprabang của Lào.
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Liên hiệp Pháp.
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945  1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng quan đội nhân dân Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.
Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của quân đội nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.
Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên bước ngoặt trong chiến dịch đó là quyết định thay đổi phương châm chiến lược từ “Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quyết định sáng suốt đó đã được tướng Lê Trong Tấn khẳng định “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ[5].
2.      Quyết định khó khăn nhất thể hiện sức mạnh của trí tuệ Việt Nam.
Cuối năm 1953 tại Tỉn Keo – Lục Giã – Phú Đình trong một cuộc họp bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và đồng chí Hoàng Văn Thái… tướng Giáp nhận định tình hình địch đã có nhiều thay đổi so với trước[6].
Từ những thay đổi căn bản về tình hình trên chiến trường đã khiến cho đại tướng Võ Nguyên Giáp phải suy nghĩ đến sự đảm bảo thực hiện lời căn dặn của bác trước khi đại tướng nhận nhiệm vụ ra chiến trường “Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh[7]. Trách nhiệm của đại tướng là rất nặng nề, đại tướng được bác hồ tin tưởng tuyệt đối và giao cho quyền “Tướng quân toại ngoại[8] trên chiến trường.
Toàn bộ trách nhiệm của chiến dịch, sự thành bại của chiến dịch đều được đặt lên vai của đại tướng. Tình hình chiến trường đang diễn ra bất lợi cho ta, nếu đánh ta không chắc thắng 100% như lời dặc của bác hồi đầu năm 1953 “Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn[9]. Trách nhiệm đang đè lên đôi vai của một vị tướng, của một con người nắm giữ và quyết định sự thành bại của chiến dịch, những suy nghĩ cứ dồn dập nổi lên trong đầu đại tướng “Hoặc tiếp tục triển khai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh hay đổi sang đánh chắc tiến chắc”.
Đếm 25/01/1954, đại tướng thao thức suốt đêm suy nghĩ, đầu đau nhức, bác sĩ buộc cho đại tướng một nắm ngỉa cứu lên trán cho bợt đau. Sở dĩ ta không thể tiếp tục chiến lược đánh nhanh thắng nhanh là do ba nguyên nhân sau:
1.      Bộ đội chủ lực của ta còn thiếu về kinh nghiệm tác chiến cũng như việc phối hợp hợp đồng tác chiến.
2.      Bộ đội ta chưa nắm vững được những quy tắc hợp đồng bộ binh và pháo binh quy mô lớn.
3.      Quân chủ lực ta chưa có kinh nghiệm tác chiến ban ngày, trên địa hình bằng phẳng, với kẻ địch có ưu thế về vũ khí trang thiết bị tối tân như lần này[10].
Với những suy nghĩ như vậy, ngày 26/02/1954, trước và trong hội nghị đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng bước thuyết phục từng người trong buổi họp và đi đến việc viết thư hỏa tốc nhằm báo cáo bộ chính trị về quyết định cuối cùng là “Kéo pháo ra và chuẩn bị mọi mặt cho chiên lược đánh chắc tiến chắc”.
Quyết định chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc” được đánh giá là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một quyết định đã góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của chiến dịch, quyết định này đã góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của. Quyết đinh này đã giúp cho quân và dân ta khắc phục những hạn chế của mình, tìm ra điểm yếu của kẻ thù, huy động sức mạnh toàn dân tộc đóng góp cho chiến trường vì sự thắng lợi cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
3.      Một vài đánh giá.
Với quyết định khó khăn về việc chuyển hướng chỉ đạo chiến dịch này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra một bước ngoặt có tính chất quyết định về chiến dịch, góp phần to lớn tạo nên thắng lợi vẻ vang về mặt quân sự, tạo điều kiện thuận lợi về thế đứng của ta khi đến với bàn đàm phán ở hội nghị Giơnevơ sau này.
Đây là một quyết định sáng suốt, mang nhiều giá trị lớn, được tổng kết lại trong lần kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ qua các ý kiến như: Phạm Ngọc Mậu: “khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là được lời như cởi tấm lòng”. Lê Trọng Tấn: “ Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”.  Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ thì cho rằng: “ nếu lần đó cứ đánh nhanh giải quyết nhanh thì cuộc kháng chiến có thể lui lại mười năm” hay “Nếu cứ đánh theo chiến lược đánh nhanh thắng nhanh thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ[11].
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa đại tướng trở thành một trong những nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc nhất lịch sử thế giới sánh tầm với Trần Hưng Đạo...
Tài liệu tham khảo
1.      50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ tuyển tập hồi ký (trong nước), nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2004
2.      Trần Thái Bình, Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, nxb Trẻ, 2011.
3.      Võ Nguyên giáp, Điện Biên Phủ, nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.
4.      Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001, Tr.59.



[1] Vô cùng thương tiếc hương hồn đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/08/1911 – 04/10/2013).
[2] k57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN.
[3] Để hoàn thành bài này đầu tiên tôi xin cảm ơn sự gợi ý đề tài của Th.S Phạm Minh Thế, Th.s Hoàng Hồng Nga (GV ĐHKHXH&NV), cùng sợ góp ý của các bạn trong nhóm kịch Điện Biên Phủ lớp LSVNHD. Nhất là các anh Nguyễn Văn Ngọc (k55 LS), Bùi Lê An (K55 LS), bạn Vàng A Cử (k57 LS), chị Nguyễn Thị Sinh (K56 SPS).
[4] Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm(Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
[5] http://giaoduc.net.vn, ngày: 30/09/2013.
[6] Từ tháng 5/1953, tình hình địch có nhiều biến đổi. Hăngri Nava đã sang thay Xalăng. Nava đã cho mở nhiều cuộc càn quét lớn tại vùng địch hậu trên cả nước, nhảy dù xuống Lạng Sơn và bất thần rút khỏi cứ điểm Nà Sản. Địch rút khỏi Nà Sản không khỏi ảnh hưởng đến kế hoạch Đông Xuân. Hiện nay Nava đã tập trung ở đồng bằng một lực lượng cơ động lớn chưa từng có từ khi khởi đầu chiến tranh, sẵn sàng chờ đón cuộc tiến công của ta…
[7] Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2004, Tr.62.
[8] Võ Nguyên Giáp, sdd, Tr.62.
[9] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2001, Tr.59.
[10] Võ Nguyên Giáp, sdd, Tr.76.
[11] 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ tuyển tập hồi ký (trong nước), nxb Chính trị Quốc Gia, H. 2004, Tr56.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét