Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014.
Chuyến đi Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
Sáng thức dậy từ 5h, mắt hãy còn nhắm tít và cay xè vì tối qua thức muộn chuẩn bị bữa trưa cho cả đoàn 19 người. Mở mắt ra thấy trời hãy còn tối mịt vì mùa này đã cuối thu rồi nên đêm đã dài hơn ngày rất nhiều.
Nắm cơm chuẩn bị cho bữa trưa
Trong đầu tôi nghĩ đến cái cảnh đi từ thành nội qua thành trung và ra thành ngoại mà thấy lòng phấn khởi nên vội bật dậy đi đánh răng rửa mặt. Xong xuôi mọi việc quay lại phòng thấy anh Tùng và thằng Cường vẫn còn khò khò ngũ, mình lại đặt mình xuống giường để nghĩ cần chuẩn bị những gì thì anh Tùng cũng bật giậy như đã tỉnh từ lâu, tiếp đó mình đánh thức thằng Cường, ông này tối qua mải mê tìm hiểu về Cổ Loa đến đêm muộn mới ngủ nên chắc lười dậy.
Chẳng mấy chốc chúng tôi chuẩn bị xong mọi thứ, nhìn đồng hồ đã điểm 6h kém 15 phút, chúng tôi xách bao tải thức ăn lên xe và bắt đầu hành trình đi Cổ Loa.
Tôi ngồi xe máy cùng thằng Tính còn ông Tùng, Cường, Cử, Hòa, Đồng, Chiến… đi xe đạp để ngắm trời ngắm đất Hà Nội (theo lời ông Cường) còn Hoài, Thùy, Tú thì đi xe máy.
Trên đường đi chúng tôi có dừng lại hỏi mấy bác xe ôm đứng cạnh đường chờ khách về đường đi thành cổ, hỏi ai cũng nhiệt tình trả lời, có lẽ ở Hà Nội muốn hỏi đường thì tốt nhất là hỏi xe ôm, từ lâu rôi đã coi họ là chuyên gia chỉ đường ở hà nội rồi.
Đi được chục phút chúng tôi vượt cầu Thăng Long, đứng trên cầu nhìn xuống sông Hồng và ngắm ánh bình minh trong tiết trời u ám ngày cuối thu thật đẹp làm sao, nó cứ mờ mờ ảo ảo, những vệt sáng xen lẫn mây đen xám xịt.
Sông Hồng nhìn từ cầu Thăng Long
Vừa ra khỏi trung tâm Hà Nội vài km chúng tôi bắt gặp 2 bên đường cánh đồng lúa trơ gốc rạ sau mùa thu hoạch, xa xa bên kia là lũ trâu nhai cỏ trong sương sớm, tôi thấy lạ vì không ngờ ở Hà Nội còn nhiều trâu đến thế. Bên cạnh lũ trâu đen là bầy cò trắng đậu khắp cánh đồng, vẫn còn đó nét quê in đậm trong không gian Hà Nội. Ông Tính chỉ tôi cái lưới bẫy chim trải trên cánh đồng, ông nói ban đêm người ta thả lưới xuống rộng lắm, quê nó cũng có kiểu bẫy này.
Sau vài lần hỏi đường chúng tôi đến xóm chợ, sáng đi sớm chưa ăn gì cộng với việc chúng tôi đi xe máy nên đến sớm hơn mọi người hơn tiếng. Nhìn xung quanh thấy có mấy quán ăn, có quán bán bánh mì, có quán bán trứng vịt lộn, có quán bán cháo bán xôi… nhưng sau khi được các cụ mời và khen quán này ngon nên chúng tôi quyết định ăn bánh cuốn cho bữa sáng.
Quán bánh cuốn cạnh Am Mỵ Châu và BQL di tích Cổ Loa (xóm chợ)
Ngồi vào bàn và gọi 2 bát bánh cuốn, mấy cụ ăn ở đó khen bánh ở đây ngon, chúng tôi cũng chẳng biết ngon hay không nhưng có một sự thật là hai thằng cùng chung động tác: 1 tay gắp bánh, 1 tay đuổi ruồi. Thế nhưng các cụ cứ khen ngon, mà một điều lạ là toàn người gia ăn ở đây, có cụ răng đã rụng hơn nửa hàm, nói tiếng đã không còn rõ… tôi nghĩ chắc đất này người ta sống thọ bởi vì nó là đất linh thiêng, có linh thiêng mới là mảnh đất được An Dương Vương chọn đóng đô. Nghĩ cái này cái nọ rồi đĩa bánh cuốn cũng hết, quả thật chúng tôi nhìn nhau và tự khâm phục bản thân khi ở vào cái hoàn cảnh này mà chúng tôi vẫn ăn được hết đĩa bánh.
Các cụ lão tuổi trên 80 ăn bánh cuốn
Sau khi ăn xong đã là 7h30 phút, chúng tôi vào làm việc với ban quản lý di tích Cổ Loa, sau khoảng 30 phút trao đổi qua lại với người quản lý cùng vài cuộc điện thoại gọi đến và gọi đi chúng tôi được miễn phí thăm quan ở đền Thượng, Am Mỵ Châu và đền An Dương Vương…
Đợi đến hơn 8h thì Hoài, Tú, Thùy đến sau khi đã ăn sáng ở chợ, tiếp tục chờ đến 8h30 phút thì đoàn đi xe đạp tới nơi. Chúng tôi hội quân để phổ biến vài điều BQL di tích nhắc nhở và bắt đầu chuyến hành thăm quan, nơi đầu tiên chúng tôi chọn là Đền Thượng. Ngôi Đền có mặt tiền nhìn ra hồ bán nguyệt và giếng Ngọc, trước cửa có gắn 2 con rồng mập mạp trong tư thế vuốt râu oai hùng, bên trên có khắc 4 chữ hán: TIÊN TỰ ĐỆ NHẤT.
Tiến vào bên trong chúng tôi bắt gặp 2 giếng nước khá nông mà dân gian gọi là 2 viên ngọc, 2 viên ngọc có ý nghĩa phong thủy và tâm linh rất quan trọng đối với ngôi đền.
Hai bên cạnh đền có bãi đất khá cao, chúng tôi đoán đó là đất được lấy từ giếng đắp lên. Bên phải đền có cây đa trăm tuổi trên gò đất nhô cao, bên trái có nhà bia để 5 tấm bia, 1 tấm ở giữa có 4 mặt khắc chữ và 4 tấm nhỏ xung quanh.
Cửa Đền Thượng (4 chữ: Tiên tự đệ nhất)
Sau khi xem xét, chụp ảnh ở Đền Thượng xong chúng tôi ra giếng Ngọc, xung quanh bờ làng hàng cây si rất đẹp, thời tiết hơi oi nên chúng tôi rất thích ngồi bên hồ để ngắm giếng Tiên giữa hồ. Các cụ bảo rằng gọi địa điểm giếng Tiên đúng phải gọi là: “Giếng Tiên nằm giữa hồ hình bán nguyệt”.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại thì giếng Tiên là nơi Trọng Thủy trầm mình tự vẫn vì thương xót vợ…
Rời hồ bán nguyệt cùng giếng Tiên chúng tôi sang chốn thờ tướng Cao Lỗ người sáng tạo ra nỏ liên châu, là tướng tài của An Dương Vương. Nay Cao Lỗ được thờ trong khu quần thể di tích Cổ Loa bên cạnh Am Mỵ Nương. Không gian thờ không rộng bằng đền An Dương Vương và Mỵ Châu nhưng trước cửa có một cái ao và nhiều cây cổ thụ, mặt đền hướng về xóm chợ.
Trước cửa đền thờ Cao Lỗ là tượng vua An Dương Vương cầm nỏ thần trong tư thế đương sẵn sàng, nhìn vào bức hình tôi nghĩ đến tinh thần cảnh giác, có lẽ bức tượng muốn nhắn nhủ rằng dù thời bình hay thời chiến thì lòng cảnh giác hãy phải đề cao để tránh mắc vào lỗi của ngày khia xưa.
Tượng An Dương Vương dương nỏ thần trước đền thờ Cao Lỗ
Sau khi rời đền thờ Cao Lỗ cả đoàn vào thăm Am Mỵ Châu, cánh cửa dẫn vào có cảm giác vắng vẻ đìu hiu, cảnh vật như ảm đạm thay cho nỗi sầu của người công chúa có tội với giang sơn xã tắc: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu/ Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Không như một vài đoàn cũng đến lúc này, họ chỉ vào xem lướt qua rồi chụp ảnh qua loa rồi đi… chúng tôi chia nhau ra chép câu đối, hoành phi… bạn Ngọc Châu còn tranh thủ trổ tài dập bia. Sau đó chúng tôi còn tranh luận xem kiến trúc từng phần của ngôi đền thuộc thời nào, con rồng có đặc điểm gì, con ly có hình thù ra sao… rồi văn bia này ý nghĩa gì, câu đối này ý nghĩa ra sao… nhận thấy chúng tôi có chút hiểu biết về lịch sử nên ông Từ coi bia rất thích thú, ông đọc cho chúng tôi nghe tất cả các hoành phi câu đối, song cụ Từ cũng tự nhận rằng cụ chỉ là học thuộc thôi chứ Cụ không biết đọc. Cũng còn nói mỗi năm làng sẽ tiến cử một cụ Từ khác thay phiên nhau lên trông coi đền, về sau trong cuộc nói chuyện với người dân tôi còn biết rằng những người được làng chọn làm cụ Từ phải là người có đức có tài.
Trong Am Mỵ Châu mọi câu đối đều có ý chứng minh cho tấm lòng trong sạch của Mỵ Châu, có lẽ dân gian nơi đây thiên về xu hướng thứ lỗi cho Mỵ Châu hơn là trách cứ.
“Phiên âm:
Thiên cổ thụ giai khí uất thông, duyên đới tình căn hoàn tẩm miếu
Nhất phiến thạch bình sanh trung tín, tiềm linh hạo sảng bạn vương cung.
Dịch nghĩa:
Cây nghìn năm khí lành phảng phất, rễ tình dây duyên quấn quanh miếu điện
Đá một phiến giữa đời thành thật, thiêng ngầm sáng rõ quyến luyến cung vua”
Chúng tôi chú ý nhất là gian cuối cùng của Am nơi có thờ khối đá to bị cụt đầu được khoắc lên mình tấm vải và treo chiếc mũ ở trên, dân gian kể lại rằng khối đá này chính là hiện thân của xác Mỵ Châu trôi từ biển ngược theo dòng sông Hoàng Giang về Cổ Loa để tạ lỗi với vua cha và muôn dân trăm họ nên dân làng lập am thờ phụng.
Khối đá cụt đầu dân gian cho là hòa thân của Mỵ Châu
Cạnh Am Mỵ Châu là chùa Bảo Sơn nên chúng tôi ghé qua chùa Bảo Sơn ngó nghiêng rồi ra cạnh hồ bát nguyệt ăn trưa, thức ăn giản dị chỉ có cơm nắm muối vừng, dưa chuột cùng xúc xích và củ đậu… chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ đủ thứ chuyện trên đời.
Ăn xong mọi người nghỉ ngơi chút rồi tôi cuốc bộ theo đoạn thành nội đi vòng quanh hồ bán nguyệt, vì không có chuyên môn nên tôi chẳng phát hiện ra gì đặc biệt cả. Đuổi kịp thằng Cử chúng tôi đi vào thành trung ở đó đang có đoàn khai quật, hỏi thăm dân làng chúng tôi tìm đến nhà của anh Tuân k56 đang làm dự án nơi đây.
Chúng tôi quay lại dẫn cả đoàn ra thăm hố khai quật ở vòng thành nội, vì năm nhất mọi người đã được đi thực tập nên chẳng ai lại gì công việc khai quật, nhìn hố khai quật cùng vài lời thuyết minh giản dị của anh Tuân tôi thấy hố sâu hơn 3m, xuất hiện 2 lớp đất khác nhau chắc thành được đắp 2 lần vào thời điểm khác nhau. Còn khi ra thành Trung thì tôi thấy hố sâu hơn 4m, phát lộ 4 lớp đất, có lẽ thành này được đắp 4 lớp vào thời điểm khác nhau nên có lớp đất đen ở giữa các lớp đất.
Tại hố khai quật thành nội
Hố khai quật thành ngoại
Sau khi nói chuyện với nhân công khai quật cả đoàn rồi hố và kết thúc hành trình.
Tuy nhiên chúng tôi gồm: Lý Viết Trường, Vàng A Cử, Lê Đình Cường, Đường Xuân Tính vẫn còn nhiệm vụ khác để làm đó là đi tìm hiểu bức tượng trình bằng đất mà tôi đã phát hiện lúc mò mẫm đi giữa xóm Chợ.
Chúng tôi vào tận nhà để hỏi về bức tường, bước vào sân chúng tôi gặp cụ chủ nhà đang sửa xe đạp, cụ nhiệt tình tiếp đón chúng tôi với tấm lòng mến khách. Cụ kể bức tường có từ lâu rồi, từ khi cụ sinh ra đã thấy có rồi. Cụ tên Bảo, năm nay hơn 80 rồi. Kể cho biết làng này ngày xưa toàn nhà trình tường thôi, nhưng giờ người ta phá hết rồi, chẳng ai hiểu giá trị của nó đâu…
Nói về bức tường trình bằng đất
Rồi cụ kể về thành Cổ Loa, về những câu chuyện cụ từng chứng kiến… cụ hẹn chúng tôi lần sau đến cụ sẽ đích thân dẫn chúng tôi đi khảo sát tam vòng thành quách nếu như cụ còn khỏe. Câu chuyện cứ kéo dài mãi nhưng chúng tôi phải về nên đành xin cụ lần sau sẽ lên và nghe cụ kể hẳn 1 ngày về Cổ Loa.
Lúc nãy trên đường đi lang thang khắp làng tôi có nghe tiếng đàn Tính và tiếng Then văng vẳng đâu đây, tôi cố ý kiếm tìm nhưng cứ ngỡ nhà ai mở đài nên thôi chẳng tìm. Nhưng đúng là cái duyên, trên đường rời xóm chúng tôi nghe tiếng hát Then phát ra từ cửa hàng cắt tóc của anh thanh niên, chúng tôi lại ngồi vào hỏi han và biết rằng anh đã từng có thời gian sống ở Việt Bắc, anh rất thích nghe Then.
Anh kể rằng cả ngày anh nghe Then, lúc đó tôi nghe thấy máy anh phát bài: Ai lên Xứ Lạng do NSƯT Bích Hồng hát, dường như anh rất quý chúng tôi, anh chạy vào nhà mang theo trà đá ra mời chúng tôi. Cùng với đó có 3 cụ đang ngồi đó, 3 cụ kể những câu chuyện về thành cổ, nào là chỗ phát hiện trống đồng giờ chính là nơi cột điện đó, nào là nơi phát hiện mũi tên đồng ở ngoài đồng kia… trong câu chuyện của mình các cụ không quên nhắc đến GS Trần Quốc Vượng, các cụ bảo nói chuyện với “Ông Vượng khoái lắm” rồi cụ cũng nhắc đến nhà khảo cổ người Nhật Bản, cụ bảo họ quan tâm đến khảo cổ mình lắm, nhiều người Việt còn chưa ý thức được tầm quan trọng của khảo cổ. Tôi có biết nhà khảo cổ học Nhật Bản các cụ nhắc đến chính là TS. Nishimura Masanari. Tôi chợt nghĩ rằng một con người xa cách đến từ đất nước vốn là kẻ thù của xứ này nhưng với hành động và cống hiến của mình TS Nishimura Masanari đã sống trong tâm trí của người dân Cổ Loa nói riêng và những người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với ông.
Trời chuyển về chiều thời gian cũng đã muộn chúng tôi đành chào các cụ và anh cắt tóc để về, khi về tôi có ý trả tiền thì lập tức anh cắt tóc nói: “Đây là tôi mời các chú, không tiền nong gì hết, lần sau đến đây cứ vào đây uống nước anh sẵn sàng mời mày trà đá miễn phí”. Các cụ cũng nhắc lần sau đến nếu cần cứ nói các cụ sẽ dẫn đi thăm thú các vòng thành.
Chúng tôi rời Cổ Loa về mà trong lòng còn vương vấn, tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của Thày tôi PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán kể về Thày Vượng rằng: “Thày chơi với mọi kiểu người, nói chuyện hợp với nông dân, với thợ cắt tóc… bất cứ ai cụ cũng đều hỏi và khai thác thông tin” qua chuyến đi này tôi càng thấm hiểu hơn. Một anh thợ cắt tóc nhưng lại có thể cho chúng tô rất nhiều thông tin, những người nông dân bản địa chính là kho tàng kiến thức về Cổ Loa, biết khai thác thông tin từ họ thì chúng tôi sẽ học hỏi và sáng tỏ ra nhiều vấn đề.
Đó là những gì tôi thu được sau chuyến đi Cổ Loa này. Trên đường về chúng tôi nói rằng sẽ quay lại để cụ dẫn đi thăm thú Cổ Loa trong thời gian sớm nhất để không phụ cái tình của cụ dành cho chúng tôi.
Đó chính là cái ý nghĩa của chuyến đi này.
Rời Cổ Loa lúc gần 16h, trên đường về tôi mắt tôi cứ nhắm tịt lại, lâu lâu lại ngủ gật, đến khi về nhà lúc 17h hơn tôi đánh một giấc phì phò.
Lý Viết Trường
Hà Nội. 26/10/2014
Nắm cơm chuẩn bị cho bữa trưa
Trong đầu tôi nghĩ đến cái cảnh đi từ thành nội qua thành trung và ra thành ngoại mà thấy lòng phấn khởi nên vội bật dậy đi đánh răng rửa mặt. Xong xuôi mọi việc quay lại phòng thấy anh Tùng và thằng Cường vẫn còn khò khò ngũ, mình lại đặt mình xuống giường để nghĩ cần chuẩn bị những gì thì anh Tùng cũng bật giậy như đã tỉnh từ lâu, tiếp đó mình đánh thức thằng Cường, ông này tối qua mải mê tìm hiểu về Cổ Loa đến đêm muộn mới ngủ nên chắc lười dậy.
Chẳng mấy chốc chúng tôi chuẩn bị xong mọi thứ, nhìn đồng hồ đã điểm 6h kém 15 phút, chúng tôi xách bao tải thức ăn lên xe và bắt đầu hành trình đi Cổ Loa.
Tôi ngồi xe máy cùng thằng Tính còn ông Tùng, Cường, Cử, Hòa, Đồng, Chiến… đi xe đạp để ngắm trời ngắm đất Hà Nội (theo lời ông Cường) còn Hoài, Thùy, Tú thì đi xe máy.
Trên đường đi chúng tôi có dừng lại hỏi mấy bác xe ôm đứng cạnh đường chờ khách về đường đi thành cổ, hỏi ai cũng nhiệt tình trả lời, có lẽ ở Hà Nội muốn hỏi đường thì tốt nhất là hỏi xe ôm, từ lâu rôi đã coi họ là chuyên gia chỉ đường ở hà nội rồi.
Đi được chục phút chúng tôi vượt cầu Thăng Long, đứng trên cầu nhìn xuống sông Hồng và ngắm ánh bình minh trong tiết trời u ám ngày cuối thu thật đẹp làm sao, nó cứ mờ mờ ảo ảo, những vệt sáng xen lẫn mây đen xám xịt.
Sông Hồng nhìn từ cầu Thăng Long
Vừa ra khỏi trung tâm Hà Nội vài km chúng tôi bắt gặp 2 bên đường cánh đồng lúa trơ gốc rạ sau mùa thu hoạch, xa xa bên kia là lũ trâu nhai cỏ trong sương sớm, tôi thấy lạ vì không ngờ ở Hà Nội còn nhiều trâu đến thế. Bên cạnh lũ trâu đen là bầy cò trắng đậu khắp cánh đồng, vẫn còn đó nét quê in đậm trong không gian Hà Nội. Ông Tính chỉ tôi cái lưới bẫy chim trải trên cánh đồng, ông nói ban đêm người ta thả lưới xuống rộng lắm, quê nó cũng có kiểu bẫy này.
Sau vài lần hỏi đường chúng tôi đến xóm chợ, sáng đi sớm chưa ăn gì cộng với việc chúng tôi đi xe máy nên đến sớm hơn mọi người hơn tiếng. Nhìn xung quanh thấy có mấy quán ăn, có quán bán bánh mì, có quán bán trứng vịt lộn, có quán bán cháo bán xôi… nhưng sau khi được các cụ mời và khen quán này ngon nên chúng tôi quyết định ăn bánh cuốn cho bữa sáng.
Quán bánh cuốn cạnh Am Mỵ Châu và BQL di tích Cổ Loa (xóm chợ)
Ngồi vào bàn và gọi 2 bát bánh cuốn, mấy cụ ăn ở đó khen bánh ở đây ngon, chúng tôi cũng chẳng biết ngon hay không nhưng có một sự thật là hai thằng cùng chung động tác: 1 tay gắp bánh, 1 tay đuổi ruồi. Thế nhưng các cụ cứ khen ngon, mà một điều lạ là toàn người gia ăn ở đây, có cụ răng đã rụng hơn nửa hàm, nói tiếng đã không còn rõ… tôi nghĩ chắc đất này người ta sống thọ bởi vì nó là đất linh thiêng, có linh thiêng mới là mảnh đất được An Dương Vương chọn đóng đô. Nghĩ cái này cái nọ rồi đĩa bánh cuốn cũng hết, quả thật chúng tôi nhìn nhau và tự khâm phục bản thân khi ở vào cái hoàn cảnh này mà chúng tôi vẫn ăn được hết đĩa bánh.
Các cụ lão tuổi trên 80 ăn bánh cuốn
Sau khi ăn xong đã là 7h30 phút, chúng tôi vào làm việc với ban quản lý di tích Cổ Loa, sau khoảng 30 phút trao đổi qua lại với người quản lý cùng vài cuộc điện thoại gọi đến và gọi đi chúng tôi được miễn phí thăm quan ở đền Thượng, Am Mỵ Châu và đền An Dương Vương…
Đợi đến hơn 8h thì Hoài, Tú, Thùy đến sau khi đã ăn sáng ở chợ, tiếp tục chờ đến 8h30 phút thì đoàn đi xe đạp tới nơi. Chúng tôi hội quân để phổ biến vài điều BQL di tích nhắc nhở và bắt đầu chuyến hành thăm quan, nơi đầu tiên chúng tôi chọn là Đền Thượng. Ngôi Đền có mặt tiền nhìn ra hồ bán nguyệt và giếng Ngọc, trước cửa có gắn 2 con rồng mập mạp trong tư thế vuốt râu oai hùng, bên trên có khắc 4 chữ hán: TIÊN TỰ ĐỆ NHẤT.
Tiến vào bên trong chúng tôi bắt gặp 2 giếng nước khá nông mà dân gian gọi là 2 viên ngọc, 2 viên ngọc có ý nghĩa phong thủy và tâm linh rất quan trọng đối với ngôi đền.
Hai bên cạnh đền có bãi đất khá cao, chúng tôi đoán đó là đất được lấy từ giếng đắp lên. Bên phải đền có cây đa trăm tuổi trên gò đất nhô cao, bên trái có nhà bia để 5 tấm bia, 1 tấm ở giữa có 4 mặt khắc chữ và 4 tấm nhỏ xung quanh.
Cửa Đền Thượng (4 chữ: Tiên tự đệ nhất)
Sau khi xem xét, chụp ảnh ở Đền Thượng xong chúng tôi ra giếng Ngọc, xung quanh bờ làng hàng cây si rất đẹp, thời tiết hơi oi nên chúng tôi rất thích ngồi bên hồ để ngắm giếng Tiên giữa hồ. Các cụ bảo rằng gọi địa điểm giếng Tiên đúng phải gọi là: “Giếng Tiên nằm giữa hồ hình bán nguyệt”.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại thì giếng Tiên là nơi Trọng Thủy trầm mình tự vẫn vì thương xót vợ…
Rời hồ bán nguyệt cùng giếng Tiên chúng tôi sang chốn thờ tướng Cao Lỗ người sáng tạo ra nỏ liên châu, là tướng tài của An Dương Vương. Nay Cao Lỗ được thờ trong khu quần thể di tích Cổ Loa bên cạnh Am Mỵ Nương. Không gian thờ không rộng bằng đền An Dương Vương và Mỵ Châu nhưng trước cửa có một cái ao và nhiều cây cổ thụ, mặt đền hướng về xóm chợ.
Trước cửa đền thờ Cao Lỗ là tượng vua An Dương Vương cầm nỏ thần trong tư thế đương sẵn sàng, nhìn vào bức hình tôi nghĩ đến tinh thần cảnh giác, có lẽ bức tượng muốn nhắn nhủ rằng dù thời bình hay thời chiến thì lòng cảnh giác hãy phải đề cao để tránh mắc vào lỗi của ngày khia xưa.
Tượng An Dương Vương dương nỏ thần trước đền thờ Cao Lỗ
Sau khi rời đền thờ Cao Lỗ cả đoàn vào thăm Am Mỵ Châu, cánh cửa dẫn vào có cảm giác vắng vẻ đìu hiu, cảnh vật như ảm đạm thay cho nỗi sầu của người công chúa có tội với giang sơn xã tắc: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu/ Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.
Không như một vài đoàn cũng đến lúc này, họ chỉ vào xem lướt qua rồi chụp ảnh qua loa rồi đi… chúng tôi chia nhau ra chép câu đối, hoành phi… bạn Ngọc Châu còn tranh thủ trổ tài dập bia. Sau đó chúng tôi còn tranh luận xem kiến trúc từng phần của ngôi đền thuộc thời nào, con rồng có đặc điểm gì, con ly có hình thù ra sao… rồi văn bia này ý nghĩa gì, câu đối này ý nghĩa ra sao… nhận thấy chúng tôi có chút hiểu biết về lịch sử nên ông Từ coi bia rất thích thú, ông đọc cho chúng tôi nghe tất cả các hoành phi câu đối, song cụ Từ cũng tự nhận rằng cụ chỉ là học thuộc thôi chứ Cụ không biết đọc. Cũng còn nói mỗi năm làng sẽ tiến cử một cụ Từ khác thay phiên nhau lên trông coi đền, về sau trong cuộc nói chuyện với người dân tôi còn biết rằng những người được làng chọn làm cụ Từ phải là người có đức có tài.
Trong Am Mỵ Châu mọi câu đối đều có ý chứng minh cho tấm lòng trong sạch của Mỵ Châu, có lẽ dân gian nơi đây thiên về xu hướng thứ lỗi cho Mỵ Châu hơn là trách cứ.
“Phiên âm:
Thiên cổ thụ giai khí uất thông, duyên đới tình căn hoàn tẩm miếu
Nhất phiến thạch bình sanh trung tín, tiềm linh hạo sảng bạn vương cung.
Dịch nghĩa:
Cây nghìn năm khí lành phảng phất, rễ tình dây duyên quấn quanh miếu điện
Đá một phiến giữa đời thành thật, thiêng ngầm sáng rõ quyến luyến cung vua”
Chúng tôi chú ý nhất là gian cuối cùng của Am nơi có thờ khối đá to bị cụt đầu được khoắc lên mình tấm vải và treo chiếc mũ ở trên, dân gian kể lại rằng khối đá này chính là hiện thân của xác Mỵ Châu trôi từ biển ngược theo dòng sông Hoàng Giang về Cổ Loa để tạ lỗi với vua cha và muôn dân trăm họ nên dân làng lập am thờ phụng.
Khối đá cụt đầu dân gian cho là hòa thân của Mỵ Châu
Cạnh Am Mỵ Châu là chùa Bảo Sơn nên chúng tôi ghé qua chùa Bảo Sơn ngó nghiêng rồi ra cạnh hồ bát nguyệt ăn trưa, thức ăn giản dị chỉ có cơm nắm muối vừng, dưa chuột cùng xúc xích và củ đậu… chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ đủ thứ chuyện trên đời.
Ăn xong mọi người nghỉ ngơi chút rồi tôi cuốc bộ theo đoạn thành nội đi vòng quanh hồ bán nguyệt, vì không có chuyên môn nên tôi chẳng phát hiện ra gì đặc biệt cả. Đuổi kịp thằng Cử chúng tôi đi vào thành trung ở đó đang có đoàn khai quật, hỏi thăm dân làng chúng tôi tìm đến nhà của anh Tuân k56 đang làm dự án nơi đây.
Chúng tôi quay lại dẫn cả đoàn ra thăm hố khai quật ở vòng thành nội, vì năm nhất mọi người đã được đi thực tập nên chẳng ai lại gì công việc khai quật, nhìn hố khai quật cùng vài lời thuyết minh giản dị của anh Tuân tôi thấy hố sâu hơn 3m, xuất hiện 2 lớp đất khác nhau chắc thành được đắp 2 lần vào thời điểm khác nhau. Còn khi ra thành Trung thì tôi thấy hố sâu hơn 4m, phát lộ 4 lớp đất, có lẽ thành này được đắp 4 lớp vào thời điểm khác nhau nên có lớp đất đen ở giữa các lớp đất.
Tại hố khai quật thành nội
Hố khai quật thành ngoại
Sau khi nói chuyện với nhân công khai quật cả đoàn rồi hố và kết thúc hành trình.
Tuy nhiên chúng tôi gồm: Lý Viết Trường, Vàng A Cử, Lê Đình Cường, Đường Xuân Tính vẫn còn nhiệm vụ khác để làm đó là đi tìm hiểu bức tượng trình bằng đất mà tôi đã phát hiện lúc mò mẫm đi giữa xóm Chợ.
Chúng tôi vào tận nhà để hỏi về bức tường, bước vào sân chúng tôi gặp cụ chủ nhà đang sửa xe đạp, cụ nhiệt tình tiếp đón chúng tôi với tấm lòng mến khách. Cụ kể bức tường có từ lâu rồi, từ khi cụ sinh ra đã thấy có rồi. Cụ tên Bảo, năm nay hơn 80 rồi. Kể cho biết làng này ngày xưa toàn nhà trình tường thôi, nhưng giờ người ta phá hết rồi, chẳng ai hiểu giá trị của nó đâu…
Nói về bức tường trình bằng đất
Rồi cụ kể về thành Cổ Loa, về những câu chuyện cụ từng chứng kiến… cụ hẹn chúng tôi lần sau đến cụ sẽ đích thân dẫn chúng tôi đi khảo sát tam vòng thành quách nếu như cụ còn khỏe. Câu chuyện cứ kéo dài mãi nhưng chúng tôi phải về nên đành xin cụ lần sau sẽ lên và nghe cụ kể hẳn 1 ngày về Cổ Loa.
Lúc nãy trên đường đi lang thang khắp làng tôi có nghe tiếng đàn Tính và tiếng Then văng vẳng đâu đây, tôi cố ý kiếm tìm nhưng cứ ngỡ nhà ai mở đài nên thôi chẳng tìm. Nhưng đúng là cái duyên, trên đường rời xóm chúng tôi nghe tiếng hát Then phát ra từ cửa hàng cắt tóc của anh thanh niên, chúng tôi lại ngồi vào hỏi han và biết rằng anh đã từng có thời gian sống ở Việt Bắc, anh rất thích nghe Then.
Anh kể rằng cả ngày anh nghe Then, lúc đó tôi nghe thấy máy anh phát bài: Ai lên Xứ Lạng do NSƯT Bích Hồng hát, dường như anh rất quý chúng tôi, anh chạy vào nhà mang theo trà đá ra mời chúng tôi. Cùng với đó có 3 cụ đang ngồi đó, 3 cụ kể những câu chuyện về thành cổ, nào là chỗ phát hiện trống đồng giờ chính là nơi cột điện đó, nào là nơi phát hiện mũi tên đồng ở ngoài đồng kia… trong câu chuyện của mình các cụ không quên nhắc đến GS Trần Quốc Vượng, các cụ bảo nói chuyện với “Ông Vượng khoái lắm” rồi cụ cũng nhắc đến nhà khảo cổ người Nhật Bản, cụ bảo họ quan tâm đến khảo cổ mình lắm, nhiều người Việt còn chưa ý thức được tầm quan trọng của khảo cổ. Tôi có biết nhà khảo cổ học Nhật Bản các cụ nhắc đến chính là TS. Nishimura Masanari. Tôi chợt nghĩ rằng một con người xa cách đến từ đất nước vốn là kẻ thù của xứ này nhưng với hành động và cống hiến của mình TS Nishimura Masanari đã sống trong tâm trí của người dân Cổ Loa nói riêng và những người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với ông.
Trời chuyển về chiều thời gian cũng đã muộn chúng tôi đành chào các cụ và anh cắt tóc để về, khi về tôi có ý trả tiền thì lập tức anh cắt tóc nói: “Đây là tôi mời các chú, không tiền nong gì hết, lần sau đến đây cứ vào đây uống nước anh sẵn sàng mời mày trà đá miễn phí”. Các cụ cũng nhắc lần sau đến nếu cần cứ nói các cụ sẽ dẫn đi thăm thú các vòng thành.
Chúng tôi rời Cổ Loa về mà trong lòng còn vương vấn, tôi chợt nghĩ đến câu chuyện của Thày tôi PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán kể về Thày Vượng rằng: “Thày chơi với mọi kiểu người, nói chuyện hợp với nông dân, với thợ cắt tóc… bất cứ ai cụ cũng đều hỏi và khai thác thông tin” qua chuyến đi này tôi càng thấm hiểu hơn. Một anh thợ cắt tóc nhưng lại có thể cho chúng tô rất nhiều thông tin, những người nông dân bản địa chính là kho tàng kiến thức về Cổ Loa, biết khai thác thông tin từ họ thì chúng tôi sẽ học hỏi và sáng tỏ ra nhiều vấn đề.
Đó là những gì tôi thu được sau chuyến đi Cổ Loa này. Trên đường về chúng tôi nói rằng sẽ quay lại để cụ dẫn đi thăm thú Cổ Loa trong thời gian sớm nhất để không phụ cái tình của cụ dành cho chúng tôi.
Đó chính là cái ý nghĩa của chuyến đi này.
Rời Cổ Loa lúc gần 16h, trên đường về tôi mắt tôi cứ nhắm tịt lại, lâu lâu lại ngủ gật, đến khi về nhà lúc 17h hơn tôi đánh một giấc phì phò.
Lý Viết Trường
Hà Nội. 26/10/2014